- Cách 2: Coi đối tượng không phải là con người như con người và
2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.3. Các bước hướng dẫn HS viết bài văn miêu tả ở lớp
Mỗi tiết học văn miêu tả đều có một phương pháp dạy riêng nhưng giữa chỳng cú một điểm chung là HS phải tích cực, chủ động hoạt động để tự rút ra kiến thức. GV chỉ đóng vai trò là người tổ chức, hướng dẫn, gợi ý. Như vậy HS sẽ rèn được các kỹ năng sản sinh văn bản cho chính bản thân mình.
Trong phần này, chúng tôi chỉ đề cập sơ qua về phương pháp dạy Tập làm văn nói chung. Chúng tôi sẽ tập trung chủ yếu đến vấn đề mà chúng tôi nghiên cứu: hướng dẫn HS rèn kỹ năng sử dụng biện pháp so sánh và nhân hoa trong văn miêu tả lớp 4.
Biện pháp so sánh (ở đây chỉ nói đến biện pháp so sánh tu từ) và nhân hóa được sử dụng nhiều trong văn miêu tả. Như trên chúng tôi đã đề cập đến vấn đề vai trò của hai biện pháp này đối với văn miêu tả là rất quan trọng. Nhờ nó mà bài văn miêu tả trở nên sinh động, giàu hình ảnh, cảm xúc và có hồn hơn. Chúng ta cần giúp HS thấy được cái hay, cái đẹp của biện pháp so sánh và nhân hóa, cái hay của các câu văn, hình ảnh miêu tả do biện pháp so sánh, nhân hóa mang lại, để từ đó HS có ý thức sử dụng so sánh và nhân hóa trong bài văn miêu tả của mình.
Tuy nhiên có những trường hợp dùng biện pháp so sánh, nhân hóa và không dùng hai biện pháp này (dùng cách khác) vẫn có thể tạo nên một câu văn hay, một hình ảnh miêu tả đẹp, có cảm xúc. Vì vậy, ta không nên quá lạm dụng biện pháp so sánh và nhân hóa trong văn miêu tả, không áp đặt hay bắt buộc HS phải làm theo mẫu cố định. Điều đầu tiên và hết sức quan trọng là GV phải hướng dẫn để HS tích lũy, lựa chọn từ ngữ và những biện pháp tu từ cho phù hợp với đối tượng miêu tả.