Các nhân tố thuộc về tỉnh, thành phố

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Phú Thọ (Trang 40 - 43)

5. Bố cục của luận văn

1.2.1. Các nhân tố thuộc về tỉnh, thành phố

1.2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của địa phương.

Lợi thế của địa phƣơng trong thu hút FDI cho phát triển kinh tế - xã hội trƣớc tiên cần xem xét các yếu tố về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tài nguyên, khoáng sản. Các yếu tố này cần đƣợc xác định trong phạm vi một tỉnh, có sự so sánh với các tỉnh trong vùng, với toàn vùng trong mối quan hệ với thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế.

Một địa phƣơng khi hội tụ đủ các điều kiện tốt nhƣ có vị trí địa lý thuận lợi, có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng là những ƣu thế cạnh tranh lớn trong thu hút đầu tƣ và phát triển kinh tế. Vấn đề quan trọng là chính quyền địa phƣơng sẽ làm gì để tận dụng lợi thế cạnh tranh đó. Trong hoạt động thu hút đầu tƣ các yếu tố này ảnh hƣởng lớn đến quyết định đầu tƣ của nhà đầu tƣ.

1.2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội của địa phương.

Đó là cơ sở hạ tầng và nguồn lực về con ngƣời, bao gồm những yếu tố chính nhƣ số lƣợng và chất lƣợng lao động của địa phƣơng, sự phát triển của khoa học công nghệ, cơ sở hạ tầng công nghiệp, hạ tầng đƣờng giao thông, mạng lƣới điện, nƣớc, bến cảng, dịch vụ viễn thông... Đây là yếu tố không thể thiếu đối với hoạt động đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài. Các địa phƣơng nhận đầu tƣ có thể tận dụng lợi thế này để tăng cƣờng thu hút đầu tƣ thông qua việc xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng, đảm bảo phát triển nguồn nhân lực dồi dào, đủ chất lƣợng đáp ứng đƣợc nhu cầu của nhà đầu tƣ.

Bên cạnh đó, tốc độ tăng trƣởng của nền kinh tế địa phƣơng, qui mô thị trƣờng và thu nhập bình quân đầu ngƣời, thị hiếu tiêu dùng của ngƣời dân cũng có

ảnh hƣởng đến thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài vào địa phƣơng. Trong lựa chọn địa điểm đầu tƣ, tính hiệu quả là một vấn đề đƣợc nhà đầu tƣ quan tâm, hiệu quả này đƣợc xem xét thông qua chi phí về nguồn lực và các chi phí khác nhƣ vận tải, viễn thông và các chi phí trung gian khác.

Tập quán, bản sắc văn hoá là những yếu tố căn bản để hình thành sức mạnh riêng biệt của mỗi địa phƣơng. Ngƣời có văn hoá, kỷ luật, tay nghề và trình độ quản lý sẽ là lợi thế cạnh tranh dài hạn; thói quen tiêu dùng là động lực thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển; đức tính thân thiện là tiềm năng để thu hút du lịch và hợp tác kinh doanh; cần cù, sáng tạo là sức mạnh để tạo nên phát triển bền vững. Vì vậy, chính quyền cần phải hoạch định đƣợc chiến lƣợc phù hợp để định hƣớng, giáo dục, thúc đẩy vai trò của công chúng trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội.

1.2.1.3. Cơ chế, chính sách của địa phương trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

` Đây là yếu tố quan trọng có vai trò ảnh hƣởng rất lớn đến kết quả thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài. Hiện nay, trong thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ở nƣớc ta có hai quan điểm chỉ đạo. Quan điểm thứ nhất chú trọng vào việc tăng thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài về mặt số lƣợng, bất kể vào lĩnh vực nào, qui mô bao nhiêu, miễn là đầu tƣ. Theo quan điểm này hiện nay, đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đã mang lại những lợi ích trƣớc mắt cho nhiều địa phƣơng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tuy nhiên về lâu dài thu hút đầu tƣ theo hƣớng này đang dần bộc lộ những bất cập mà hậu quả của nó có ảnh hƣởng lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng nhƣ: mất cân đối cơ cấu kinh tế, gây ô nhiệm môi trƣờng, sử dụng không có hiệu quả các nguồn lực…

Từ những bất cập trên, quan điểm thứ hai đã hình thành, quan điểm này cho rằng đã đến lúc chúng ta phải thu hút FDI về mặt chất lƣợng, ƣu đãi đối với những lĩnh vực công nghệ kỹ thuật cao, lĩnh vực sản xuất tƣ liệu sản xuất. Thu hút đầu tƣ trực tiếp theo hƣớng này sẽ giúp nâng cao hiệu quả các dự án đầu tƣ, đồng thời đảm bảo đƣợc mục tiêu phát triển mang tính bền vững.

Chính sách thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài là một bộ phận quan trọng trong chính sách kinh tế đối ngoại của địa phƣơng cũng nhƣ của quốc gia. Bao gồm các nguyên tắc, công cụ và biện pháp thích hợp mà địa phƣơng áp dụng để điều chỉnh các hoạt động đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trong một thời kỳ nhất định nhằm đạt đƣợc các mục tiêu đã định trong chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng. Thông qua chính sách thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài tạo điều kiện mời gọi các nhà đầu tƣ đến địa phƣơng, điều chỉnh mối quan hệ giữa các loại hình đầu tƣ, các hình thức đầu tƣ và mối quan hệ giữa các ngành và các vùng trong việc thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài.

Những chính sách của địa phƣơng trong thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc biểu hiện thông qua những nội dung chính nhƣ ngành nghề khuyến khích đầu tƣ, cơ chế quản lý và các chính sách ƣu đãi về đầu tƣ khác. Những chính sách này có tác động đến hoạt động của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài.

Những tác động tích cực hỗ trợ nhà đầu tƣ:

- Sự thân thiện của chính quyền địa phƣơng thông qua các thủ tục hành chính, hệ thống dịch vụ công minh bạch, hiệu quả và công bằng trong việc cấp giấy phép đầu tƣ, thủ tục hải quan, thu thuế…

- Sự ổn định, nhất quán và bình đẳng của các chính sách quản lý đối với các dự án đầu tƣ và nhà đầu tƣ nƣớc ngoài.

- Kế hoạch, quy hoạch các vùng, ngành nghề lĩnh vực … trên địa bàn của địa phƣơng để hoạch định chƣơng trình kế hoạch cho nhà đầu tƣ khi tiến hành đầu tƣ. Những rào cản đối với hoạt động của nhà đầu tƣ:

- Mức thuế cao.

- Chính sách đầu tƣ thiếu nhất quán.

- Hệ thống dịch vụ công kém hiệu quả, thủ tục hành chính rƣờm rà, phức tạp. - Những quy định cản trở hoạt động của nhà đầu tƣ.

- Quỹ đất hạn hẹp ở nơi có điều kiện đầu tƣ thuận lợi.

Một trong số các công cụ chính sách của địa phƣơng có ảnh hƣởng lớn đến hoạt động thu hút của địa phƣơng đó là chính sách quản lý nguồn lực của chính quyền địa phƣơng. Các nghiên cứu cho thấy khả năng tiếp cận các nguồn lực cơ bản nhƣ đất đai, tín dụng, cơ sở hạ tầng, điện, nƣớc… có ảnh hƣởng lớn quyết định lựa chọn địa điểm đầu tƣ của các nhà đầu tƣ.

1.2.1.4. Độ minh bạch và tính trách nhiệm của bộ máy quản lý địa phương.

Độ minh bạch và tính trách nhiệm của bộ máy quản lý địa phƣơng biểu hiện qua thủ tục hành chính nhƣ việc kiểm tra, vay vốn, cấp đất của nhà đầu tƣ. Giảm thiểu đƣợc các chi phí này sẽ giúp cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn. Thực tế cho thấy các doanh nghiệp ở địa phƣơng thƣờng không thực hiện việc giải quyết tranh chấp thông qua các cơ quan chức năng nhƣ hệ thống toà án ở địa phƣơng. Lý do họ đƣa ra là vì thủ tục rƣờm rà, mất thời gian, hoặc họ không tin tƣởng vào tính công bằng và hiệu lực của các phán quyết. Do vậy nâng cao năng lực và trách nhiệm của các cơ quan chức năng địa phƣơng tạo điều kiện cho khối doanh nghiệp có một môi trƣờng kinh doanh lành mạnh, tin cậy.

Tính năng động của bộ máy quản lý ở các địa phương.

Chỉ số này đo lƣờng tính sáng tạo, sáng suốt của tỉnh, thành phố trong quá trình thực thi các chính sách Trung Ƣơng cũng nhƣ trong việc đƣa ra sáng kiến riêng nhằm phát triển khu vực kinh tế tƣ nhân, đánh giá khả năng hỗ trợ và áp dụng những chính sách đôi khi không rõ ràng của Trung Ƣơng theo hƣớng có lợi cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Phú Thọ (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)