Văn miêu tả trong trường Tiểu học

Một phần của tài liệu Tìm hiểu khả năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa trong bài văn miêu tả của học sinh lớp (Trang 28 - 30)

- Cách 2: Coi đối tượng không phải là con người như con người và

2. CƠ SỞ THỰC TIỄN

2.1. Văn miêu tả trong trường Tiểu học

Tập làm văn nhằm giúp HS có một năng lực mới: năng lực sản sinh ngôn bản. Nhờ năng lực này, các em HS biết sử dụng Tiếng Việt văn hóa làm công cụ tư duy, giao tiếp và học tập. Do vậy, Tập làm văn được đưa vào chương trình phổ thông rất sớm và văn miêu tả đồng thời được dạy ngay từ các lớp đầu cấp Tiểu học. Ngay từ lớp 2, khi tập quan sát để trả lời câu hỏi, các em đã bắt đầu làm quen với văn miêu tả. Lên đến lớp 4, lớp 5, HS được học các kiểu bài: tả đồ vật, tả loài vật, tả cây cối, tả cảnh, tả người. Trong phõn mụn Tập làm văn thì văn miêu tả chiếm thời lượng nhiều nhất so với các thể loại văn khác (30/64 tiết ở lớp 4 và 45/64 tiết ở lớp 5). Sở dĩ văn miêu tả được dạy nhiều như vậy là vì văn miêu tả phù hợp với đặc điểm tõm lớ tuổi thơ (thích quan sát, nhận xét, tìm tòi, khám phá. Tuy nhiên sự nhận xét thiên về cảm tớnh…). Văn miêu tả nuôi dưỡng mối quan hệ của các em với thế giới xung quanh, tạo nên sự quan tâm của các em với thiờn nhiên. Qua đó nú cũn gúp phần giáo dục tình cảm, lòng yêu cái đẹp và sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ. Đồng thời học văn miêu tả, HS cú thờm điều kiện để tạo nên sự thống nhất giữa tư duy và tình cảm, ngôn ngữ và cuộc sống, con người

với thiên nhiên, với xã hội để hình thành những tình cảm, cảm xúc, ý nghĩ cao thượng, đẹp đẽ…

Nội dung dạy học văn miêu tả ở trường Tiểu học mới chỉ ở mức độ đơn giản, chủ yếu xoay quanh những để tài quen thuộc, gần gũi với cuộc sống hàng ngày của các em như: những đồ dùng học tập hàng ngày các em vẫn sử dụng, những con vật gần gũi, những cây cối xung quanh các em (như trong sân trường, trên đường phố, hay trong khu vườn nhà các em), con đường hàng ngày dẫn bước chân các em tới trường, ngôi trường đang học, ngôi nhà đang ở hay chính những người thân hàng ngày chăm sóc, dạy dỗ hoặc chia sẻ với các em niềm vui, nỗi buồn. Tất cả những đối tượng được miêu tả trên đây đều là những đối tượng gần gũi, gắn bó thân thiết, được các em yêu quý.

Do đặc thù của các khối lớp không giống nhau nên quy định về nội dung cũng như kỹ năng cần đạt được của thể loại văn miêu tả cũng có sự khác nhau.

Ở lớp 2, 3 chỉ yêu cầu HS viết đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu, dựa trên các câu hỏi gợi ý. Các câu hỏi gợi ý bao quát hết nội dung của đề bài. Khi HS làm văn, lần lượt trả lời các câu hỏi, mỗi câu trả lời là một câu văn, sắp xếp các câu trả lời theo thứ tự thành đoạn văn.

Đến lớp 4, 5 HS viết được bài văn dài khoảng 15 đến 20 dũng cú bố cục rõ ràng, từ ngữ dùng chính xác, đặt câu đỳng. Cỏc câu văn viết mạch lạc, sáng sủa và phải đảm bảo tính liên kết. Mỗi bài làm văn miêu tả giải quyết yêu cầu của một đề bài. Những đề bài này vốn rất gần gũi, thân thuộc với các em.

Chương trình và sách giáo khoa hiện hành quy định các nội dung dạy học văn miêu tả cụ thể như sau:

Lớp 2, HS bắt đầu làm quen với văn miêu tả qua các hình thức của bài tập làm văn như sau: Trả lời câu hỏi dựa vào tranh, theo nội dung bài tập

đọc; sắp xếp một số câu theo đúng thứ tự để tạo thành một đoạn văn tả ngắn, tả ngắn theo câu hỏi, tả ngắn dựa vào bài văn hoặc đoạn văn đã phân tích; tả tự do (không có câu hỏi).

Lên đến lớp 3, HS tiếp tục được làm quen với văn miêu tả qua các kiểu bài tập làm văn: nghe – kể, nói – viết theo từng chủ điểm, giới thiệu về trường lớp, về người thân, tả theo tranh, kể ngắn có nội dung thiên về miêu tả.

Lớp 4, 5 HS được học văn miêu tả theo các kiểu bài: tả đồ vật, con vật, cây cối (lớp 4), tả cảnh, tả người (lớp 5). Bài tập làm văn thường cho dưới dạng yêu cầu viết đoạn hoặc viết bài theo một đề tài cụ thể.

Nhìn chung, chương trình phõn mụn Tập làm văn Tiểu học hiện hành dạy học văn miêu tả ở mức độ đơn giản, chỉ yêu cầu HS tả những đối tượng quen thuộc, gắn bó, gần gũi với các em. Các em phải dựa trên sự quan sát, óc nhận xét của mình rồi dùng ngôn ngữ (nói hoặc viết) để dựng lại một bức tranh bằng ngôn ngữ, hình ảnh, màu sắc, âm thanh,… về một đối tượng nào đó.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu khả năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa trong bài văn miêu tả của học sinh lớp (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)