8. Cấu trúc của luận văn
2.2.2.3. Thực trạng hoạt động học tiếng Anh của học sinh THPT miền núi
núi
Học sinh bị rỗng kiến thức từ cấp dƣới, học sinh đƣợc học tiếng Anh hệ 7 năm nhƣng có những học sinh lớp 10 chƣa đọc đƣợc hết bảng chữ cái bằng Tiếng Anh. Do đầu cấp tuyển vào đã yếu phần đông bản thân học sinh có cố gắng nhƣng trong thời gian ngắn của năm lớp 10 học sinh không đủ thời gian bổ sung lƣợng từ vựng và rèn luyện ngữ pháp đáp ứng 4 kĩ năng trong 1 tiết học ngoại ngữ.
Học sinh thụ động trong tham gia hoạt động học tập tiếng Anh trên lớp, do tâm lý e dè, sợ sai, do những quy định chặt chẽ về đánh giá, xếp loại. Học sinh chủ yếu quan tâm rèn luyện kỹ năng đọc, viết tiếng Anh hay tình trạng học, dạy và ra đề dƣờng nhƣ đều chỉ nhằm vào việc kiểm tra "ngữ
pháp", với mục đích phục vụ kỳ thi tốt nghiệp, hai kỹ năng còn lại ít đƣợc
quan tâm do thời gian học tập chính khóa có hạn mà nội dung chƣơng trình dài.
Một bộ phận không nhỏ học sinh thiếu sự quản lý chặt chẽ từ phụ huynh học sinh do điều kiện hoàn cảnh nên các em dễ bị cám dỗ của xã hội bên ngoài, mải chơi, không quan tâm đến việc học tập, không chuẩn bị về lƣợng từ vựng và ngữ pháp cần thiết trƣớc khi tham gia học tập tại trƣờng.
2.2.2.4. Thực trạng các điều kiện tổ chức hoạt động ngoại khoá bộ môn tiếng Anh
Điều kiện về thời gian và chủ trương đường lối
Trong biên chế năm học, Bộ Giáo dục - Đào tạo quy định rõ ngoài 37 tuần thực học, còn lại dành cho các hoạt động khác. Trong quy định về
khung phân phối chƣơng trình các bộ môn Bộ Giáo dục - Đào tạo còn nhấn mạnh “ Tăng cƣờng tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp, nhằm hỗ trợ, đảm bảo sự linh hoạt về hình thức dạy học và kiểm tra đánh giá, rèn luyện năng lực, kĩ năng hoạt động xã hội của học sinh”, coi đó là một trong những biện pháp để đẩy mạnh chất lƣợng giáo dục. Từ chủ trƣơng lớn đó của Bộ, lãnh đạo Sở giáo dục và các nhà trƣờng cũng đã tạo điều kiện để các tổ, nhóm chuyên môn có thời gian hoạt động ngoại khoá. Khi trao đổi với chúng tôi, lãnh đạo các nhà trƣờng đều nói: Một tháng nhà trƣờng dành cho 02 buổi để sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn. Ngoài ra nhà trƣờng khuyến khích hình thức tổ ngoại khoá bộ môn, khuyến khích hình thức này hàng tuần, có thể lồng ghép tổ chức HĐNK. Còn hình thức ngoại khóa mang tính quần chúng thì hạn chế hơn. Các hình thức sinh hoạt quần chúng thƣờng đƣợc kết hợp vào những ngày lễ lớn; những dịp lễ kỷ niệm. Mặc dù về chủ trƣơng định hƣớng của các cấp quản lý về việc dành thời gian cho hoạt động ngoại khóa nói chung, hoạt động ngoại khóa tiếng Anh nói riêng. Tuy nhiên trên thực tế việc dành nhiều thời gian cho hoạt động ngoại khóa tiếng Anh ở các trƣờng THPT miền núi là rất khó vì thời lƣợng của các môn học, các hoạt động khác và đặc biệt việc phụ đạo cho học sinh chiếm khoảng thời gian lớn trong tuần học ( tổng các tiết học bắt buộc của khối 11/1 tuần là 35 tiết).
Điều kiện về địa điểm:
Điều kiện về địa điểm tuỳ thuộc vào cơ sở vật chất nhà trƣờng và khả năng về tài chính của nhà trƣờng đƣợc thể hiện trong kế hoạch.
Có trƣờng sân chơi bãi tập tốt, cảnh quan sƣ phạm sạch đẹp đủ phòng chức năng, phòng bộ môn thì đó là điều kiện lý tƣởng cho hoạt động ngoại khoá, tuy nhiên cũng có trƣờng cơ sở vật chất còn khó khăn ảnh hƣởng không nhỏ tới tổ chức hoạt động. Nhà quản lý cho biết, họ đã có kế hoạch cụ thể, từng vị trí đƣợc sử dụng đã giao cho các bộ phận chức năng đảm nhiệm theo đúng kế hoạch. Phòng nhà tập đa chức năng và khu sân bãi dành cho
những hoạt động ngoại khoá có nhiều lớp, nhiều học sinh tham gia cùng lúc. Phòng bộ môn dành cho tổ ngoại khoá bộ môn. Muốn đƣa học sinh đi tham quan, đi thực tế không phải lúc nào cũng có thể tiến hành. ( Do số học sinh đông lại lệ thuộc vào địa điểm đến tham quan ở xa, khí hậu, thời tiết).
Điều kiện về tài chính:
Hiểu rõ về vai trò và tầm quan trọng của hoạt động ngoại khoá trong việc nâng cao kết quả học tập cho học sinh miền núi, trong những năm gần đây, lãnh đạo các nhà trƣờng không chỉ dành thời gian, quan tâm chỉ đạo các HĐNK mà còn luôn ủng hộ và tạo điều kiện về kinh phí cho hoạt động này. Tuy nhiên, việc tổ chức HĐNK ở các nhà trƣờng còn ít, chƣa mang tính chất thƣờng xuyên, nguồn kinh phí đƣợc lấy từ các nguồn ngân sách hạn chế nên việc tổ chức hoạt động ngoại khóa chƣa thật phong phú, phù hợp với quy mô.
Thực hiện tự chủ về tài chính, căn cứ vào dự toán ngân sách đƣợc giao hàng năm, hiệu trƣởng lập kế hoạch sử dụng ngân sách, kế hoạch chi tiêu nội bộ để chi cho hợp lý. Hầu hết các kế hoạch đƣợc bộ phận có chức năng soạn thảo trƣớc khi có hội nghị công nhân viên chức của trƣờng. Tại hội nghị, những kế hoạch lớn của nhà trƣờng đƣợc thông qua, các hoạt động ngoài giờ lên lớp nói chung ngoại khoá tiếng Anh nói riêng cũng đƣợc đóng góp ý kiến, thông qua.
Tuy nhiên, trong các hình thức HĐNK tiếng Anh trong các nhà trƣờng, không phải tất cả đều có điều kiện để đƣợc tổ chức một cách thuận lợi, dễ dàng. Trong hoàn cảnh hiện nay đặc biệt là 1, 2 năm gần đây, tình hình lạm phát gia tăng, giá cả đắt đỏ, kèm với việc tiết kiệm, cắt giảm ngân sách khi phân bổ, sự mâu thuẫn giữa yêu cầu phát triển giáo dục ngày càng tăng và sự hạn chế của tài chính khiến các nhà trƣờng gặp không ít khó khăn khi tổ chức hoạt động ngoại khoá này với các hình thức nhƣ thăm quan, học tập thực tế, dã ngoại, dạ hội, văn nghệ quy mô lớn...
Nguồn ngân sách đầu tƣ cho giáo dục hiện nay mới chỉ chủ yếu phục vụ để chi trả lƣơng cho cán bộ giáo viên (Khoảng 80%), phần còn lại để chi cho cơ sở vật chất và các hoạt động giáo dục khác, các bộ môn khác. Nguồn ngân sách đƣợc phép chi còn hạn chế, sự hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân không nhiều nên hoạt động ngoại khoá chỉ khi cần thiết mới đƣợc chi.
Điều kiện về cơ sở vật chất:
Mặc dù ở một huyện vùng cao, còn nhiều khó khăn, nhƣng đƣợc sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc, của các cấp chính quyền, cả 3 trƣờng THPT trên địa bàn huyện đều đƣợc đầu tƣ cơ sở vật chất tƣơng đối khang trang và đầy đủ: Có đầy đủ phòng học cho học sinh là những dãy nhà cao tầng kiên cố, có đủ ánh sáng, thoáng mát, có khuôn viên xanh, sạch, đẹp ... Tuy nhiên, hầu hết các trƣờng vẫn còn thiếu thốn, khó khăn nhất định về cơ sở vật chất theo yêu cầu về chuyên môn dạy học nhƣ: không có phòng học tiếng, các thiết bị khác chất lƣợng thấp, cũ hỏng không đảm bảo. Với hoạt động ngoại khoá bộ môn, cơ sở vật chất là một yếu tố rất quan trọng, ảnh hƣởng trực tiếp đến kết quả của hoạt động này. Thực tế quan sát, tìm hiểu ở các trƣờng cho thấy, mỗi lần tổ chức hoạt động ngoại khoá bộ môn, nó đòi hỏi ở ngƣời giáo viên và nhà quản lý một sự đầu tƣ bổ sung không nhỏ. Sự vênh nhau giữa một bên là tri thức ngày càng hiện đại với một bên là cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu đã gây không ít khó khăn cho hoạt động ngoại khoá. Nhiều khi nhà quản lý và ngƣời tổ chức nếu nhƣ không có sự xâu chuỗi các yếu tố về cơ sở vật chất ảnh hƣởng qua lại tác động lẫn nhau, không lƣờng trƣớc tất cả những khó khăn thì mục tiêu đặt ra của hoạt động ngoại khoá bộ môn khó có thể đạt đƣợc. Xin nêu một ví dụ: Một chƣơng trình ngoại khóa quy mô lớn với chủ đề “ Tiếng Anh và âm nhạc”, nếu không có hệ thống âm thanh loa đài, điện đảm bảo thì sẽ ảnh hƣởng không nhỏ tới hiệu quả của hoạt động.
2.2.2.5 Hiệu trưởng hướng dẫn thực hiện hoạt động ngoại khoá tiếng Anh
Tuỳ theo đặc thù của buổi ngoại khoá là ngoại khoá tổ bộ môn hay là những hình thức tổ chức có tính quần chúng mà hiệu trƣởng có những biện pháp hƣớng dẫn thực hiện cho phù hợp.
Thông thƣờng các hiệu trƣởng hƣớng dẫn ngoại khoá tiếng Anh theo các bƣớc sau:
Bước 1: Lập kế hoạch báo cáo chi tiết cho nhà quản lý nắm đƣợc. + Hình thức tổ chức
+ Thời gian tiến hành + Địa điểm tổ chức + Ngƣời đảm nhiệm + Ngƣời hỗ trợ phục vụ
+ Đối tƣợng tham gia(sở thích, hứng thú ) + Cơ sở vật chất, tài chính cần cho hoạt động
Bước 2 : Tiến hành chuẩn bị rồi làm thử ( Có đề xuất bổ sung nếu thấy cần )
Bước 3 : Tổ chức thực hiện
Bước 4: Đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm
Mỗi buổi ngoại khoá sau khi tiến hành xong cần phải đánh giá, đối chiếu với mục tiêu đề ra, xem xét mức độ đã đạt đƣợc, phân tích nguyên nhân.
Bước 5: Cần gắn với thi đua.
Tuy nhiên không phải bất kỳ buổi ngoại khoá nào cũng đƣợc làm bài bản. Có ý kiến giáo viên cho rằng khi tổ chức hoạt động ngoại khoá có nơi lãnh đạo nhà trƣờng phó mặc cho giáo viên và nhóm chuyên môn, ít khi hƣớng dẫn họ.
2.3. Thực trạng tổ chức hoạt động ngoại khoá bộ môn 2.3.1. Khái quát chung
Hoạt động ngoại khoá môn tiếng Anh trong nhà trƣờng hiện nay đa dạng về hình thức và phong phú về nội dung, diễn ra trong suốt cả năm học.
Có nhiều đối tƣợng tham gia Hoạt động ngoại khóa bộ môn: cán bộ chỉ đạo, giáo viên tổ chức, hƣớng dẫn và học sinh thực hiện.
Có thể thấy thực trạng tổ chức các hoạt động ngoại khoá bộ môn qua bảng sau:
Bảng 2. 8 - Mức độ tiến hành các hoạt động ngoại khoá
Hoạt động Mức độ tiến hành (TL%)
Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ
Ngoại khoá cho môn học 8,4 91,6
Tổ ngoại khoá theo chủ đề, chủ điểm 91
Tham quan, đi thực tế 83
Các cuộc thi 91
Câu lạc bộ 65
Xem và biểu diễn văn nghệ 98
Số lần tổ chức, học sinh tham gia và các hình thức tổ chức ngoại khoá trong một học kỳ năm học 2010-2011 tại các trƣờng nhƣ sau:
Bảng 2. 9 - Số lần tổ chức tổ ngoại khoá bộ môn
Môn
Khối 10 Khối 11 Khối 12
Võ Nhai Hoàng Quốc Việt Trần Phú Võ Nhai Hoàng Quốc Việt Trần Phú Võ Nhai Hoàng Quốc Việt Trần Phú Tiếng Anh 3 3 2 5 3 2 2 2 1
Bảng 2.10 - Hình thức tổ chức có tính quần chúng và số học sinh tham gia
Hình thức THPT Võ Nhai
THPT Hoàng Quốc
Việt THPT Trần Phú
Số lần học sinh Số lần học sinh Số lần Học sinh
Thăm quan 1 125 1 50 1 35
Cuộc thi kiến thức 2 850 2 739 2 457
2.3.2. Đánh giá cụ thể thực trạng tổ chức một số hình thức hoạt động ngoại khoá tiếng Anh ngoại khoá tiếng Anh
Trong nhà trƣờng hiện nay, các hoạt động ngoại khoá chƣa thực sự đƣợc chú trọng, việc tổ chức các hoạt động này phần lớn còn tùy tiện, tuỳ hứng, chƣa có kế hoạch cụ thể, cũng chƣa đƣợc đánh giá rút kinh nghiệm một cách nghiêm túc.
Nguyên nhân:
Ban Giám Hiệu các trƣờng phần lớn chỉ tập trung cho giờ học chính khoá và quan niệm ngoại khoá chỉ là vui chơi, giải trí nên không chú trọng, ai làm cũng đƣợc, không làm cũng chẳng sao.
Tổ chức ngoại khoá cần phải có kinh phí mà nguồn kinh phí này không có.
Hoạt động ngoại khoá chƣa có một kế hoạch, chƣơng trình hƣớng dẫn chung cho các trƣờng phổ thông nên không có định hƣớng cụ thể, các trƣờng tự biên tự diễn. Tuy nhiên, một số trƣờng cũng đã chú ý tới hoạt động này, họ tổ chức khá tốt và có hiệu quả.
Tổ, nhóm ngoại khoá bộ môn.
Hình thức này đƣợc tổ chức thƣờng xuyên, đƣợc tổ chức theo khối hoặc lớp học sinh với quy mô và số ngƣời ít, thƣờng đƣợc tổ chức với 01 chủ đề cụ thể theo chủ điểm của chƣơng trình chính khóa. Tổ trƣởng chuyên môn có sự phân công công việc cho từng thành viên theo nhóm dạy khối, lớp.
Trong quá trình tiến hành tổ ngoại khoá bộ môn, giáo viên củng cố,
khắc sâu kiến thức, giải đáp thắc mắc cho các em. Hình thức này nhìn chung không tiêu tốn kinh phí nhiều trong mua sắm thiết bị, cơ sở vật chất, nhƣng lại đòi hỏi ở giáo viên một trình độ chuyên môn tốt. Trên 70% ý kiến đƣợc hỏi cho rằng giáo viên bộ môn giỏi là ngƣời quan trọng nhất trong hoạt động
này. Sự chuẩn bị tốt về chuyên môn có tính quyết định tới thành công của buổi ngoại khoá.
Tổ ngoại khoá bộ môn là một hoạt động chuyên môn có chiều sâu. Trong các yếu tố tạo nên sự thành công của hoạt động này thì giáo viên giỏi về chuyên môn giữ vị trí số một.
Khi tham gia hình thức tổ ngoại khoá bộ môn, học sinh thƣờng có ý thức tốt trong công tác chuẩn bị. Các em tích cực tìm tòi, nắm bắt kiến thức. Do đó các em thƣờng biết lắng nghe theo sự chỉ bảo của các thầy cô giáo.
Những hoạt động ngoại khóa có tính quần chúng.
Hình thức này đòi hỏi ngƣời tổ chức phải có sự chuẩn bị nhiều về các mặt: thời gian, địa điểm, cơ sở vật chất, tài chính... So với tổ ngoại khoá bộ môn thì những hoạt động ngoại khoá có tính quần chúng tốn kém hơn nhiều vì ngƣời chỉ đạo thƣờng phải huy động một số đông cán bộ, giáo viên cùng tham gia, thành lập ban tổ chức. Hình thức này không đƣợc tổ chức một cách thƣờng xuyên ở các nhà trƣờng mà thƣờng gắn vào các dịp lễ lớn trong năm nhƣ 20/11, 24/12, 26/3...
Các hoạt động ngoại khoá có tính quần chúng thực sự đƣa học sinh đến với thực tế bằng hình ảnh, bằng tác phẩm, bằng con ngƣời thật, làm cho bộ môn tiếng Anh trở nên thú vị, sinh động hơn, góp phần nâng cao trình độ kiến thức và kỹ năng thực hành cho học sinh. Tổ chuyên môn ngoại ngữ kết hợp với đoàn thanh niên tiến hành các hoạt động ngoại khoá có tính quần chúng dƣới dạng: Biểu diễn văn nghệ, câu lạc bộ, nói chuyện chuyên đề, thăm quan...
2.4. Kết quả tổ chức hoạt động ngoại khoá tiếng Anh
Hoạt động ngoại khoá tiếng Anh giúp học sinh hứng thú hơn với việc học tập chính khoá. Hoạt động ngoại khóa nhằm nâng cao trình độ tiếng Anh, tạo sân chơi lành mạnh, kích thích tinh thần học tập của học sinh; nâng cao ý thức của các em về tầm quan trọng của tiếng Anh trong giai đoạn hiện
nay, đồng thời rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh THPT, đặc biệt là học sinh miền núi.
Bảng 2.11. Hứng thú của học sinh đối với các hình thức hoạt động ngoại khoá bộ môn tiếng Anh
Hoạt động ngoại khoá Mức độ (Tỷ lệ %)
Rất hứng
thú Hứng thú ít hứng
thú
Không hứng thú
Ngoại khoá bộ môn 77,5 22,5
Ngoại khoá theo chủ điểm (Về con ngƣời, nhà trƣờng, công nghệ thông tin…)
16 67,8 16,2
Đi thăm quan, thực tế 31 69
Các cuộc thi có tính tổng hợp (Trò
chơi, thi hát, hùng biện…) 78,5 15,5 6
Xem và biều diễn văn nghệ (Hát, đóng
kịch…) 81,3 18,7
Hầu hết các giáo viên đều cho rằng các em thích đƣợc tham gia hoạt động ngoại khoá, nếu đƣợc tổ chức tốt sẽ là môi trƣờng thuận lợi để các em đƣợc củng cố, mở rộng, nâng cao kiến thức, xây dựng một tập thể đoàn kết, là nhịp cầu để thầy trò xích lại gần nhau hơn. Thông qua hoạt động đƣợc xem, đƣợc trực tiếp tham gia các em thấy yêu thích bộ môn tiếng Anh hơn,