Dạng 1: Bài tập chữa lỗi sử dụng biện pháp so sánh và nhân hóa không đúng với logic

Một phần của tài liệu Tìm hiểu khả năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa trong bài văn miêu tả của học sinh lớp (Trang 64 - 67)

- Các câu hỏi và gợi ý hướng dẫn:

2.5.2.1.Dạng 1: Bài tập chữa lỗi sử dụng biện pháp so sánh và nhân hóa không đúng với logic

nhân hóa không đúng với logic

Bài tập 1: Tỡm các hình ảnh so sánh và biện pháp nghệ thuật nhân hóa dùng chưa chính xác trong các câu văn sau rồi sửa lại:

“Trong sân trường em sừng sững một bác bàng già. Không biết bác có mặt ở đây từ bao giờ nhưng đến nay, bỏc đó cao, to lắm rồi. Thõn bỏc mặc một bộ trang phục màu nâu xám, xù xì như áo khoác. Tán lá của bỏc trũn như cái bánh giầy to tướng che mát cả một khoảng sõn.”

Gợi ý: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc kỹ đoạn văn, sau đó nêu câu

hỏi: “Ở đoạn văn trên, những câu văn nào sử dụng biện pháp so sánh và nhân hóa chưa hợp lý? Hãy sửa lại cho hợp lý hơn.”

Học sinh cần phát hiện những lỗi sai trong đoạn văn và thay bằng những từ ngữ: “Thõn bỏc khoỏc một tấm áo màu nâu xám, xù xì như áo giáp. Tán lá của bỏc trũn như một cái ô khổng lồ che mát cả một khoảng sõn.”

Bài tập 2: Chỉ ra những chỗ chưa hợp lý và sửa lại trong những câu văn sau:

Cái cặp của em rất đẹp. Nó được khoác một tấm áo màu xanh nước biển. Mặt trước của cặp được trang trí hình chú gấu pool như đang mỉm cười với em. Quai xách nho nhỏ thanh thanh như hình một chiếc cầu. Khóa cặp được mạ kền sáng loáng như hai con mắt của một người khổng lồ.

Gợi ý: giáo viên cho học sinh đọc kỹ nội dung đoạn văn, có thể cho

học sinh làm việc cá nhân hoặc thảo luận nhóm để phát hiện lỗi sai và sửa lại cho hợp lý.

Học sinh nêu được câu văn có lỗi sai là: Mặt trước của cặp được trang trí hình chú gấu pool đang mỉm cười với em. Quai xách nho nhỏ, cong cong như chiếc cầu vồng. Khóa cặp được mạ kền sáng loáng như hai con của cặp.

Bài tập 3: Chỉ ra những chỗ chưa hợp lý và sửa lại trong những câu văn sau:

Hàng ngày, gà mẹ phải đau khổ chăm sóc cả chục đứa con. Mà chục đứa con của chị đứa nào cũng đáng yêu. Mười chú đều vàng như cuộn tơ, hai chân của cỏc chỳ gà con to như hai ngón tay của đứa trẻ. Mắt chỳng sỏng như sao, to như hai hòn bi ve, lúc nào cũng đưa đi đưa lại.

Gợi ý: HS đọc và thảo luận để tìm ra chỗ chưa hợp lý. GV hướng

dẫn, gợi ý để HS sửa lỗi sai.

Hàng ngày, gà mẹ phải vất vả chăm sóc cả chục đứa con. Mà chục đứa con của chị đứa nào cũng đáng yêu. Mười chú đều vàng như cuộn tơ, hai chân của cỏc chỳ gà con nhỏ xíu như hai chiếc tăm. Mắt chúng như hai hạt đậu, lúc nào cũng đưa đi đưa lại.

Bài tập 4: Hãy chỉ ra chỗ chưa hợp lý trong các câu văn sau và sửa lại cho đúng thực tế:

a. Cây bàng trong sân trường tán lá sum sê, mối khi có chị gió lướt qua là bàng lại nghiêng mình, giơ bàn tay gầy guộc của mình ra chào đón chị.

b. Bông hồng nhà em nở xòe to như một chiếc bát to, tỏa hương thơm ngào ngạt, kêu gọi từng đàn ong, chị bướm đến trò chuyện.

c. Đầu chú gà to như quả cam mà mẹ vẫn dùng để pha nước cho bà.

Gợi ý: Học sinh đọc và phát hiện lỗi sai:

a. Chỗ chưa hợp lý là cây bàng là loại cây to, loại cây cho bóng mát không thể nghiêng mình khi chỉ có một cơn gió lướt qua. Hơn nữa, vào mựa cõy lỏ đang sum sê thì không thể diễn đạt là giơ bàn tay gầy guộc ra chào đón chị gió được.

Vì vậy, học sinh có thể sửa lại là:

Cây bàng trong sân trường tán lá sum sê, mỗi khi có chị gió lướt qua, bàng giơ mấy chiếc lá như bàn tay của mình để chào đón chị.

b. Chỗ chưa hợp lý là bông hồng khi nở xòe to không thể to như một cái bát con được. Nó chỉ có thể to như chiếc chén uống nước. Hoa tỏa hương thơm nhưng không nên dùng từ kêu gọi đàn ong, chị bướm.

HS có thể thay thế như sau:

Bông hồng nhà em nở xòe to như một chiếc chén uống nước của ông em, tỏa hương thơm ngào ngạt, quyến rũ từng đàn ong, chị bướm đến trò chuyện.

c. Chỗ chưa hợp lý là: Đầu chú gà thì không thể to như quả cam được. Giáo viên cần hướng dẫn, gợi ý để học sinh có cái nhìn thực tế hơn như đưa ra các hình ảnh so sánh chính xác: đầu chú gà chỉ nhỏ như qua cau, như quả trứng gà,…

GV hướng dẫn HS thay thế như sau:

Đầu chú gà nho nhỏ như quả cau mà bà vẫn dùng để ăn trầu (hoặc như quả trứng gà).

Giáo viên cần lưu ý học sinh, khi miêu tả cây cối, con vật, đồ vật cần quan sát kỹ để tìm ra những đặc điểm của sự vật đó để khi viết phải chính xác, không nên quá phóng đại hoặc thích so sánh với cái gì thì so sánh, như vậy thì sẽ miêu tả không đúng với thực tế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Tìm hiểu khả năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa trong bài văn miêu tả của học sinh lớp (Trang 64 - 67)