- Các câu hỏi và gợi ý hướng dẫn:
2.5.2.2. Dạng 2: Bài tập chữa lỗi sử dụng biện pháp so sánh và nhân hóa không hợp với văn cảnh.
nhân hóa không hợp với văn cảnh.
Bài tập 1: Đọc đoạn văn sau và chỉ ra câu văn không hợp lý và giải thích rừ lớ do tại sao. Theo em, nên thay bằng câu văn nào?
Cây tre là loài cây quen thuộc với đời sống làng quê Việt Nam. Tre được dùng để đan rổ, đan rá. Tre dùng để đóng cọc làm nhà. Ngoài ra tre cũn dựng để làm tăm. Tre là người chiến sĩ bảo vệ dân làng.
Gợi ý: Giáo viên hướng dẫn để học sinh phát hiện câu văn chưa hợp
lý. Câu: “Tre là người chiến sĩ bảo vệ dân làng.” không phù hợp với nội dung của các câu văn trước vì: trước câu văn đó, tất cả cỏc cõu đang nói về lợi ích của cây tăm trong đời sống thường ngày, còn câu văn cuối “Tre là người chiến sĩ bảo vệ dân làng.” lại so sánh tre với người chiến sĩ là chưa phù hợp.
Bài tập 2: Trong những câu sau, từ nào dùng chưa phù hợp, hãy sửa lại cho đúng:
a. Những chú bướm đùa nghịch bên hoa làm cho khung cảnh khu vườn trở nên nên thơ, tĩnh lặng.
b. Mỗi khi gỏy, chỳ chuẩn bị khá kĩ càng. Tiếng gáy của chú thật to, thật dài. Chú nhảy lên cành cây cao trong vườn, cánh vỗ phành phạch, cổ rướn cao, cái mỏ há to, cái lưỡi bé tí rung rung. Thế là một chuỗi âm thanh vang lên làm náo loạn cả không khí buổi sớm mai. Nghe tiếng gáy của chỳ, bỏc nông dân ra đồng, anh công nhân tới xưởng, còn chúng em chuẩn bị sách vở để tới trường. Một buổi học với bao điều lý thú đang chờ em ở phía trước.
a. Từ dùng sai là từ đùa nghịch. Bởi khung cảnh khu vườn nên thơ, tĩnh lặng thì những chú bướm không nên miêu tả là đùa nghịch mà chỉ nên miêu tả là bay lượn.
Học sinh thay:
Những chú bướm bay lượn rập rờn bên hoa làm khung cảnh khu vườn càng trở nên nên thơ, tĩnh lặng.
b. Câu văn “Tiếng gáy của chú thật to, thật dài.” không phù hợp với câu văn phía trước và phía sau vì đây là đoạn đang đi miêu tả các động tác chuẩn bị gáy của chú gà, không nên miêu tả tiếng gáy của chú gà ở đoạn này.
Câu văn tiếp theo cũng chưa phù hợp: “Thế là một chuỗi âm thanh vang lên làm náo loạn cả không khí buổi sớm mai.” Vì tiếng gà gáy không nên miêu tả làm náo loạn không khí buổi sớm mai, mà miêu tả tiếng gà gáy sáng như muốn đánh thức hoặc báo thức cho cảnh vật và con người.
Câu văn cuối cùng cũng chưa hợp với văn cảnh vì đây là đoạn văn miêu tả những động tác trước khi gáy và tác dụng của tiếng gà gáy sáng không nên miêu tả buổi học với bao điều lớ thỳ đang chờ em ở phía trước.
Giáo viên cần gợi mở để học sinh tìm thật nhiều từ thay thế lỗi sai trong những câu văn trên để dùng từ ngữ hình ảnh hợp lí hơn.