Khi quan sát đối tượng miêu tả

Một phần của tài liệu Tìm hiểu khả năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa trong bài văn miêu tả của học sinh lớp (Trang 39 - 41)

- Cách 2: Coi đối tượng không phải là con người như con người và

2.4.1.Khi quan sát đối tượng miêu tả

2. CƠ SỞ THỰC TIỄN

2.4.1.Khi quan sát đối tượng miêu tả

Để miêu tả được một đối tượng hay viết được một bài văn miêu tả thì điều đầu tiên và rất quan trọng là người viết phải hiểu được đối tượng mình định miêu tả. Nghĩa là người viết phải đã từng quan sát đối tượng. Sẽ là khó

khăn nếu chúng ta yêu cầu một em HS nông thôn viết bài văn về cảnh đường phố vào buổi sáng sớm hay chiều tối hoặc viết bài văn miêu tả cảnh đẹp của công viên. Ngược lại, chúng ta yêu cầu HS thành phố viết bài văn về vẻ đẹp của cánh đồng lúa đang thì con gái, hay cánh đồng lúa chín đang vào mùa gặt hỏi thỡ HS rất khó viết vỡ cỏc em chưa được quan sát. Hơn nữa trong bài văn miêu tả của các em chúng ta còn yêu cầu phải biết sử dụng cả biện pháp so sánh và nhân hóa. Để làm được điều đó khi dạy loại bài này, GV cần hướng dẫn kĩ cho HS để HS biết cách sử dụng so sánh và nhân hóa vào viết văn miêu tả bởi đây là tiết giúp HS quan sát, liên tưởng, nhận xét.

Khi dạy HS quan sát, GV cần hướng dẫn HS quan sát kĩ lưỡng, tỉ mỉ từng bộ phận của đối tượng. Khi quan sát như vậy cần phải có sự liên tưởng, tưởng tượng luôn đến các sự vật, hiện tượng xung quanh giống nó để so sánh hoặc tưởng tượng nó như một con người, cũng có những cử chỉ, hành động, suy nghĩ, tình cảm như con người để tạo ra các câu văn hay, mới mẻ, sinh động và gợi cảm.

Khi quan sát, GV yêu cầu HS quan sát theo trình tự nhất định. GV hướng dẫn luôn HS sử dụng biện pháp so sánh và nhân hóa trong quá trình quan sát đó.

Trong tiết này, ngoài việc hướng dẫn HS tạo các hình ảnh so sánh khi quan sát, nhận xét các hình ảnh so sánh có trong đoạn văn mẫu, cần yêu cầu HS viết đoạn văn ngắn có sử dụng biện pháp so sánh và nhân hóa dựa trên kết quả mà HS quan sát được. Có như vậy, HS mới được thực hành, áp dụng được luôn kết quả quan sát. Từ đó HS sẽ thành thạo hơn trong việc áp dụng biện pháp so sánh và nhân hóa vào viết văn.

Ví dụ: Tiết “Luyện tập quan sát con vật”– Trang 123 – Tuần 29 – TV 4 - Mục tiêu của tiết học:

+ Biết tỡm cỏc từ ngữ miêu tả phù hợp làm nổi bật ngoại hình hoặc hành động của con vật.

- Các câu hỏi và gợi ý hướng dẫn HS:

Một phần của tài liệu Tìm hiểu khả năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa trong bài văn miêu tả của học sinh lớp (Trang 39 - 41)