8. Cấu trúc của luận văn
3.2.5. Biện pháp 5: Tổ chức đa dạng hình thức ngoại khóa tiếng Anh và kết
kết hợp với các bộ môn
Với tổ ngoại khoá bộ môn, đó là hình thức tổ chức đặc thù có tính độc lập. Song với những hình thức hoạt động có tính quần chúng, ngƣời tổ chức có thể kết hợp để vừa tận dụng thời gian, vừa phát huy đƣợc thế mạnh trong việc mở rộng sự hiểu biết cho học sinh, lại tránh đƣợc sự nhàm chán đơn điệu.
* Mục tiêu của biện pháp:
Nhằm tránh sự nhàm chán, đơn điệu và lại tƣơng tự nhƣ hoạt động dạy chính khóa. Tận dụng mọi lục, mọi nơi, mọi điều kiện để dạy và học tiếng Anh, sử dụng tiếng Anh, để việc học tiếng Anh không còn là quá khó, là xa lạ với học sinh miền núi.
Tổ chức thực hiện kết hợp các hoạt động ngoại khoá giữa môn tiếng Anh và các bộ môn khác tạo ra sự đa dạng sinh động cho hình thức tổ chức, đáp ứng đƣợc khát vọng mở rộng hiểu biết của học sinh về nhiều lĩnh vực : Tự nhiên - Xã hội - Tƣ duy. Những tri thức này trong thực tế nhiều khi lại liên kết với nhau, bởi thế trong quá trình học tập, giáo viên cần tạo cho học sinh có thói quen giải quyết những vấn đề tổng hợp một cách linh hoạt.
* Nội dung và cách thực hiện:
Sử dụng kết hợp các hình thức ngoại khóa nhƣ: Tổ ngoại khóa, góc tiếng Anh, Câu lạc bộ tiếng Anh. Đa dạng hóa các nội dung trong các hình thức ngoại khóa.
VD: Tổ ngoại khóa theo chủ đề chủ điểm, rèn luyện các kỹ năng, về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp…thông qua các trò chơi, games show nhỏ, tình huống hội thoại ngắn làm cho buổi ngoại khóa trở nên nhẹ nhàng thoải mái hơn.
Tổ chức luân phiên các hình thức: Trại hè tiếng Anh, thăm quan dã ngoại, ngoại khóa văn nghệ
Phối hợp với các tổ nhóm chuyên môn khác nhƣ: Văn, Sử, Địa …để tổ chức hoạt động ngoại khóa có tính chất quần chúng, làm cho hoạt động sinh động hơn, bổ trợ lẫn nhau.
Cách tiến hành:
- Các hình thức Hoạt động ngoại khóa phải đƣợc đƣa ra thảo luận bàn bạc trong tổ, nhóm chuyên môn. Chọn hình thức phù hợp tình hình thực tế học sinh, nhà trƣờng, điều kiện cơ sở vật chất, thời gian và bám sát với nội dung chƣơng trình học chính khóa của mỗi khối lớp. Có thể lập bảng hỏi khảo sát ý kiến của học sinh về hứng thú đối với các hình thức.
- Lập kế hoạch: Phải có cả một ban chỉ đạo tổ chức, thành phần tham gia, phân công trách nhiệm cho từng thành viên. Các nội dung yêu cầu đối với đặc điểm của kế hoạch. Kế hoạch phải đƣợc các thành phần tham gia trong kế hoạch, đặc biệt là phần phối hợp giữa các tổ nhóm chuyên môn (nếu có). Kế hoạch phải đƣợc phê duyệt trƣớc khi triển khai thực hiện.
- Tổ chức thực hiện: Đối với hình thức ngoại khóa đƣợc tổ chức thƣờng xuyên theo tuần, theo tháng thì phải có lịch cụ thể, có phân công rõ ràng.
- Chỉ đạo kiểm tra: Các Hoạt động ngoại khóa với các hình thức phong phú phải đƣợc đôn đốc thực hiện và kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm thƣờng xuyên thông qua các cuộc họp giao ban lãnh đạo hàng tuần, đƣợc kiểm tra bởi các bộ phận trực lãnh đạo, trực chuyên môn…Kết quả triển khai các hình thức đƣợc kiểm tra thông qua thái độ, chất lƣợng học tập của học sinh.
Tổ chức đa dạng hóa hình thức ngoại khóa gây hứng thú cho học sinh và thực hiện kết hợp hoạt động ngoại khoá tiếng Anh với ngoại khoá các bộ môn khác là một biện pháp có vai trò quan trọng trong các biện pháp quản lý Hoạt động ngoại khóa trong dạy học tiếng Anh ở trƣờng THPT miền núi, địa bàn mà chất lƣợng học sinh còn hạn chế ở nhiều môn. Để học tốt môn tiếng Anh, môn học mà sinh cần phải học tốt, rèn luyện tốt đó chính là môn Ngữ Văn, các học sinh là ngƣời dân tộc thiểu số phải đƣợc quan tâm nhiều hơn, vì học sinh dân tộc thiểu số muốn học tốt tiếng Anh thì cần phải thành thạo, học tốt tiếng phổ thông. Để học sinh học THPT có thể sử dụng tiếng Anh đạt chuẩn theo khung năng lực ngoại ngữ tiêu chuẩn quốc tế, chứ không chỉ phát triển tập trung chủ yếu vào một kỹ năng, năng lực nào đó (VD: Một số trẻ em dân tộc thiểu số sinh sống tại khu du lịch SaPa có thể nói tiếng Anh rất thành thạo, tuy nhiên đó là thứ tiếng Anh bắt trƣớc, không theo tiêu chuẩn, theo khung năng lực).