5. Bố cục của luận văn
3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế
Những tồn tại, hạn chế nêu trên trong quản lý Nhà nƣớc về thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Phú Thọ có nguyên nhân từ sự yếu kém nội tại của nền
kinh tế cũng nhƣ những hạn chế trong việc hoạch định và thực thi chính sách, pháp luật về đầu tƣ nƣớc ngoài. Các nguyên nhân chủ yếu là:
3.4.3.1. Nguyên nhân thuộc về tỉnh Phú Thọ.
Các KCN đã thành lập do thiếu kết cấu hạ tầng, kinh tế xã hội chƣa đủ hấp dẫn các nhà đầu tƣ, chi phí san lấp mặt bằng, giá phí sử dụng còn cao.
Việc quy hoạch tràn lan các khu, cụm công nghiệp ở tỉnh Phú Thọ nhƣ hiện nay, đã gây lãng phí không ít đất đai, tiền của và nhân lực. Thực tế cho thấy, Phú Thọ có hạ tầng chƣa hoàn thiện để phát triển công nghiệp. Trong khi đó, ngân sách tỉnh còn hạn chế nên việc bố trí nguồn vốn để đầu tƣ xây dựng hạ tầng chƣa thể đáp ứng. Bởi vậy, việc đầu tƣ xây dựng các hạng mục hạ tầng KCN, CCN đƣợc thực hiện chậm và chƣa đồng bộ.
Cùng với những khó khăn về điều kiện hạ tầng cơ sở, thị trƣờng Phú Thọ cũng nhƣ thị trƣờng các vùng lân cận do sức mua còn yếu, dân còn nghèo, nhƣ vậy có nghĩa thị trƣờng nội địa còn nhỏ, các điều kiện về sản xuất phụ trợ, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chƣa phát triển, điều kiện vận tải còn khó khăn, giá thành vận tải cao, điều kiện đi lại không thuận lợi...tất cả những điều này làm cho giá thành sản phẩm cao hơn so với việc sản xuất sản phẩm tƣơng tự ở các nơi khác, chung quy lại là tình hình trên làm cho độ rủi ro sản xuất kinh doanh ở Phú Thọ lớn hơn so với các nơi khác.
Công tác quản lý đối với thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài còn nhiều bất cập, hoạt động xúc tiến đầu tƣ còn nhiều hạn chế, công tác quản lý dự án sau cấp phép chƣa đƣợc quan tâm đúng mức.
Sự phát triển của cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của nền kinh tế cũng như chưa tạo điều kiện tốt để dòng vốn đầu tư nước ngoài phát huy hiệu quả.
Hệ thống cơ sở hạ tầng của tỉnh Phú Thọ, mặc dù đã đƣợc đầu tƣ nhiều trong những năm gần đây, nhƣng nhìn chung vẫn còn yếu kém, chƣa đáp ứng đƣợc nhu
cầu của nhà đầu tƣ, đặc biệt là hệ thống cấp điện, nƣớc, đƣờng giao thông, cảng biển, hệ thống cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào KCN.
Hạn chế về chính sách phát triển nguồn nhân lực.
Nguồn nhân lực của tỉnh dồi dào nhƣng tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp, nguồn nhân lực có trình độ cao còn thiếu, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu về lao động của các doanh nghiệp nói chung, trong đó có doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài. Đây là hạn chế đã tồn tại từ nhiều năm trƣớc, nhƣng trong thời gian gần đây càng trở nên bức xúc hơn khi thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài các dự án sử dụng công nghệ cao, hiện đại.
Sự phát triển của các ngành công nghiệp hỗ trợ còn hạn chế.
Các ngành công nghiệp hỗ trợ của Phú Thọ phát triển chậm, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu về nguyên liệu đầu vào cho sản xuất của các doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài. Do đó, các doanh nghiệp phải nhập khẩu phần lớn các linh phụ kiện đầu vào, làm tăng chi phí, giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu về việc hình thành chuỗi giá trị.
Công tác kiểm tra, giám sát về việc thực hiện các quy định về bảo về môi trường của các doanh nghiệp còn nhiều bất cập.
Thời gian qua, công tác này tuy đã đƣợc quan tâm hơn nhƣng vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tế. Bên cạnh những doanh nghiệp chấp hành tốt các quy định về bảo vệ môi trƣờng vẫn còn nhiều doanh nghiệp, dự án đầu tƣ nƣớc ngoài chƣa chấp hành tốt các quy định này, dẫn đến tình trạng gây ô nhiễm môi trƣờng, sinh thái, ảnh hƣởng lâu dài tới đời sống của ngƣời dân và làm xấu hình ảnh của đầu tƣ nƣớc ngoài.
Công tác quản lý, kiểm soát và thẩm định các dự án còn hạn chế.
Chạy theo thành tích thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài bằng mọi giá; ngân hàng dễ dãi cho các ông chủ ngoại vay tiền bằng tài sản thế chấp hình thành từ vốn vay... Những nguyên nhân đó khiến ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông
thôn Phú Thọ và Phú Thọ ăn “quả đắng”, do nhiều ông chủ đến từ Đài Loan và Hàn Quốc phá sản, trốn về nƣớc bỏ lại đống nợ hàng chục triệu USD.
Trong quá trình mời gọi vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, tỉnh Phú Thọ đã ăn phải “trái đắng” từ bốn nhà đầu tƣ đến từ Hàn Quốc là Cty TNHH Tasco Polycon, chuyên sản xuất vải bao và may xuất khẩu, Cty TNHH công nghiệp Tasco, Cty TNHH Tasco Việt Nam và Cty TNHH Tasco Material. Cả 4 Cty này đều có nhà máy đóng tại Cụm công nghiệp Đồng Lạng (TP Việt Trì) và họ đã bỏ trốn sau khi để lại món nợ lớn cho ngân hàng.
Đây là một thực trạng về việc thiếu cán bộ quản lý giỏi và việc kiểm soát cũng nhƣ thẩm định tính khả thi của các các dự án đầu tƣ vào tỉnh Phú Thọ còn rất yếu. Việc UBND tỉnh Phú Thọ còn hạn chế trong việc cấp phép, quản lý sau cấp phép các dự án FDI; chƣa tăng cƣờng kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghĩa vụ của nhà đầu tƣ về tiến độ góp vốn, huy động vốn, cũng nhƣ hoạt động xây dựng, môi trƣờng, chuyển giao công nghệ, thực hiện nghĩa vụ đối với ngƣời lao động.
Công tác xúc tiến đầu tư chưa hiệu quả.
Trong thời gian qua, công tác vận động xúc tiến đầu tƣ đã có nhiều cải tiến, đƣợc tiến hành ở nhiều ngành, nhiều cấp, ở trong nƣớc và nƣớc ngoài bằng các hình thức đa dạng. Tuy nhiên, hiệu quả của công tác này chƣa cao, hoạt động xúc tiến đầu tƣ còn giàn trải, phân tán nguồn lực, chƣa tập trung vào các đối tác, lĩnh vực trọng điểm; chƣa có sự thống nhất điều phối để đảm bảo sự tập trung thực hiện đúng mục tiêu thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài trong từng thời kỳ, từng địa bàn, từng đối tác.
3.4.3.2. Nguyên nhân thuộc về các nhân tố ngoài tỉnh
Hệ thống, pháp luật chính sách liên quan đến đầu tư chưa đồng bộ và thiếu nhất quán.
Trong 25 năm qua, hệ thống pháp luật về đầu tƣ nói chung và đầu tƣ nƣớc ngoài nói riêng không ngừng đƣợc hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu phát triển. Tuy
nhiên, trên thực tế, các văn bản pháp luật hiện hành về hoạt động đầu tƣ nƣớc ngoài chƣa thực sự đồng bộ, rõ ràng, các văn bản pháp luật còn chồng chéo, tạo ra các cách hiểu khác nhau trong quá trình áp dụng ở các cấp.
Nhƣng cùng với dòng chảy thời gian, hệ thống pháp luật đầu tƣ, kinh doanh cũng đầy đủ hơn, thì việc thực thi cho đúng bổn phận, chức trách của cán bộ công vụ, thống nhất ở các địa phƣơng lại dƣờng nhƣ chẳng có gì thay đổi so với trƣớc.
Nguyên Cục trƣởng Cục Đầu tƣ nƣớc ngoài Phan Hữu Thắng lý giải, một trong những thiếu sót của hệ thống luật pháp, chính sách liên quan đến đầu tƣ của Việt Nam là sự thiếu đồng bộ, thiếu phối hợp thống nhất giữa các bộ luật liên quan đến đầu tƣ và kinh doanh, làm khó cho doanh nghiệp và ngay cả các nhà quản lý ở cấp địa phƣơng trong quá trình thực hiện.
Ngoài lý do pháp luật chƣa đồng bộ, việc cố tình hiểu khác đi của cán bộ thực thi, thậm chí là làm cho sự việc khó khăn hơn để tạo cơ hội cho tham nhũng cũng có. “Vấn đề tham nhũng không còn là bài toán đối với đầu tƣ, mà còn là bài toán xã hội của Việt Nam hiện nay. Môi trƣờng đầu tƣ muốn minh bạch thì chống tham nhũng là vấn đề quan trọng”, ông Nguyễn Mại nhìn nhận.
Chưa thực hiện tốt công tác phân cấp quản lý đầu tư nước ngoài.
Việc phân cấp cho UBND các địa phƣơng và Ban quản lý KCN – KCX trong quản lý đầu tƣ nƣớc ngoài là chủ trƣơng đúng đắn, tạo thế chủ động và nâng cao trách nhiệm của các cơ quan quản lý địa phƣơng trong công tác quản lý hoạt động đầu tƣ nƣớc ngoài. Tuy nhiên, việc phân cấp phải đi kèm với luật pháp chính sách rõ ràng, hệ thống quy hoạch đồng bộ; năng lực của các cơ quan đƣợc phân cấp phải đƣợc nâng cao; công tác báo cáo, cung cấp thông tin của địa phƣơng lên Trung ƣơng phải kịp thời; công tác thanh, kiểm tra và xử lý vi phạm phải đƣợc thực hiện triệt để; tăng cƣờng sự phối hợp hàng ngang và hàng dọc giữa các cơ quan quản lý chung và cơ quan quản lý chuyên ngành, giữa cơ quan quản lý ở Trung ƣơng với cơ quan quản lý ở địa phƣơng.
Nhƣng, trên thực tế, những công tác này chƣa đƣợc thực hiện tốt trong thời gian qua, đồng thời có hiện tƣợng trong quá trình xử lý còn thiên về lợi ích trƣớc mắt mà chƣa tính đến lợi ích lâu dài, vì lợi ích địa phƣơng mà bỏ qua lợi ích tổng thể quốc gia. Điều này, đã có những ảnh hƣởng không tốt đến các cân đối tổng thể của nền kinh tế.
Chính sách ưu đãi đầu tư chưa đủ sức hấp dẫn.
Tuy các chính sách ƣu đãi của ta thƣờng xuyên đƣợc rà soát sửa đổi, bổ sung nhƣng còn dàn trải, chƣa tập trung đúng mức vào những ngành, lĩnh vực và địa bàn cần thu hút đầu tƣ. Ví dụ: chính sách ƣu đãi đối với đầu tƣ trong lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ chƣa có sự khác biệt, đủ sức hấp dẫn so với các ngành khác; chính sách ƣu đãi vào những địa bàn cần thu hút đầu tƣ còn dàn trải giữa các địa bàn khác trong cả nƣớc hoặc có khác thì cũng chƣa nổi trội, chƣa có tính đột phá. Bởi lẽ, trong 63 tỉnh/thành phố thì hầu hết tỉnh/thành phố nào cũng có địa bàn kinh tế xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.
Quản lý luôn “đi sau-chạy sau”
Không thể phủ nhận vai trò quản lý Nhà nƣớc trong lĩnh vực FDI của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (cụ thể là Cục Đầu tƣ nƣớc ngoài- FIA). Tuy nhiên, những gì đang diễn ra thực tế vừa qua cho thấy sự “bị động” của cơ quan này.
Nguyên nhân của sự “buông lỏng” trên, đƣợc các nhà nghiên cứu thẳng thắn chỉ ra rằng, là do sự xa rời thực tiễn của cơ quan quản lý FDI. Chính vì thế, cơ quan quản lý FDI đã không nắm chắc đƣợc tình hình và diễn biến thực tế của FDI trong phạm vi cả nƣớc, trên tất cả các lĩnh vực, ngành nghề, sản phẩm… Hệ quả là, công tác quản lý Nhà nƣớc luôn “đi sau”, mang tính kỹ thuật – chữa cháy các vụ việc đã xảy ra, mà không thể xử lý căn nguyên vấn đề. Nhƣng cách thức quản lý nhƣ vậy có xu hƣớng đƣợc yên ổn tồn tại, không ai trong hệ thống quản lý chịu trách nhiệm.
Theo đánh giá, hoạt động quản lý FDI đã có thời điểm lúng túng, thiếu chủ động khi bối cảnh và tình hình thay đổi, trong đó có việc phân cấp quản lý FDI giữa Trung ƣơng và địa phƣơng; việc phối hợp dài hạn, thống nhất giữa các bộ, ngành,
Trung ƣơng và địa phƣơng còn lỏng lẻo, các điều kiện thu hút, sử dụng FDI không đồng bộ và chậm cải thiện.
Từ những thực tiễn về quản lý Nhà nƣớc về thu hút FDI của Phú Thọ và thực tế các chính sách của Nhà nƣớc về quản lý Nhà nƣớc về thu hút FDI, có Bảng phân tích Ma trận SWOT về quản lý Nhà nƣớc về thu hút FDI vào tỉnh Phú Thọ nhƣ sau:
Bảng 3.17: Ma trận SWOT quản lý Nhà nƣớc về thu hút FDI tại Phú Thọ
Phân tích
Môi trƣờng bên ngoài Cơ hội (O)
1- Chính sách giao quyền tự chủ cho các địa phƣơng trong thu hút FDI.
2- Chính sách mở rộng đối tác đầu tƣ với các tập đoàn xuyên quốc gia.
Nguy cơ (T) 1- Hệ thống pháp luật chƣa đồng bộ, thiếu nhất quán. 2- Tình trạng quản lý thiếu thực tế của các cơ quan quản lý Nhà nƣớc về FDI. Nội bộ trong tỉnh Điểm mạnh (S) 1- Chính phủ đã phê duyệt 7 Khu công nghiệp tập trung. Diện tích đất qui hoạch cho các dự án FDI lớn (tổng diện tích gần 4.000 ha)
2- Số lƣợng các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh lớn, thuộc lĩnh vực công nghiệp phụ trợ.
3- Nguồn nhân lực dồi dào, các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực sẵn có. 4- Tỉnh chủ trƣơng thực hiện tốt các chính sách ƣu đãi nhằm thu hút đầu tƣ FDI vào tỉnh.
Phối hợp S/O - S1,4O1: Nâng cao chất lƣợng công tác quy hoạch.
- S2O1,2: Phát triển công nghiệp phụ trợ. - S1,3,4O1,2: Đẩy mạnh công tác xúc tiền đầu tƣ.
Phối hợp S/T - S1,2,3,4T1,2: tăng cƣờng giám sát các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đã đƣợc cấp phép và hoạt động. Điểm yếu (W) 1- Thủ tục hành chính rƣờm rà, chƣa cải cách triệt để. 2- Chính sách phát triển chất lƣợng nguồn nhân lực còn hạn chế. 3- Chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng chƣa đồng bộ do thiếu vốn và địa bàn là vùng núi, trung du.
Phối hợp W/O - W1,2,3O1,2: Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính. Phối hợp W/T - W1,2,3T1,2: Chú trọng chinh sách phát triển nguồn nhân lực. - W3T2: Hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, dịch vụ.
Chƣơng 4
PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI VÀO TỈNH PHÚ THỌ 4.1. Định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và phƣơng hƣớng thu hút và quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào tỉnh Phú Thọ đến năm 2020.
4.1.1. Định hướng phát triển kinh tế xã hội tỉnh Phú Thọ đến năm 2020.
4.1.1.1. Các chỉ tiêu về kinh tế.
- Tăng trƣởng GDP bình quân hàng năm: 11,5%-12%/năm.
- GDP bình quân đầu ngƣời đến năm 2020: Trên 3.000USD/ngƣời.
- Đến năm 2020 Phú Thọ cơ bản đạt đƣợc các tiêu chí của một tỉnh công nghiệp.
- Cơ cấu kinh tế chuyển đổi theo hƣớng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Giai đoạn 2011 - 2020 cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp xây dƣng 49 - 51%, dịch vụ 40 - 41%, nông lâm nghiệp 9 - 10%.
- Kim ngạch xuất khẩu tối thiểu đạt 500 - 520 triệu USD vào năm 2020.
- Huy động vốn đầu tƣ toàn xã hội cả thời kỳ 2011 - 2020 đạt 124 - 125 nghìn tỷ đồng, bình quân 12 ngàn tỷ đồng/năm.
- Thu ngân sách trên địa bàn đến năm 2020 đạt khoảng 17-18% GDP.
4.1.1.2. Các chỉ tiêu về xã hội
- Phấn đấu đạt tỷ lệ đô thị hóa khoảng 42 - 45% vào năm 2020.
- Đến năm 2015 có 9 Bác sỹ và 28 giƣờng bệnh/1 vạn dân và đến năm 2020 có 11 Bác sỹ và 30 giƣờng bệnh/1 vạn dân;
- Duy trì kết quả phổ cập trung học cơ sở; hoàn thành phổ cập bậc trung học vào năm 2015; thực hiện bảo hiểm toàn dân, nâng cao chất lƣợng dịch vụ về giáo dục, đào tạo, văn hóa, thể thao và giá trị văn hóa tinh thần của nhân dân.
- Phấn đấu đạt tỷ lệ lao động qua đào tạo khoảng 70-75% vào năm 2020. - Nhu cầu việc làm ngành công nghiệp – xây dựng 191,4 ngàn ngƣời, dịch vụ 207,6 ngàn ngƣời và xuất khẩu lao động 20 ngàn lao động.
- Phấn đấu đến năm 2020 tỷ lệ hộ nghèo giảm 3/4 diện nghèo hiện nay.
- Giảm tỷ lệ thất nghiệp từ 3,15% hiện nay xuống mức 2- 2,5% vào năm 2020.
4.1.2. Định hướng phát triển công nghiệp tỉnh Phú Thọ đến 2020.
4.1.2.1. Về quan điểm phát triển