Dạng 3: Bài tập chữa lỗi sử dụng biện pháp so sánh và nhân hóa không thể hiện đúng thái độ, tình cảm.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu khả năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa trong bài văn miêu tả của học sinh lớp (Trang 68 - 71)

- Các câu hỏi và gợi ý hướng dẫn:

2.5.2.3 Dạng 3: Bài tập chữa lỗi sử dụng biện pháp so sánh và nhân hóa không thể hiện đúng thái độ, tình cảm.

nhân hóa không thể hiện đúng thái độ, tình cảm.

Bài tập 1: Đọc đoạn văn sau và chỉ ra chỗ chưa hợp lý rồi sửa lại cho đúng:

a. Cặp gắn bó thân thiết với em, có niềm vui hay nỗi buồn gì em đều tâm sự với nó. Nhiều lỳc nú vui quá như nhảy trên lưng em làm em thấy khó chịu.

Gợi ý: Trong đoạn văn trên là nhân hóa cái cặp, coi cặp như một người

bạn thân thiết để chia sẻ niềm vui nỗi buồn. Nhưng khi miêu tả cái cặp vui như nhảy trên lưng mà người viết lại cảm thấy khó chịu. Cách diễn đạt này không thể hiện được tình cảm yêu mến, gần gũi với cái cặp của mình.

Học sinh nên thay thế:

a. Cặp gắn bó thân thiết với em, có niềm vui hay nỗi buồn gì em đều tâm sự với nó. Nhiều lúc em có niềm vui vừa đi vừa nhảy chân sáo, chiếc cặp như cũng nhảy trên lưng em làm em thấy càng vui.

b. Chỳ chú nhà em rất thông minh nên em rất yờu nú. Chiều chiều, em đi học về, nó ra tận cổng đón em, cỏi đuụi ngoỏy tớt tỏ vẻ mừng rỡ lắm. Những lúc ấy em lại quật cho nó mấy roi.

Gợi ý: Lỗi chưa hợp lý trong đoạn văn trên là chưa thể hiện đúng thái

độ tình cảm của mình với con chó. Người viết đã thể hiện tình cảm yêu mến và sự gắn bó giữa con chó và chủ nhưng cách thể hiện tình cảm chưa hợp lý. Lẽ ra người viết nên thể hiện bằng hành động vuốt ve, âu yếm.

Học sinh có thể thay thế:

b. Chỳ chú nhà em rất thông minh nên em rất yờu nú. Chiều chiều, em đi học về, nó ra tận cổng đón em, cỏi đuụi ngoỏy tớt tỏ vẻ mừng rỡ lắm. Những lúc ấy em ụm chỳ vào lòng, vuốt ve âu yếm và nói với chú rằng: “Cỳn ơi, chị yờu cỳn lắm”.

Bài tập 2: Chỉ ra từ ngữ chưa phù hợp trong những câu văn sau và sửa lại cho hợp lý:

a. Kẻ thù của lũ sâu làm hại cây cối là bọn chim sâu.

b. Con ong nâu chỉ được cái đức tính chăm chỉ, cần cù hút mật bên khóm hoa hồng.

c. Mấy con chim non đang cãi nhau chí chóe trong vũm lỏ xanh.

d. Chiếc cặp của em có tới bốn ngăn. Ngăn thứ nhất em để vở viết, ngăn thứ hai em để sách, ngăn thứ ba em để đồ dùng học tập, còn ngăn cuối em để rác.

đ. Đàn gà con vẫn lớu rớu chạy theo mẹ. Chúng cãi nhau, tranh giành nhau từng tí mồi. Gà mẹ bỏ mặc chỉ mải kiếm mồi.

Gợi ý: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc kỹ từng câu, phát hiện lỗi

a. Từ dùng chưa hợp lý là “bọn chim sõu”. Vỡ chim sâu là loài vật có ích cho cây, từ bọn thể hiện thái độ không yêu quý. Vì vậy cần thay thế:

Kẻ thù của lũ sâu làm hại cây cối là những chú chim sâu.

b. Nói về loài ong là nói về một loài vật bé nhỏ, rất chăm chỉ làm những việc hữu ích cho đời. Vì vậy, để ngợi ca đức tính đáng quý đó của loài ong thì không nên dùng từ “chỉ được”. Học sinh nên thay thế:

b. Con ong nâu lúc nào cũng chăm chỉ, cần cù hút mật bên khóm hoa hồng. c. Khi miêu tả những chú chim non đang hót, người viết muốn thể hiện thái độ yêu quý và thích thú khi nghe tiếng cỏc chỳ hút. Vì vậy từ dùng chưa hợp lý, chưa thể hiện đúng thái độ của người viết là từ “cói nhau chớ chúe”. Học sinh nên thay thế: Mấy con chim non đang ríu rít chuyện trò trong vũm lỏ xanh.

d. Người viết miêu tả chiếc cặp có rất nhiều ngăn với nhiều công dụng khác nhau, chắc chắn người viết rất thích thú bởi chiếc cặp tiện dụng và có nhiều lợi ích như vậy. Bởi thế, giáo viên hướng dẫn học sinh nên thay thế không nên dùng ngăn cặp để chứa rác. Như vậy, giáo viên vừa sửa được lỗi diễn đạt vừa kết hợp giáo dục ý thức giữ gìn đồ dùng, giữ gìn môi trường. Học sinh nên thay thế:

Chiếc cặp của em có tới bốn ngăn. Ngăn thứ nhất em để vở viết, ngăn thứ hai em để sách, ngăn thứ ba em để đồ dùng học tập, còn ngăn cuối em dùng để khăn giấy lau mực hoặc lau tay.

đ. Chỗ chưa hợp lý trong những câu văn này là tác giả miêu tả sự đáng yêu, tinh nghịch của những chú gà con, điều đó thể hiện qua những chi tiết “lớu rớu chạy theo mẹ”, “cói nhau, tranh giành nhau”. Nhưng khi miêu tả một chị gà mái rất chăm chỉ kiếm mồi cho đàn con, người viết lại dùng từ “bỏ mặc” là chưa hợp lý với tính cách và tình cảm của chị gà mái.

đ. Đàn gà con vẫn lớu rớu chạy theo mẹ. Chúng cãi nhau, tranh giành nhau từng tí mồi. Gà mẹ chỉ nhẹ nhàng khuyên bảo các con rồi lại chăm chỉ, mải miết kiếm mồi.

Bài tập 3: Chỉ ra những lỗi sử dụng biện pháp tu từ chưa phù hợp. Theo em, cần sửa chữa như thế nào cho hợp lí?

a. Chú gà trống nhà em rất đẹp mã. Toàn thân chú được khoác một tấm áo rực rỡ và bóng mượt như được bôi mỡ. Cái mào của chú đỏ tươi, nhấp nhô như những ngọn núi trùng điệp. Cái màu ấy là niềm tự hào của chú đấy. Đôi mắt chú tròn xoe như hai viên bi ve và lúc nào cũng long lanh như có nước. Cái mỏ màu vàng ươm lúc nào cũng khoằm xuống trông như mỏ quạ…

Sỏng sỏng, chỳ gọi mọi người dậy đi làm bằng một hồi gáy thật to, thật dài. Chú nhảy lên tầng bốn, vỗ cánh phành phạch, gáy vang “ề …ú … o…o”.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu khả năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa trong bài văn miêu tả của học sinh lớp (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)