- Cách 2: Coi đối tượng không phải là con người như con người và
1.5.2. Vai trò của biện pháp nhân hóa trong văn miêu tả
Tuy không được sử dụng nhiều như biện pháp so sánh nhưng biện pháp nhân hóa cũng được sử dụng hữu hiệu trong bài văn miêu tả. Biện pháp nhân hóa giúp cho bài văn miêu tả sinh động, hấp dẫn, lớ thỳ hơn, làm cho các đối tượng không phải là con người mang những dấu hiệu, thuộc tính của con người. Với nhân hóa, một con vật, một bông hoa hay một sự vật đều trở nên sinh động lạ thường.
Ví dụ:
“Rỡ rào, rì rào, con mèo nào mới về thế?”. Cây cau lắc lư chũm lỏ trên cao tít hỏi xuống. “Rỡ rào, rì rào, chú bé leo lên đây nào!”. Mèo con ôm lấy cây cau trèo nhanh thoăn thoắt. “Rỡ rào, rì rào, ừ chỳ trốo khỏ đấy!”. Mèo con ngứa vuốt, cào cào thân cau sồn sột. “Ấy , ấy! Chú bạn làm xước cả mỡnh tụi rồi, để vuốt sắc mà bắt chuột chứ!” . Mèo con tiu nghỉu áp tai lại, tụt xuống đất. Rì rào, rì rào, chòm cao vẫn lắc lư trên cao.
(Cái tết của Mèo con – Nguyễn Đình Thi)
Trong bài văn miêu tả, nếu chỉ dừng lại ở mức miêu tả các sự vật, hiện tượng như những gì nó vốn có trong thực tế cuộc sống thì bài văn chưa thực sự có hồn. Biện pháp nhân hóa được sử dụng trong bài văn miêu tả sẽ khiến cho những sự vật, hiện tượng bình thường trở nên sống động, có tâm tư, tình cảm như con người và mang một sức sống mới – sức sống của con người.
Ví dụ:
“Con Ba Bớp vẫn phàm ăn, tục uống nhất, cứ thỳc mói mừm xuống, ủi cả đất lên mà gặm. Bọt mép nó trào ra nom nó ăn đến là ngon lành. Con Hoa ở gần đấy cũng hùng hục ăn không kộm… Mẹ con chị Vàng ăn riêng một chỗ, Cu Tũn dở hơi chốc lại chạy tới ăn tranh mảng cỏ của mẹ. Chị Vàng dịu dàng nhường cho nó và đi kiếm một bụi khỏc.”
(Cỏ non – Hồ Phương)
Nhân hóa là cách nói hình ảnh về sự vật, hiện tượng. Thông qua cách sử dụng biện pháp nhân hóa, các đối tượng không phải là con người được thể hiện một cách độc đáo, sinh động, thú vị, kín đáo mà sâu sắc chuyện của con người. Cách nhân hóa thường gặp là dùng đại từ xưng hô của con người để xưng hô với các loài vật, sử dụng các động từ, tính từ chỉ hoạt động, trạng thỏi…của con người.
Ví dụ:
Ông trời nổi lửa đằng đông Bà sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay
Bố em xách điếu đi cày
Mẹ em tát nước nắng đầy trong khau Cậu mốo đó dậy từ lâu
Cái tay rửa mặt, cái đầu nghiêng nghiêng Mụ gà cục tác như điên
Làm thằng gà trống luyên thuyên một hồi. Cái na đã mở mắt rồi
Đàn chuối đứng vỗ tay cười vui sao. Chị tre chải tóc bên ao
Nàng mõy ỏo trắng ghé vào soi gương. Bác nồi đồng hỏt bựng bong Chị chổi loẹt quẹt, lom khom trong nhà.
Trong văn miêu tả, việc sử dụng biện pháp nhân hóa cũng góp phần thể hiện được tình cảm, thái độ của người viết đối với sự vật được nhân hóa.
Ví dụ: để thể hiện được tình cảm yêu mến, quý trọng có HS viết:
Năm tháng rồi sẽ qua đi, chỉ có bác bàng già vẫn đứng đấy lặng thầm chở che và mang đến cho sân trường em một màu xanh tươi mỏt. Bỏc bàng ơi, hãy là người bạn thân thiết nhất của đám học trò chúng cháu nhé!
Nhân hóa là biện pháp tu từ được sử dụng nhiều trong văn miêu tả. Hơn hẳn các biện pháp tu từ khác, nhân hóa sẽ giúp chúng ta thổi hồn vào cho đối tượng, làm bài văn miêu tả sinh động, giàu cảm xúc và làm nên sức sống của bài văn.