III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
b. Bài tập 2: Chọn một trong
hai đề sau:
1. Em hãy viết một đoạn văn tả một loại quả mà em yêu thích. Trong đoạn văn có sử dụng biện pháp so sánh và nhân hóa.
2. Viết đoạn văn tả một loại hoa mà em thích nhất. Trong đoạn văn có sử dụng biện pháp so sánh và nhân hóa.
GV gợi ý: chọn loại hoa hoặc loại quả mà em đã có sự quan sát tỉ mỉ. Tìm những hình ảnh so sánh và nhân hóa để đoạn văn
- HS đọc yêu cầu bài 2.
- HS đọc yêu cầu và lựa chọn một đề.
hay, có hình ảnh hơn.
Sau khi HS viết xong, GV yêu cầu HS đọc đoạn văn và nêu những câu văn có hình ảnh so sánh và nhân hóa.
GV nhận xét, sửa chữa hoặc hướng dẫn, gợi ý HS lựa chọn những hình ảnh so sánh, nhân hóa phù hợp làm bài viết hay hơn.
- HS đọc bài và nêu những hình ảnh so sánh và nhân hóa trong đoạn văn.
3. Củng cố
- Nhận xét tiết học
- Yêu cầu HS tự sửa bài viết và tăng cường sử dụng biện pháp so sánh và nhân hóa.
- Đọc và tìm hiểu: Hoa mai vàng, trái vải tiến vua.
- HS lắng nghe và thực hiện theo dặn dò của GV.
3.7. Kết luận chung về thực nghiệm
Trên cơ sở phân tích những kết quả thu được trước và sau thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy bổ trợ thờm cỏc bài tập giúp HS rèn kỹ năng sử dụng biện pháp so sánh và nhân hóa trong văn miêu tả đã có tác dụng tích cực, góp phần nâng cao kết quả bài văn miêu tả. HS tiếp thu và làm bài tập mà chúng tôi đưa ra một cách nhiệt tình, say mê, hứng thú. GV thì cảm thấy giờ dạy không còn nặng nề vì phải nói nhiều, hướng dẫn quá nhiều. GV không phải mất nhiều thời gian giải thích vỡ cỏc yêu cầu của bài tập rất rõ ràng.
Qua việc tiến hành thực nghiệm cũng có thể khẳng định, hệ thống bài tập này hoàn toàn có thể sử dụng làm bài tập bổ trợ giúp HS lớp 4 nâng cao kỹ năng sử dụng biện pháp so sánh và nhân hóa trong các tiết hướng dẫn tự học.