5. Bố cục của luận văn
3.4.2. Những hạn chế
Tháng 9-2006, Nghị định 108/2006/NĐ-CP đã đƣợc Chính phủ ban hành về qui định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của luật Đầu tƣ. Đây chính là cơ sở pháp lý quan trọng để triển khai mạnh mẽ việc giao quyền cho các địa phƣơng trong cấp phép và quản lý các dự án FDI. Việc phân cấp mạnh mẽ cho các địa phƣơng đã đem lại sự chủ động sáng tạo, linh hoạt cho địa phƣơng trong công tác vận động thu hút và quản lý hiệu quả hoạt động đầu tƣ nƣớc ngoài.
Một loạt dự án FDI đã đƣợc UBND tỉnh cấp phép trong những năm qua theo đúng tinh thần phân cấp đầu tƣ của Luật Đầu tƣ mới, góp phần không nhỏ trong việc làm tăng lƣợng vốn FDI vào Phú Thọ. Song, trên thực tế, trong số những dự án FDI đƣợc cấp phép này, đã có không ít những dự án "treo", gây lãng phí tài nguyên đất, làm mất cơ hội đầu tƣ của nhiều nhà đầu tƣ khác, gây bức xúc trong nhân dân... Hay một số dự án FDI lợi dụng sơ hở của quản lý Nhà nƣớc gây ra tình trạng ô nhiễm môi trƣờng, tiêu hao năng lƣợng, trình độ công nghệ thấp...
Về công tác xây dựng chiến lƣợc và quy hoạch, chất lƣợng quy hoạch chƣa cao, chƣa có những căn cứ xác thực, thuyết phục dẫn đến nguy cơ dễ lạc hậu, phải thƣờng xuyên thay đổi, nhƣ vậy khó có thể tạo định hƣớng ổn định đáng tin cậy cho nhà đầu tƣ. Khi xét duyệt các dự án đầu tƣ thiếu chặt chẽ hợp lý, chỉ xuất phát từ mong muốn hoặc khả năng mà thiếu quan tâm đến những vấn đề về thị trƣờng, chƣa kết hợp chặt chẽ giữa nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội với yêu cầu đảm bảo an ninh quốc phòng, bảo vệ cảnh quan môi trƣờng nên dẫn đến dự án đã cấp phép nhƣng không triển khai đƣợc phải rút vốn đầu tƣ.
Công tác xúc tiến FDI, hiệu quả thấp; tuyên truyền vận động xúc tiến đầu tƣ còn đơn giản và thụ động; chƣa gắn xúc tiến thƣơng mại với xúc tiến đầu tƣ. Một số buổi hội thảo xúc tiến đầu tƣ hoặc đối thoại với nhà đầu tƣ nƣớc ngoài còn mang
tính hình thức, việc thu thập thông tin về đối tác nƣớc ngoài còn nhiều khó khăn, không đầy đủ.
Công tác giám sát tình hình hoạt động của các dự án FDI tại Phú Thọ chƣa đƣợc quan tâm đúng mức mà chỉ mới tập trung quan tâm tới cấp phép, chƣa chú ý đến khâu quản lý sau cấp giấy phép.
Các doanh nghiệp trong tỉnh cho rằng thủ tục hành chính vẫn là trở ngại lớn nhất trong môi trƣờng kinh doanh tỉnh Phú Thọ nhƣ thủ tục hành chính rƣờm rà, thủ tục thuế phức tạp, thủ tục thông quan rắc rối; những yêu cầu phiền hà về giấy tờ khi xin cấp giấy phép lao động đang làm giảm sự hấp dẫn của Phú Thọ đối với các doanh nghiệp nƣớc ngoài. Để đạt đƣợc các mục tiêu của mình, tỉnh cần phải có cách thức hiệu quả hơn và thân thiện hơn với khách hàng. Một bộ phận cán bộ, công chức, kể cả cấp lãnh đạo chƣa thấy hết vai trò của công tác cải cách thủ tục hành chính trong phát triển kinh tế xã hội, ổn định chính trị… Việc công bố thủ tục hành chính và công khai quy định về thủ tục hành chính tại nơi giải quyết thủ tục hành chính tại tỉnh Phú Thọ cũng chƣa đƣợc thực hiện theo đúng quy định. Đặc biệt, vẫn còn hiện tƣợng cán bộ công chức yêu cầu thêm giấy tờ, hồ sơ khi giải quyết thủ tục hành chính nếu không có sự quen biết hoặc “hối lộ”…
Phú Thọ vẫn còn nhiều thiếu sót và chậm trễ trong việc phát triển cơ sở hạ tầng trọng yếu, đặc biệt là các tuyến đƣờng liên tỉnh, cầu, kể cả đƣờng tiếp cận có vị trí chiến lƣợc. Những hạn chế này sẽ đe dọa các dự án FDI hiện nay và trong tƣơng lai đối với sản xuất, xuất khẩu.
Cán bộ quản lý Nhà nƣớc ở các ngành có liên quan và cán bộ đƣợc cử vào liên doanh tham gia điều hành doanh nghiệp còn yếu cả về năng lực và ngoại ngữ, đây cũng là vấn đề cần xem xét, là yếu tố quyết định tới quá trình quản lý vận hành doanh nghiệp, thực tế hiện tại trên địa bàn tỉnh đây là khâu cần nhanh chóng khắc phục. Có trƣờng hợp đƣợc cử vào các chức vụ quan trọng trong ban điều hành doanh nghiệp nhƣng thiếu kiến thức về chuyên môn, chƣa qua đào tạo, thiếu sự hiểu biết về pháp luật lại đối mặt với lĩnh vực mới mẻ, những nhà kinh doanh nƣớc ngoài
sừng sỏ, nhiều kinh nghiệm nên nhiều khi lúng túng không bảo vệ đƣợc quyền lợi của phía Việt Nam. Mặc dù tỉnh đã có chính sách thu hút nhân tài về làm việc tại tỉnh, tuy nhiên việc thu hút đó chƣa thực sự hiệu quả, vẫn là những “con em cháu cha”, qua quen biết và “chạy” mới đƣợc vào làm ở những Sở, Ban, Ngành; vì vậy, vẫn còn hiện tƣợng “chảy máu chất xám” ra các tỉnh ngoài, có nhiều sinh viên của tỉnh đi học ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh… và cả ở nƣớc ngoài, tuy nhiên, nhiều ngƣời trong số họ đã không trở về tỉnh sau khi tốt nghiệp.
Chất lƣợng của đội ngũ cán bộ tỉnh hạn chế, đây là một trong những nguyên nhân khiến việc quản lý sau cấp phép kém hiệu quả. Vì năng lực hạn chế, nên các cán bộ ở tỉnh không đảm bảo công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nghĩa vụ của nhà đầu tƣ về tiến độ triển khai dự án, về huy động vốn, xây dựng, chuyển giao công nghệ, bảo vệ môi trƣờng...; do giữa các bộ, ngành và từng địa phƣơng chƣa có sự phối hợp chặt chẽ, nên công tác phối hợp giám sát hoạt động của các dự án FDI lớn còn hạn chế, dẫn đến tình trạng các dự án chậm triển khai, hoạt động kém hiệu quả nhƣng vẫn tồn tại và duy trì trong thời gian dài tại tỉnh.
Hoạt động công đoàn còn yếu, công tác Đảng trong khu vực này còn lúng túng. Mặt khác, lao động của ta trong các doanh nghiệp FDI chất lƣợng còn hạn chế, thiếu tác phong công nghiệp.
Mô hình quản lý Nhà nƣớc đối với hoạt động FDI trên địa bàn Phú Thọ vừa thiếu cơ chế trao đổi thông tin, thiếu cơ chế kiểm soát và hỗ trợ lẫn nhau. Việc thi hành chính sách và pháp luật đối với dự án FDI ở Phú Thọ còn chậm trễ, thiếu tính thống nhất, đôi khi không rõ ràng. Đặc biệt, bộ máy hành chính còn cồng kềnh, chức năng chồng chéo, thủ tục đầu tƣ phức tạp, dây dƣa, đùn đẩy đã dẫn đến bỏ mất cơ hội của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài.