- Cách 2: Coi đối tượng không phải là con người như con người và
2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.3.3. Tích lũy các kiến thức về biện pháp so sánh, nhân hóa
Cần tiến hành cung cấp kiến thức về biện pháp so sánh, nhân hóa trong các tiết Luyện từ và câu ở lớp 3, trong các tiết Tập đọc. Các tiết Luyện từ và câu ở lớp 3 trực tiếp cung cấp các kiến thức cơ bản về biện pháp so sánh, nhân hóa. Còn ở các tiết Tập đọc, GV khéo léo lấy ra các câu thơ hoặc câu văn có hình ảnh so sánh, nhân hóa để HS học tập, có ý thức sử dụng các hình ảnh so sánh, đưa vào bài viết của mình.
Phương pháp hướng dẫn thường dùng trong các loại tiết của SGK Tiếng Việt 4 là đưa ra đoạn hoặc bài văn mẫu, sau đó nêu câu hỏi yêu cầu HS trả lời để tự rút ra kiến thức. Kết hợp với phương pháp thực hành, luyện tập để giúp HS được thực hành, luyện tập.
Để HS biết cách và có ý thức sử dụng hai biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa trong viết văn miêu tả, cần đưa thờm cỏc câu hỏi, bài tập, gợi ý về kiến thức có liên quan đến so sánh, nhân hóa để hướng dẫn cho HS. Các câu hỏi, bài tập và gợi ý này được đan xen vào các bài tập, câu hỏi trong tiết học.
Sau khi HS đó cú định hướng rồi thì khi thực hành HS sẽ chú ý để sử dụng biện pháp so sánh và nhân hóa trong bài văn của mình. GV chú ý theo dõi, khéo léo hướng dẫn HS để các em sử dụng một cách tự nhiên, không gò ép.
+ Ngoài ra, trong từng tiết học GV cần nhắc nhở HS chú ý đến sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa. Sau khi nêu câu hỏi gợi ý, đưa ra bài tập hướng dẫn HS sử dụng, GV nên chốt lại kiến thức, có thể nói như sau:
- Từ một sự vật, chúng ta có thể liên tưởng tới rất nhiều các sự vật khác xung quanh giống nó, trong khi nói và viết, để tránh sự khô cứng và để tạo ra cách nói hay, mới mẻ, độc đáo chúng ta có thể sử dụng phép so sánh . Muốn liên tục sử dụng phép so sánh thỡ cỏc em phải chịu khó quan sát, liên tưởng, tưởng tượng, có như vậy chúng ta mới có thể giúp cho việc nói và viết của HS trở nên hay hơn.
- Các em nên chú ý sử dụng các biện pháp tu từ như so sánh, nhân hóa, …để viết bài được hay hơn.
- GV hướng dẫn HS khi viết bài phải thường xuyên sử dụng phép so sánh để cho câu văn trở nên có hình ảnh, gợi cảm và hay hơn, tránh được sự khô cứng.
Để đạt được kết quả tốt nhất, phát huy được tính tích cực chủ động của HS, GV nên sử dụng phiếu bài tập mà nội dung của phiếu là các câu hỏi, gợi ý và bài tập hướng dẫn HS. GV làm phiếu bài tập phát cho HS, yêu cầu HS về nhà làm, đến tiết học thì HS báo cáo kết quả trước lớp, GV cựng cỏc HS khác nhận xét. Nếu cần thì GV sẽ hỏi thêm, đưa thêm bài tập và khắc
sâu kiến thức. Có như vậy mới có đủ thời gian truyền tải được lượng kiến thức đầy đủ hơn, HS phát huy được khả năng của mình nhiều hơn.
Như vậy, thông thường quy trình của một tiết dạy văn miêu tả bao gồm những bước sau:
- Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS về nội dung tiết học - GV nêu yêu cầu, mục tiêu của tiết học.
- HS đọc yêu cầu của bài hoặc nội dung đoạn văn - GV nêu câu hỏi
- HS suy nghĩ, trao đổi, thảo luận và báo cáo kết quả
- HS khác nhận xét, bổ sung, sửa chữa (có thể dựa vào sự chuẩn bị từ trước của mình để trả lời).
- GV nhận xét, đưa ra kết luận (chốt kiến thức) - HS thực hành làm bài
Cần hướng dẫn kỹ cho HS sử dụng biện pháp so sánh và nhân hóa trong các loại tiết sau: quan sát, tả các bộ phận của đối tượng miêu tả, xây dựng đoạn văn trong bài văn miêu tả và tiết luyện tập miêu tả.
Trong các phần cụ thể dưới đây, chúng tôi kết hợp giữa các câu hỏi, bài tập của SGK và các câu hỏi gợi ý, bài tập chúng tôi đưa ra thêm để đưa ra các câu hỏi, gợi ý và hướng dẫn của sách “Tài liệu hướng dẫn giảng dạy” và đáp án của chúng tôi.
Với mỗi loại bài cụ thể sẽ có nhiều cách hướng dẫn khác nhau. Ở phần này chúng tôi chọn những biện pháp sau đây: