8. Cấu trúc của luận văn
1.5. Quản lý hoạt động ngoại khoá trong dạy học bộ môn tiếng Anh
* Bản chất quản lý hoạt động ngoại khoá tiếng Anh
Quản lý hoạt động ngoại khóa trong dạy học môn tiếng Anh thực chất là những tác động của chủ thể quản lý vào quá trình dạy học ngoại khóa tiếng Anh, là công việc của nhà quản lý đặt ra các mục tiêu, lập kế hoạch, xây dựng các điều kiện, tổ chức, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra giám sát các hoạt động này trong mối quan hệ với hoạt động chính khoá để phát triển đồng đều các kỹ năng trong khung năng lực ngoại ngữ, khắc phục hạn chế về cách phát âm, kỹ năng nghe, nói, nâng cao chất lƣợng học tập môn tiếng Anh của học sinh THPT miền núi, đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực hiện nay tại địa phƣơng, trong nƣớc, trong khu vực cũng nhƣ quốc tế.
* Đặc điểm quản lý hoạt động ngoại khoá tiếng Anh
Hoạt động ngoại khóa trong dạy học môn tiếng Anh là một trong những hoạt động nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục của nhà trƣờng, đặc biệt là một trƣờng miền núi, do đó việc quản lý hoạt động ngoại khóa bộ môn này vừa phải phù hợp với quản lý giáo dục nói chung, vừa phải mang tính đặc thù của môn học và đặc điểm vùng miền. Xuất phát từ yêu cầu trên, quản lý hoạt động ngoại khóa trong dạy học môn tiếng Anh có những đặc điểm sau:
Quản lý hoạt động ngoại khóa trong dạy học môn tiếng Anh cũng mang tính chất quản lý hành chính sƣ phạm: Quản lý theo pháp luật, theo những nội qui, quy định, theo nội dung chƣơng trình chính khóa có tính bắt buộc. Đồng thời việc quản lý phải tuân thủ các qui luật của quá trình dạy học, giáo dục diễn ra trong môi trƣờng sƣ phạm, lấy hoạt động và quan hệ dạy - học của thầy và trò làm đối tƣợng quản lý.
Quản lý hoạt động ngoại khóa trong dạy học môn tiếng Anh đòi hỏi phải có sự tƣ duy, sáng tạo đổi mới thƣờng xuyên nhằm kích thích, thu hút thầy và trò tham gia hoạt động.
Quản lý hoạt động ngoại khóa trong dạy học môn tiếng Anh có tính xã hội hóa cao, cần phải khai thác có hiệu quả các mối quan hệ giữa các tổ chức bộ phận trong nhà trƣờng và ngoài xã hội.
*Một số hình thức ngoại khoá trong dạy học bộ môn tiếng Anh
Tổ ngoại khóa tiếng Anh
Học sinh tự nguyện đăng ký vào khác tổ nhóm ngoại khóa dựa trên tiêu chí năng lực học tập, mức độ thuần thục các kỹ năng do học sinh tự xác định hoặc do giáo viên khảo sát chất lƣợng học sinh và định hƣớng cho học sinh đăng ký. Tổ ngoại khóa chia theo các trình độ, năng lực ngoại ngữ của học sinh, từ cấp độ làm quen, cơ bản cho đến thuần thục. Nội dung hoạt động ngoại khóa dƣới dạng tổ chức các trò chơi luyện âm, từ vựng, ngữ pháp, các bài tập nhỏ, các tình huống hội thoại, phát huy khả năng học tập theo nhóm, học tập hợp tác, học tập dự án của học sinh.
Câu lạc bộ tiếng Anh
Mục đích của các câu lạc bộ tiếng Anh là nhằm xây dựng môi trƣờng tiếng để học sinh có thể sử dụng tiếng Anh và thực hành những kỹ năng ngôn ngữ đƣợc học một cách tự nhiên và hào hứng. Câu lạc bộ tiếng Anh tổ chức các hoạt động học tập, rèn luyện, bồi dƣỡng, vui chơi lành mạnh, giao lƣu văn hoá văn nghệ, tổ chức các cuộc thi, các ngày hội văn hoá liên quan
tới tiếng Anh. Qua đó học sinh sẽ có cơ hội đƣợc tham gia vào một sân chơi sôi nổi, bổ ích và lí thú.
Góc tiếng Anh
Học sinh chia nhóm để trang trí góc theo chủ điểm các tuần. Trang trí góc tiếng Anh theo phƣơng thức dùng các hình vẽ, đề can trên có chú thích bằng tiếng Anh theo chủ điểm. Việc tạo ra một không gian tiếng Anh ngay trong lớp học sẽ thu hút sự chú ý của học sinh về các chủ đề, chủ điểm tiếng Anh mà các em đã đƣợc học qua hoặc sẽ học.
Ngoại khoá dã ngoại, thăm quan
Theo Hán ngữ, "Dã" là đồng nội, hoang sơ ; "Ngoại" là ngoài. Dã ngoại thích hợp với các hoạt động của Thanh Niên, làm cho thanh niên hứng thú và tò mò nghiên cứu, khám phá thực tế. Học sinh tham gia vào hoạt động dã ngoại sẽ thỏa mãn các yêu cầu thuộc về giải trí tinh thần: thƣởng ngoạn vẻ đẹp hùng vĩ hoang dã , thơ mộng của cảnh vật thiên nhiên ; tìm tòi những điều mới lạ , sống gần với tự nhiên để có đƣợc những cảm xúc dạt dào, thƣ thái tâm hồn, với một thể chất đƣợc tập luyện và tái bồi dƣỡng bằng không khí trong lành. Với không gian thiên nhiên đó giáo viên sẽ tổ chức những hoạt động học tập, ôn luyện tiếng Anh cho phù hợp, chọn những địa điểm, môi trƣờng học sinh có thể trực tiếp giao lƣu với ngƣời nƣớc ngoài nói tiếng Anh để học sinh có thể thoải mái thực hành kỹ năng nghe, nói mà không phải chịu sự gò bó bắt buộc bởi những quy định, đánh giá, cho điểm. Ðặc biệt dã ngoại phát triển tinh thần cộng đồng giúp mọi thành viên chia sẻ, gắn bó và gần nhau hơn. Học sinh phải viết thu hoạch sau khi tham gia
Ngoại khoá trại hè
Trại hè là hình thức tập trung tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí kết hợp với học tập dành cho thanh thiếu nhi trong dịp nghỉ hè.
Ngoại khóa văn nghệ
Hoạt động ngoại khóa văn nghệ dƣới hình thức dạ hội, festival, hội thi là hoạt động vui chơi, lồng ghép với học tiếng Anh nhƣ; thi hát tiếng Anh,
thi đóng kịch nhân dịp Noel, Teacher’s day, National day, Haloween festival, trò chơi nhƣ Tam sao thất bản, nghe bài hát đoán tên, đoán nội dung. Qua hoạt động giúp các em tìm hiểu thêm về kiến thức địa lý, xã hội, đặc biệt là nền văn hóa Anh hay các nƣớc nói tiếng Anh, hoạt động này giúp học sinh hứng thú hơn, yêu thích môn học hơn, rèn luyện các kỹ năng khi tham gia hoạt động tập thể, đặc biệt là tự tin hơn trong kỹ năng ứng xử, giao tiếp đối với những học sinh miền núi.
*Vai trò của giáo viên trong việc tổ chức hoạt động ngoại khóa
Trong hoạt động ngoại khoá môn tiếng Anh, ngƣời giáo viên có một vai trò không nhỏ:
Đối với giáo viên chủ nhiệm:
Thực hiện vai trò ngƣời quản lý, nắm bắt tình hình đặc điểm ý thức, thái độ, tâm tƣ nguyện vọng của học sinh. Từ đó động viên khích lệ học sinh, nhằm huy động tối đa số học sinh tham gia và ủng hộ hoạt động, phối hợp với giáo viên bộ môn đánh giá việc tham gia hoạt động của học sinh.
Đối với giáo viên bộ môn tiếng Anh:
Trƣớc hết ngƣời giáo viên giúp cho các em nắm đƣợc ý nghĩa, tác dụng của hoạt động ngoại khoá tiếng Anh, tạo cho các em có cơ hội để rèn luyện, thể hiện hết khả năng tiếng Anh của mình trong quá trình học tập. Giáo viên là ngƣời hƣớng dẫn các em chủ động tham gia các nội dung trong buổi ngoại khóa.
Giáo viên là ngƣời chỉ đạo, là trọng tài đánh giá kết quả hoạt động ngoại khoá, uốn nắn những sai lệch, động viên, khích lệ những sáng tạo và hình thành cho các em thói quen, say mê học tiếng. Các kỹ năng Nghe - nói - đọc - viết dần đƣợc hình thành và từng bƣớc phát triển.
Trên cơ sở kiến thức chính khoá, ngƣời giáo viên sẽ có dịp mở rộng vốn kiến thức, sự hiểu biết, cập nhật những kiến thức cần thiết để củng cố, phát triển những kỹ năng thực hành tiếng của học sinh. Hệ thống kiến thức
ngữ pháp của các em nhờ đó sẽ đƣợc ghi nhớ theo lô gíc chặt chẽ, đƣợc khắc sâu.
* Vai trò của các tổ chức đoàn thể trong việc tổ chức hoạt động ngoại khoá môn tiếng Anh:
Các tổ chức đoàn thể trong nhà trƣờng dƣới sự chỉ đạo của nhà quản lý, bám sát kế hoạch, kết hợp, phối hợp chặt chẽ với tổ nhóm bộ môn giúp giáo viên tiếng Anh triển khai có hiệu quả hoạt động này.
* Vai trò của nhà quản lý trong việc tổ chức hoạt động ngoại khoá môn tiếng Anh
Trong hoạt động ngoại khoá môn tiếng Anh, nhà quản lý mà quan trong nhất là ngƣời hiệu trƣởng giữ vai trò quyết định. Hoạt động này có đƣợc duy trì đều đặn, có đạt đƣợc kết quả nhƣ mong muốn hay không là phụ thuộc rất lớn vào sự chỉ đạo từ phía ngƣời hiệu trƣởng kiểm tra đánh giá, nhắc nhở thƣờng xuyên thì hoạt động ngoại khoá mới đi vào nề nếp và ngƣợc lại.
Muốn vậy nó đòi hỏi trƣớc hết ở ngƣời hiệu trƣởng phải nhận thức đúng về vị trí, tầm quan trọng của công tác ngoại khoá tiếng Anh trong nhà trƣờng. Có nhận thức đƣợc vấn đề này, ngƣời hiệu trƣởng mới thấy đƣợc tính cấp thiết của việc cần tổ chức các buổi hoạt động ngoại khoá cho học sinh. Ngƣời hiệu trƣởng phải nắm đƣợc và thông suốt, xác định đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng của năm học.
Khi đã hiểu đƣợc vị trí, vai trò và tác dụng của hoạt động ngoại khoá đặc biệt là hoạt động ngoại khóa môn tiếng Anh, hiệu trƣởng sẽ lên kế hoạch năm học, đƣa hoạt động này vào kế hoạch và chỉ đạo cho các tổ nhóm chuyên môn cùng tổ chức thực hiện. Hiệu trƣởng chỉ đạo việc thực hiện, kiểm tra, đánh giá tính hiệu quả của hoạt động ngoại khoá, tiến hành rút kinh nghiệm để hoạt động này đi vào nề nếp và thành sinh hoạt thƣờng kỳ trong nhà trƣờng trung học phổ thông.
Chất lƣợng chuyên môn bộ môn tiếng Anh sẽ đƣợc nâng lên một phần không nhỏ từ chính hoạt động ngoại khoá. Bởi thế ngƣời hiệu trƣởng trong nhà trƣờng phải có kế hoạch cụ thể, giao cho ngƣời phụ trách, dự trù các hoạt động chính trong kỳ, trong năm, hoàn toàn chủ động, tổ chuyên môn trực tiếp chỉ đạo và điều hành hoạt động này và có trách nhiệm cáo cáo định kỳ theo quy định, có kết quả khảo sát chất lƣợng, kết quả thăm dò ý kiến kèm theo.
Hiệu trƣởng là ngƣời chỉ huy, tạo các điều kiện để tổ chức tốt hoạt động ngoại khoá và cũng là ngƣời kiểm tra giám sát, đánh giá chất lƣợng của hoạt động này.
Tiểu kết chƣơng 1
Hoạt động ngoại khoá bộ môn tiếng Anh là một bộ phận của hoạt động ngoài giờ lên lớp góp phần làm cho quá trình giáo dục ở nhà trƣờng thêm phong phú, toàn diện. Tính chất nhiều hình, nhiều vẻ của hoạt động ngoại khoá giúp việc học tập của học sinh, đặc biệt là học sinh miền núi thêm phong phú, bổ ích và hứng thú, giúp học sinh tự tin hơn khi học môn học mà đƣợc các em coi là môn học khó nhất này, khi tự tin thì các em sẽ tích cực, mạnh dạn hơn trong các giờ học chính khóa. Những kiến thức mà học sinh thu nhận đƣợc trong quá trình hoạt động ngoại khoá thƣờng sâu sắc và khó quên. Vì những lý do đó mà chúng ta không thể xem nhẹ hoạt động ngoại khoá bộ môn và ngoại khóa tiếng Anh trong nhà trƣờng. Muốn hoạt động ngoại khoá bộ môn này trở thành một hoạt động giáo dục thƣờng xuyên và đạt kết quả tốt, hơn ai hết, ngƣời giáo viên và nhà quản lý phải ý thức đƣợc rằng tổ chức hoạt động ngoại khoá là một phần, một bộ phận hữu cơ và không thể thiếu đƣợc trong công tác giảng dạy bộ môn tiếng Anh và đặc biệt là đối với học sinh miền núi, nơi mà tiếng Anh đƣợc coi nhƣ là một “ ngoại ngữ 2”. Các biện pháp quản lí của hiệu trƣởng quyết định chất lƣợng của hoạt động ngoại khoá. Ngƣời hiệu trƣởng phải nghiên cứu kỹ, tham khảo các vấn đề liên quan, cần sự trợ giúp của tổ trƣởng bộ môn, các giáo viên cốt cán môn tiếng Anh, chuyên viên của Sở GD&ĐT và có kế hoạch với các hình thức tổ chức, phối hợp, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá thƣờng xuyên để ngƣời giáo viên và học sinh thực hiện thành công nhiệm vụ mà ngoại khoá đề ra. Hiệu trƣởng cần chú trọng quản lí toàn diện mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp, hình thức tổ chức hoạt động ngoại khoá, đặc biệt là chất lƣợng của nó, gắn kết với chất lƣợng giáo dục chính khoá để không ngừng nâng cao chất lƣợng môn tiếng Anh ở trƣờng miền núi nói riêng và chất lƣợng giáo dục của nhà trƣờng nói chung.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA TRONG DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH Ở TRƢỜNG THPT MIỀN NÚI
HUYỆN VÕ NHAI, TỈNH THÁI NGUYÊN
2.1. Vài nét về học sinh miền núi và giáo dục huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên