Các nhân khách quan

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Phú Thọ (Trang 43 - 47)

5. Bố cục của luận văn

1.2.2.Các nhân khách quan

1.2.2.1. Nhân tố quốc tế.

Xu thế vận động của dòng vốn đầu tƣ quốc tế. Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài bắt đầu hình thành vào khoảng đầu thế kỷ 20, cho đến nay hoạt động này đã có nhiều biến đổi sâu sắc, quy mô đầu tƣ ngày càng tăng, thị trƣờng ngày càng mở

rộng và lĩnh vực đầu tƣ ngày càng đa dạng có vai trò quan trọng với nền kinh tế thế giới.

Sự vận động của dòng vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ban đầu tập trung ở các nƣớc đang phát triển, tuy nhiên cho đến cuối thế kỷ 20 thì dòng vốn có xu hƣớng chảy tới các quốc gia công nghiệp phát triển. Đƣợc đánh giá là chìa khoá cho sự tăng trƣởng, các quốc gia đang phát triển đang không ngừng nỗ lực kêu gọi đầu tƣ phát triển và đã đạt đƣợc nhiều thành công đáng kể trong những năm qua.

Hiện nay xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, nó tạo điều kiện cho thƣơng mại và đầu tƣ quốc tế rất phát triển. Khi một quốc gia có mức độ hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực càng sâu, rộng càng có tác dụng thu hút nhiều vốn đầu tƣ vào trong nƣớc. Có ba tiêu chí đƣợc các nhà đầu tƣ quan tâm để đánh giá khả năng thu hút vốn đầu tƣ của nƣớc sở tại đƣợc nhắc đến là giá nhân công, tình hình xuất khẩu sang nƣớc thứ ba và cơ hội tăng trƣởng của thị trƣờng.

Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đang tiếp tục phát triển với trình độ ngày càng cao, tăng nhanh lực lƣợng sản xuất đồng thời thúc đẩy quá trình thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế thế giới, quốc tế hoá nền kinh tế và đời sống xã hội; các quốc gia lớn họ tham gia ngày càng nhiều vào quá trình hợp tác và liên kết khu vực, liên kết quốc tế về kinh tế, thƣơng mại và nhiều lĩnh vực khác. Khi cuộc cách mạng khoa học ngày càng phát triển thì đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài sẽ càng trở nên cần thiết đặc biệt là đối với những quốc gia đang phát triển, đây là cách lựa chọn hiệu quả để thu hẹp khoảng cách giữa những quốc gia này đối với các nƣớc công nghiệp phát triển.

Với vị trị địa lý thuận lợi, nằm trong khu vực kinh tế năng động của Châu Á đƣợc nhiều nhà đầu tƣ quan tâm đến, nƣớc ta có nhiều thuận lợi trong thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài. Việc bãi bỏ những cản trở thƣơng mại và đầu tƣ quốc tế, tái điều chỉnh cơ cấu và cải cách nền kinh tế cũng nhƣ việc tự do hoá trong lƣu thông vốn quốc tế là những nhân tố quan trọng thúc đẩy hoạt động đầu tƣ trực tiếp

nƣớc ngoài. Đã có nhiều khu vực tự do hoá thƣơng mại đƣợc hình thành là kết quả tất yếu toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới. Bên cạnh đó những hiệp ƣớc đầu tƣ song phƣơng đã thực sự thúc đẩy và bảo hộ hợp pháp cho những hoạt động của các nhà đầu tƣ quốc tế và dự án của họ đối với các nƣớc nhận đầu tƣ. Các nguyên tắc đối xử ƣu đãi và công bằng đối với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài cũng đƣợc các quốc gia hết sức xem trọng, nó cũng đƣợc coi là động lực thúc đẩy cho hoạt động đầu tƣ nƣớc ngoài trở nên mạnh mẽ hơn trên quy mô toàn thế giới.

Hiện nay, Hoa Kỳ đang là một trong 10 nƣớc và vùng lãnh thổ có đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài lớn nhất tại Việt Nam. Với trên 180 dựa án đƣợc cấp phép, tổng vốn đăng ký đạt 1,58 tỷ USD, chƣa kể các dựa án của các nhà đầu tƣ Hoa Kỳ đầu tƣ vào Việt Nam thông qua nƣớc hoặc lãnh thổ thứ ba (Singapore, Hồng Kông, các đảo Cayman...). Hiệp định thƣơng mại Việt Nam – Hoa Kỳ đã đƣợc ký kết năm 2000 và có hiệu lực vào năm 2001 đã tạo thêm những cơ hội và cả những thách thức mới trong phát triển quan hệ đầu tƣ - thƣơng mại giữa hai quốc gia.

Nhật Bản cũng là một trong những nhà đầu tƣ lớn đối với Việt Nam, tuy nhiên đầu tƣ của Nhật Bản thƣờng ở qui mô vừa phải, áp dụng công nghệ tƣơng đối đơn giản, số lƣợng dự án lớn. Xu hƣớng đầu tƣ của Nhật Bản là tập trung vào những ngành công nghiệp truyền thống nhƣ dệt, vải sợi, chế biến nguyên liệu thô, lắp ráp hàng điện tử và đa số các sản phẩm của Nhật Bản là để phục vụ trực tiếp cho nền công nghiệp trong nƣớc.

Ngoài ra, các chủ đầu tƣ từ các quốc gia nhƣ Hà Quốc, Trung Quốc, Đài Loan... cũng đã và đang có nhiều dự án đầu tƣ trực tiếp vào Việt nam.

1.2.2.2. Nhân tố quốc gia.

Thứ nhất, là luật pháp, chính sách ban hành về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Việt Nam. Hoạt động đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam chịu sự điều chỉnh của Luật Đầu tƣ, Luật doanh nghiệp; ngoài ra, hoạt động FDI cũng chịu sự điều chỉnh của các luật liên quan khác nhƣ Luật đất đai, Luật thuế, Luật tài nguyên môi trƣờng... Vì vậy để thu hút đƣợc các dự án FDI thì các luật điều chỉnh này phải

thống nhất và đồng bộ.

Thứ hai, cơ chế chính sách vĩ mô trong hoạt động đầu tƣ nƣớc ngoài, đó là những quy định của Nhà nƣớc đối với hoạt động đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài. Những quy định này ở nƣớc ta đã không ngừng đƣợc hoàn thiện từng bƣớc theo hƣớng thu hẹp sự phân biệt giữa đầu tƣ trong nƣớc và đầu tƣ nƣớc ngoài, tạo sự bình đẳng, không phân biệt đối xử trong hoạt động đầu tƣ. Những nội dung trong các chính sách của Nhà nƣớc tạo nên môi trƣờng đầu tƣ hấp dẫn đối với các nhà đầu tƣ đó là sự ổn định, tính nhất quán, minh bạch và bình đẳng của các chính sách trong công tác quản lý đầu tƣ đối với nhà đầu tƣ nƣớc ngoài.

Thứ ba, là chính sách thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài thông qua các kế hoạch và quy hoạch phát triển kinh tế của các vùng miền, các ngành nghề. Đây là những yếu tố quan trọng cho nhà đầu tƣ khi lựa chọn địa điểm và ngành nghề đầu tƣ. Dựa trên quy hoạch này nhà đầu tƣ sẽ xây dựng đƣợc cho mình định hƣớng, kế hoạch cho hoạt động đầu tƣ của mình. Điều này tạo nên lợi ích cho cả các nhà đầu tƣ và địa phƣơng nhận đầu tƣ đảm bảo sự phát triển bền vững về kinh tế, xã hội của nƣớc nhận đầu tƣ.

Thứ tư, là chính sách xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng. Các doanh nghiệp nƣớc ngoài quan tâm đến cơ sở hạ tầng của địa phƣơng nhƣ hệ thống giao thông, thông tin, hệ thống đƣờng, trƣờng học, điện, nƣớc, mặt bằng.... Điều này muốn thu hút các dự án FDI có chất lƣợng thì Nhà nƣớc nhận đầu tƣ phải chú trọng, phải luôn “sẵn có” và đồng đều giữa các địa phƣơng để các nhà đầu tƣ quan tâm và xúc tiến đầu tƣ. Đặc biệt là những địa phƣơng miền núi, lạc hậu Nhà nƣớc phải tăng cƣờng cải thiện cơ sở hạ tầng để thu hút đầu tƣ FDI.

Thứ năm, là chính sách phát triển nguồn nhân lực của Nhà nƣớc. Việc quản lý của Nhà nƣớc đối với hoạt động thu hút FDI có thực sự hiệu quả hay không tác động không nhỏ là do ngƣời thực hiện: ngƣời áp dụng ban hành chính sách vào thực tế công tác quản lý, ngƣời điều hành hoạt động của các dự án FDI, ngƣời thực hiện công tác quản lý xúc tiến thu hút FDI,... Điều này chứng tỏ, muốn thu hút các

dự án FDI có hiệu quả, có chất lƣợng thì Nhà nƣớc phải ban hành chính sách phát triển nguồn nhân lực của Trung ƣơng và địa phƣơng. Tạo cơ hội cho những sinh viên giỏi trong và ngoài nƣớc đƣợc làm việc trong các Bộ, sở, ban, ngành và thƣờng xuyên tổ chức, có chính sách nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực cho các đối tƣợng này để thu hút FDI.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Phú Thọ (Trang 43 - 47)