5. Bố cục của luận văn
2.2. Phƣơng pháp nghiên cƣ́u
2.2.1. Phương pháp điều tra thu thập thông tin, số liệu
Để đánh giá đƣợc thực trạng quản lý Nhà nƣớc về thu hút vốn FDI trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, đề tài sử dụng kết hợp cả hai loại phân tích: phân tích định tính và định lƣợng. Hai phƣơng pháp phân tích này sẽ hỗ trợ tích cực cho nhau trong
việc làm sáng tỏ các nhận định hoặc rút ra các kết luận của vấn đề nghiên cứu. Nguồn số liệu phục vụ cho nghiên cứu đánh giá đƣợc thu thập từ nguồn số liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ các báo cáo, các kết quả nghiên cứu, các số liệu đã đƣợc công bố chính thức của các cơ quan, tổ chức.
Các số liệu đƣợc thu thập từ các tài liệu đã công bố nhƣ: Niên giám thống kê của các cấp, số liệu tổng hợp về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) của các tỉnh, thành phố, các báo cáo về tình hình đầu tƣ FDI tại Việt Nam từ năm 2007 đến nay, tình hình đầu tƣ FDI tại Phú Thọ từ năm 1991 đến 31/12/2011 (Sở Kế hoạch & Đầu tƣ tỉnh Phú Thọ, Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Phú Thọ). Ngoài ra, các báo cáo khoa học, tạp chí, Internet, các văn bản pháp quy..., đƣợc sử dụng làm nguồn tài liệu thu thập.
Các thông tin, văn bản pháp lý về quản lý Nhà nƣớc về thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào tỉnh Phú thọ.
2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu
Từ các số liệu thu thập đƣợc, xây dựng hệ thống biểu bảng để phân tích, đánh giá tình hình thu hút FDI của tỉnh Phú Thọ qua các năm từ 1991 đến 31/12/2011. Các số liệu thu thập đã đƣợc mã hóa và xử lý trên máy vi tính bằng phần mềm Exell 5.0.
2.2.3. Phương pháp phân tích
2.2.3.1. Phương pháp phân tổ thống kê
Sử dụng phƣơng pháp này để hệ thống hóa và phân tích các số liệu thu thập đƣợc từ điều tra, qua đó nhận biết thực trạng của vấn đề nghiên cứu. Từ phƣơng pháp này có thể tìm hiểu mối liên hệ lẫn nhau của các nhân tố riêng biệt nhƣ: môi trƣờng pháp lý, điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng, công tác quy hoạch, giải phóng mặt bằng, tiềm năng kinh tế, nguồn nhân lực.
2.2.3.2. Phương pháp phân tích dãy số theo thời gian.
Dãy số thời gian là dãy các trị số của một chỉ tiêu thống kê đƣợc sắp xếp theo thứ tự thời gian.
Dãy số thời gian cho phép nghiên cứu các đặc điểm về sự biến động của hiện tƣợng qua thời gian, nó vạch rõ xu hƣớng và tính quy luật của sự phát triển, đồng thời để dự đoán mức độ của hiện tƣợng trong tƣơng lai.
Sử dụng phƣơng pháp này để phân tích mức độ bình quân theo thời gian của các số liệu thu thập đƣợc; để xác định lƣợng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn của các dự án theo số dự án và số vốn đăng ký, cũng nhƣ số vốn thực hiện của các dự án đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào tỉnh Phú Thọ.
2.2.3.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích
Tiến hành phân tích thực trạng về tình hình quản lý Nhà nƣớc về thu hút vốn đầu tƣ FDI trong những năm qua, về số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng của nguồn vốn này, cơ cấu đầu tƣ FDI vào các ngành, những thuận lợi và khó khăn trong việc quản lý Nhà nƣớc về thu hút đầu tƣ... Phân tích, so sánh các nguồn vốn, cơ cấu vốn, các lĩnh vực đầu tƣ chủ yếu... trên cơ sở đó có thể đề ra các giải pháp phù hợp trong việc tăng cƣờng quản lý Nhà nƣớc về thu hút đầu tƣ FDI của tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới.
Phân tích so sánh hoạt động đầu tƣ trong và ngoài khu công nghiệp để tìm ra nguyên nhân và các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý Nhà nƣớc về thu hút vốn FDI của tỉnh Phú Thọ.
2.2.3.4. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo
Trao đổi với các cán bộ của của tỉnh, Sở Kế hoạch & Đầu tƣ tỉnh Phú Thọ. Trao đổi thảo luận với các chuyên gia trong lĩnh vực đầu tƣ, các cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp có vốn đầu tƣ FDI, ngƣời dân xung quanh KCN để từ đó góp phần hoàn thiện nội dung nghiên cứu cũng nhƣ kiểm chứng kết quả nghiên cứu.
2.2.3.5. Vận dụng phân tích ma trận SWOT
Cách xây dựng ma trận thuận chiều với tiếp cận từ bên trong (nội tại của tỉnh Phú Thọ), có nghĩa là điểm khởi đầu của ma trận sẽ đƣợc bắt đầu bằng S (Strengths - điểm mạnh) và W (Weaknesses - điểm yếu), rồi mới đến các yếu tố thuộc môi trƣờng bên ngoài, cụ thể là O (Opprtunities - cơ hội) và T (Threats - nguy cơ). Kết quả của quá trình phân tích tổng hợp là cơ sở để xây dựng mục tiêu, phƣơng hƣớng, chiến lƣợc trong việc quản lý Nhà nƣớc về thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài FDI.
Bảng 2.1: Ma trận SWOT
Phân tích
Môi trƣờng bên ngoài Cơ hội (O) Nguy cơ (T) Nội bộ
trong tỉnh
Điểm mạnh (S) Phối hợp S/O Phối hợp S/T
Điểm yếu (W) Phối hợp W/O Phối hợp W/T - Phối hợp S/O: thu đƣợc từ sự kết hợp giữa các mặt mạnh chủ yếu trong quản lý Nhà nƣớc về FDI của tỉnh Phú Thọ với các cơ hội, chính sách mở của Nhà nƣớc, Chính phủ trong việc quản lý Nhà nƣớc về thu hút vốn FDI. Đƣa ra những giải pháp nhằm theo đuổi những cơ hội phù hợp cới những điểm mạnh của tỉnh Phú Thọ.
- Phối hợp W/O: là sự kết hợp giữa mặt yếu của tỉnh trong vấn đề quản lý Nhà nƣớc về thu hút FDI với những cơ hội, chính sách tích cực của Chính phủ trong quản lý Nhà nƣớc về thu hút FDI. Sự kết hợp này mở ra khả năng vƣợt qua mặt yếu để nắm bắt những cơ hội để tăng cƣờng quản lý Nhà nƣớc về thu hút FDI.
- Phối hợp W/T: là sự kết hợp giữa các mặt yếu về quản lý Nhà nƣớc về FDI của Phú Thọ và những nguy cơ, bất cập trong chính sách của Chính phủ trong quản lý Nhà nƣớc về thu hút FDI. Sự kết hợp này đặt ra yêu cầu cho tỉnh Phú Thọ cần phải có các biện pháp “phòng thủ‟ để ngăn không cho các điểm yếu trong quản lý Nhà nƣớc về thu hút FDI của chính Phú Thọ làm cho nó dễ bị tổn thƣơng trƣớc những nguy cơ, bất cập trong chính sách của chính phủ; đó là các giải pháp chiến
lƣợc trong quản lý Nhà nƣớc về thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.
- Phối hợp S/T: thu đƣợc từ sự kết hợp giữa các mặt mạnh trong quản lý của Phú Thọ với nguy cơ, bất cập trong chính sách quản lý của Chính phủ. Sự kết hợp này giúp cho tỉnh vƣợt qua đƣợc những nguy cơ bằng cách tận dụng những điểm mạnh của mình trong quản lý Nhà nƣớc về thu hút FDI.
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu thu thập, phân tích đánh giá
2.3.1. Hệ thống chỉ tiêu mang tính định tính về quản lý Nhà nước trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
- Quản lý Nhà nƣớc về tiếp nhận dự án theo cơ chế một cửa.
- Quản lý Nhà nƣớc về công tác tuyên truyền, chính sách xúc tiến, vận động đầu tƣ.
- Công bố các chính sách liên quan đến đầu tƣ.
- Chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng của tỉnh và việc đa dạng hoá hình thức đầu tƣ.
- Chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp FDI nhƣ (quảng cáo, đảm bảo điện, lao động...).
- Các chính sách giải phóng mặt bằng.
2.3.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá mức độ thỏa mãn nhu cầu của các nhà đầu tư đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
- Môi trƣờng bên trong KCN (Giá thuê đất; Cung cấp điện; Cấp nƣớc; Khả năng xử lý nƣớc, chất thải; Thuế và các ƣu đãi khác của chính quyền địa phƣơng; Thái độ công chức địa phƣơng; Cơ sở hạ tầng trong KCN).
- Môi trƣờng bên ngoài KCN (Vị trí địa lý; Cơ sở hạ tầng bên ngoài KCN; Khả năng tuyển dụng lao động qua đào tạo; Giá nhân công; Khả năng các ngành công nghiệp phụ trợ).
2.3.3. Chỉ tiêu nghiên cứu về quy mô đầu tư trực tiếp nước ngoài
- Mức đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài bình quân một năm cho tỉnh Phú Thọ: là tổng số vốn đăng ký của các dự án đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài chia cho số năm.
- Số lƣợng các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài: là tổng số lƣợng các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đã đầu tƣ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
- Số lƣợng các dự án đầu tƣ nƣớc ngoài: là số lƣợng các dự án đầu tƣ FDI tại Phú Thọ.
- Mức vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài bình quân một dự án là tổng số vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đã đầu tƣ chia cho số dự án đầu tƣ.
2.3.4. Chỉ tiêu nghiên cứu cơ cấu và hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài
- Cơ cấu FDI theo ngành kinh tế của tỉnh: là tỷ trọng vốn FDI của từng ngành (Số vốn FDI của ngành kinh tế chia cho tổng số vốn đầu tƣ FDI nhân với 100%)
- Tỷ trọng vốn FDI so với tổng vốn đầu tƣ phát triển hàng năm trên địa bàn tỉnh. - Tỷ trọng các hình thức đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài.
- GO: là tổng giá trị sản xuất tạo ra trong một năm của khu vực có vốn FDI. - Kim ngạch xuất khẩu của khu vực kinh tế có vốn FDI của tỉnh.
- Thu ngân sách từ khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀO TỈNH PHÚ THỌ.
3.1. Đặc điểm kinh tế của tỉnh Phú Thọ ảnh hƣởng đến quản lý Nhà nƣớc về thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào tỉnh Phú Thọ. thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào tỉnh Phú Thọ.
3.1.1. Đặc điểm về dân số, đơn vị hành chính của tỉnh Phú Thọ.
3.1.1.1. Dân số, lao động
Dân số tỉnh Phú Thọ khoảng 1,4 triệu ngƣời, có 21 dân tộc cùng sinh sống. Số ngƣời trong độ tuổi lao động khoảng 800.000 ngƣời (60% dân số) trong đó lực lƣợng lao động trẻ chiếm 65%, lao động qua đào tạo trên 33,5%.
Nguồn nhân lực.
Nguồn lao động dồi dào, chi phí nhân công rẻ, bằng 65% so với Hà Nội và 40% so với thành phố Hồ Chí Minh. Hầu hết lao động có trình độ học vấn, đã đƣợc đào tạo có tay nghề, đức tính cần cù, siêng năng chịu khó, thông minh, nhanh nhẹn, dễ thích nghi với nghề nghiệp.
Cơ sở đào tạo: hiện Phú Thọ có 2 trƣờng Đại học, hơn 34 trƣờng cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trƣờng dạy nghề và trung tâm đào tạo nghề, đáp ứng đủ yêu cầu đào tạo nguồn lao động cho doanh nghiệp.
3.1.1.2. Đơn vị hành chính
Tỉnh Phú Thọ có 13 huyện, thành, thị gồm thành phố Việt trì, thị xã Phú Thọ, các huyện Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê, Tam Nông, Thanh Thuỷ, Hạ Hoà, Thanh Ba, Đoan Hùng, Lâm Thao, Phù Ninh. Thành phố Việt Trì là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá của tỉnh.
3.1.2. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên của tỉnh Phú Thọ.
3.1.2.1. Vị trí địa lý và nguồn tài nguyên khoáng sản.
Phú Thọ là tỉnh trung du miền núi phía Bắc Việt Nam, có vị trí trung tâm vùng, là cửa ngõ Tây Bắc của thủ đô Hà Nội, trên trục hành lang kinh tế Hải Phòng - Hà Nội - Côn Minh (Trung Quốc), là cầu nối vùng Tây Bắc với thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Phú Thọ tiếp giáp với thành phố Hà Nội theo hƣớng Tây Nam và tỉnh Vĩnh Phúc theo hƣớng Đông Nam, cách sân bay quốc tế Nội Bài 50km, cách cửa khẩu Lào Cai và cửa khẩu Thanh Thuỷ - Hà Giang hơn 200km, cách cảng Hải Phòng 170 km và cảng Cái Lân 200 km, là nơi hợp lƣu của 3 con sông lớn: Sông Hồng, sông Đà và sông Lô.
Phú Thọ nằm ở trung tâm các hệ thống giao thông đƣờng bộ, đƣờng sắt và đƣờng sông từ các tỉnh thuộc Tây - Đông - Bắc đi Hà Nội, Hải Phòng và các nơi khác. Là cầu nối giao lƣu kinh tế - văn hoá - khoa học kỹ thuật giữa các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh miền núi Tây Bắc.
Quốc lộ 2 qua Phú Thọ đi Tuyên Quang, Hà Giang sang Vân Nam (Trung Quốc), quốc lộ 70 đi Yên Bái, Lào Cai sang Vân Nam (Trung Quốc), quốc lộ 32 qua Phú Thọ đi Yên Bái, Sơn La, cùng với các tỉnh bạn trong cả nƣớc và quốc tế.
Phú Thọ có hệ thống giao thông thuận lợi cả về đƣờng bộ, đƣờng sắt và đƣờng thủy. Trong tƣơng lai gần, Phú Thọ sẽ là tỉnh kết nối hành lang kinh tế quốc tế Hà Nội - Hải Phòng - Côn Minh với nhiều điểm giao kết, trung chuyển cả giao thông đƣờng sắt và đƣờng bộ trong hành trình xuyên Á.
Tỉnh Phú Thọ có nhiều khoáng sản ƣu thế phục vụ cho các ngành sản xuất vật liệu xây dựng, khoáng sản phi kim loại với trữ lƣợng lớn và chất lƣợng tốt (kaolin, sét gốm sứ…), và một số khoáng sản quý hiếm (Parit, vàng, sắt…). Cụ thể nhƣ sau:
- Mỏ vàng (chƣa kể một số mỏ đang thăm dò): 17.000 kg - Quặng sắt (hàm lƣợng 20-30%): 29 triệu tấn
- Đá xây dựng: 8,2 triệu m3 - Đất sét (nguyên liệu sản xuất gốm sứ): 200 triệu tấn - Kaolin, feldspar: 20 triệu tấn - Cát, sỏi xây dựng: 100 triệu m3
- Rừng tự nhiên: 64.064 ha - Nƣớc khoáng nóng: 45 triệu lít
3.1.2.2. Diện tích đất đai
Diện tích đất tự nhiên 3.532 km2, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 97.610 ha, đất rừng là 195.000 ha với 64.064 ha rừng tự nhiên, đất mặt nƣớc nuôi trồng thuỷ sản là 10.000 ha, các loại đất khác là 19.299 ha.
Đất đai làm mặt bằng sản xuất đáp ứng nhu cầu, phù hợp với dự án, giá thuê đất ƣu đãi. Thời gian thuê đất 50 năm (có dự án đến 70 năm). Hiện Phú Thọ đã có và quy hoạch 09 Khu công nghiệp, liên hợp - dịch vụ với diện tích 4.256 ha và 24 Cụm công nghiệp làng nghề với tổng diện tích 1.100 ha và 3.000 ha quỹ đất dự phòng thoả mãn nhu cầu đầu tƣ.
3.1.2.3. Địa hình, khí hậu
- Địa hình: Chia thành 2 tiểu vùng chủ yếu:
+ Tiểu vùng núi cao phía Tây và phía Nam của tỉnh, chủ yếu thuộc các huyện Thanh Sơn, Yên Lập, phía Tây huyện Cẩm Khê, giao lƣu với các nơi khác. Ở đây còn nhiều tiềm năng phát triển nhất là về lâm nghiệp, khai thác khoáng sản.
+ Tiểu vùng đồi gò thấp, xen kẽ đồng ruộng, dải đồng bằng ven các triền sông Hồng. sông Lô và Sông Đà. Đây là vùng thuận lợi cho việc trồng các loại cây nguyên liệu giấy, cây công nghiệp dài ngày nhƣ chè, cây ăn quả, phát triển lƣơng thực, chăn nuôi, nuôi trông thuỷ sản, phát triển công nghiệp...
- Khí hậu: Tỉnh Phú Thọ nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 230C, lƣợng mƣa trung bình hàng năm khoảng 1.700 mm.
Độ ẩm trung bình năm khoảng 86%. Khí hậu phù hợp cho sự sinh trƣởng và phát triển cây trồng, vật nuôi nhất là cây dài ngày và gia súc.
3.2. Thực trạng quản lý Nhà nƣớc về thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào tỉnh Phú Thọ. vào tỉnh Phú Thọ.
3.2.1. Khái quát về FDI vào Phú thọ giai đoạn 1991-2011 (Bảng 3.1)
Thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa nền kinh tế của Đảng và Nhà nƣớc, Phú Thọ đã sớm xác định tầm quan trọng của công tác huy động vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của địa phƣơng. Từ nhận thức đó, Phú Thọ không ngừng nỗ lực cải thiện môi trƣờng đầu tƣ và xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm thu hút các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Tính đến nay Phú Thọ