- Các câu hỏi và gợi ý hướng dẫn:
b. Chú gấu bông của em to lừng lững như cái cột đình Toàn thân chú
3.4. Nội dung thực nghiệm
Để tạo ra được một bài văn miêu tả hay, có sáng tạo, yêu cầu đầu tiên đối với HS là phải có sự hiểu biết về đối tượng ấy. GV cần tổ chức, hướng dẫn cho HS biết cách quan sát, tìm hiểu để HS có những hiểu biết về đối tượng. Tuy nhiên, chúng ta cần giúp HS biết cách tổ chức, sắp xếp và diễn đạt cái hiểu biết của mình về các đối tượng miêu tả bằng ngôn từ. Hơn nữa, HS cần được trang bị những cách thức để trên cơ sở những hiểu biết của mình nảy sinh những liên tưởng, tưởng tượng phong phú, nhằm tạo ra những bài văn vừa chân thực, sinh động vừa mang tính sáng tạo rõ nét.
Để đạt được mục đích thực nghiệm đó nờu ở trên, chúng tôi tiến hành soạn các bài kiểm tra đầu ra và các phiếu bài tập có nhiều dạng bài củng cố vốn hiểu biết của HS về biện pháp so sánh, nhân hóa. Trên cơ sở đó ứng dụng hai biện pháp tu từ này vào những bài văn miêu tả, góp phần nâng cao
chất lượng các bài văn miêu tả ở lớp 4. Bên cạnh việc kiểm tra viết, chúng tôi còn tiến hành những hình thức khác để kiểm tra tình hình thực tế việc sử dụng hai biện pháp so sánh và nhân hóa trong văn miêu tả của HS lớp 4 cả ở lớp thực nghiệm, các lớp khác và một số trường trên địa bàn Hà Nội. Các hình thức như: trao đổi với GV trực tiếp đứng lớp, kiểm tra việc chấm bài và vở Tập làm văn, bài kiểm tra định kì của HS, và thông qua dự giờ thăm lớp.
Thiết kế thực nghiệm
ĐỀ BÀI KIỂM TRA TRƯỚC KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Bài tập 1 : Tìm hình ảnh so sánh, từ so sánh và nêu tác dụng của biện pháp
so sánh trong các đoạn văn sau đây:
a. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một thỏp đốn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn bỳp nừn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng.
(Cây gạo – Vũ Tú Nam)
Bài tập 2: Chỉ ra những lỗi sử dụng biện pháp tu từ chưa phù hợp
trong các đoạn văn sau:
a. Chú gà trống nhà em rất đẹp mã. Toàn thân chú được khoác một tấm áo rực rỡ và bóng mượt như được bôi mỡ. Cái mào của chú đỏ tươi, nhấp nhô như những ngọn núi trùng điệp.
Bài tập 3: Tỡm các từ ngữ, hình ảnh thay thế cho các từ ngữ in
nghiêng để các câu văn sau sinh động, gợi cảm hơn.
a. Vào mỗi buổi sáng, mặt hồ Gươm có hình dáng hình bầu dục. b. Ánh trăng đêm rằm vừa đẹp vừa tròn tỏa ánh sáng dìu dịu chứ
không gay gắt tí nào.
c. Lá cây lay động lấp lánh trông thật là đẹp.
Bài tập 4: Em hãy viết một đoạn văn ngắn miêu tả một đồ vật gắn bó
Bài tập 5: Em hãy viết bài văn miêu tả một cây ăn quả mà em đó cú
dịp được quan sát.
ĐỀ BÀI KIỂM TRA SAU KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Bài tập 1: Tìm những chi tiết có sử dụng biện pháp so sánh và nhân
hóa trong đoạn văn miêu tả con gà chọi sau:
…Chàng Gà chọi đứng thẳng người, hai cái cẳng chân cứng và lẳn như hai thanh sắt, phủ đầy những vảy lớn sắc vàng búng. Đụi bắp đùi chắc nịch. Chàng chỉ có lông trổ ra ở hai cánh, ở trên lưng, ở đuôi và lơ phơ mấy chiếc quăn queo dưới bụng. Đầu chàng to và hung dữ như một chiếc nắm đấm. Da chàng đỏ gay, đỏ gắt, đỏ tía, đỏ bóng như có quết một lớp sơn thắm. Mặt chàng lựi sựi những mào, những tai, những mấy cái ria mộp tớm lịm như mặt anh say rượu.
Lỳc gã đi, hai đầu cánh nhô lên, thụt xuống, rõ ra điệu một anh chàng cuồng võ, lúc nào cũng chỉ ngứa ngáy chân tay.
Bài tập 2: Em hãy lựa chọn những từ ngữ thích hợp để điền vào chỗ
trống trong đoạn văn sau:
Mưa không rơi lộp bộp, cũng không …(1) tí tách, mà chỉ …(2) phủ tấm màn trắng mờ khắp bầu trời, mặt đất, êm êm rỉ rả. Những mảnh vườn trở nên mướt mát trong màu lá tươi non. Cây đào cổ thụ, lá thon dài nho nhỏ như chiếc thuyền xanh tí hon, như những con mắt lá răm của cô gái lay động trong mưa bay…(3) những nụ hoa li ti mau nở ra những bông hoa phớt hồng năm cánh cú cỏi nhị vàng mong manh để …(4) những sợi mưa dai và những sợi chỉ từ trời …(5), nhưng chỉ cảm thấy tê tê trên da thịt chứ mắt thường không nhìn thấy.
Bài tập 3: Thay các từ in nghiêng trong cỏc cõu sau để cỏc cõu diễn
đạt sinh động và gợi cảm hơn.
- Chim bói cá thu mỡnh trờn cành tre, đầu rụt lại, đầu cúi xuống rất thấp.
- Thân bút chì rất tròn, dài khoảng gang tay của em.
Bài tập 4: Viết đoạn văn ngắn miêu tả hoạt động của một con vật mà
em yêu thích.
Bài tập 5: Hãy tả lại một cây hoa đang mùa nở rộ. 5. Tiến trình thực nghiệm
Quá trình thực nghiệm được tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Thành lập tổ thực nghiệm: bao gồm những giáo viên dạy 2
lớp 4A1, 4A2.
Bước 2: Trình bày mục đích, nội dung và cách thức thực nghiệm. Sau
đó giao hệ thống bài tập rèn kĩ năng sử dụng biện pháp so sánh và nhân hóa cho học sinh lớp 4.
Bước 3: Tiến hành kiểm tra trước khi thực nghiệm: Cho HS hai lớp
thực nghiệm và đối chứng làm bài kiểm tra (cùng một thời gian kiểm tra).
Bước 4: Tiến hành dạy thực nghiệm:
- Lớp thực nghiệm: GV nghiên cứu và hướng dẫn HS làm các bài tập trong hệ thống bài tập thực nghiệm.
- Lớp đối chứng: GV hướng dẫn HS làm các bài tập như trong chương trình SGK.
Bước 5: Kiểm tra sau khi thực nghiệm: Cho HS hai lớp thực nghiệm
và đối chứng cùng làm chung một đề kiểm tra trong cùng một thời gian.
Bước 6: Đánh giá kết quả thực nghiệm và rút ra kết luận.
Chúng tôi tiến hành cho các em làm bài kiểm tra đầu vào nhằm đánh giá năng lực sử dụng biện pháp so sánh và nhân hóa trong đặt câu và viết văn miêu tả để làm cơ sở đối chiếu, so sánh với kết quả bài làm của HS sau khi dạy thực nghiệm bằng hệ thống mà luận văn xây dựng.
Sau khi kiểm tra đầu vào, chúng tôi tiến hành dạy thực nghiệm. Để thời gian dạy thực nghiệm không ảnh hưởng đến chương trình dạy và học của GV và HS, chúng tôi bố trí các tiết dạy thực nghiệm vào các tiết hướng
dẫn tự học của HS. Một tuần tôi tiến hành dạy 3 tiết, mỗi tiết 35 phút. Trong mỗi tiết học, chúng tôi soạn những phiếu bài tập, cách thức tiến hành như những tiết luyện tập (của phõn mụn Luyện từ và câu) hoặc luyện tập tổng hợp (kết hợp cả Luyện từa và câu và Tập làm văn).
Kết thúc quá trình dạy thực nghiệm, chúng tôi tiến hành kiểm tra đầu ra.