Kinh nghiệm của thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Phú Thọ (Trang 47 - 50)

5. Bố cục của luận văn

1.3.1.Kinh nghiệm của thành phố Hà Nội

Thành công của Hà Nội trong quản lý các doanh nghiệp FDI là do các nguyên nhân sau:

Một là, Hà Nội đã xây dựng được quy hoạch tổng thể và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, đây là cơ sở quan trọng cho việc định hƣớng chiến lƣợc thu hút đầu tƣ và đề ra các quyết sách quản lý hoạt động FDI. Căn cứ vào chiến lƣợc tổng thể, Hà Nội đã xác định nhu cầu về vốn FDI đến năm 2020, đề ra chiến lƣợc thu hút vốn FDI. Xác định và phân loại các ngành, nghề ƣu tiên khuyến khích đầu tƣ. Nhờ đó, đã tạo dựng đƣợc cơ sở thông tin chính xác, đáng tin cậy có tính dài hạn cho các nhà đầu tƣ yên tâm đầu tƣ phát triển sản xuất kinh doanh tại Hà Nội.

Hai là, từ tình hình thực tế, Hà Nội đã xây dựng qui hoạch và lập danh mục dự án gọi vốn FDI, và coi đó là nguồn vốn quan trọng vì nó không chỉ tạo nguồn vốn mà còn là cơ hội đổi mới công nghệ, đào tạo cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề, tiếp thu cách quản lý hiện đại và mở rộng thị trƣờng.

Ba là, ban hành một số chính sách ưu đãi đối với FDI. Hà Nội đã ban hành chính sách ƣu đãi các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài vào các khu công nghiệp, chính sách ƣu đãi về giá đất, xây dựng kết cấu hạ tầng và giảm, miễn thuế đối với các lĩnh vực đang là đòn bẩy kinh tế quan trọng. Hệ thống chính sách đối với các dự án FDI cụ thể, chi tiết đối với từng lĩnh vực hoạt động, từng khu vực và đƣợc chính quyền

thành phố Hà Nội quan tâm củng cố, hoàn thiện cho phù hợp với yêu cầu của các nhà đầu tƣ cũng nhƣ lợi ích của thành phố, của đất nƣớc.

1.3.2. Kinh nghiệm của Đồng Nai.

Đồng Nai là tỉnh thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài thành công nhất trong cả nƣớc. Từ năm 1998 đến 2002, Đồng Nai đã thu hút đƣợc 409 dự án với tổng vốn đầu tƣ lên đến 5.488,2 triệu USD, chiếm 14,03% lƣợng vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Việt Nam. Hiện nay, vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Đồng Nai chiếm từ 45 – 50% tổng vốn đầu tƣ của toàn tỉnh. Thành công đó đƣợc đúc kết thành bài học sau:

Thứ nhất, Đảng, chính quyền, đoàn thể và nhân dân đồng tâm nhất trí tìm các biện pháp hợp lý nhất để thu hút vốn FDI trong khuôn khổ quy định của pháp luật. Trong công tác quản lý Nhà nƣớc, các cơ quan đã thực hiện thành công quy chế quản lý một cửa, thời gian cấp phép cho doanh nghiệp nƣớc ngoài nhanh chóng (năm 2003 đã cấp giấp phép cho công ty Mainetti Vietnam 100% vốn Singapore chỉ mất 3 giờ đã đƣợc vào khu công nghiệp Amata).

Thứ hai, vận dụng sáng tạo chủ trƣơng thu hút vốn FDI, từ năm 1988 Đồng Nai đã quy hoạch các khu công nghiệp đáp ứng cho nhu cầu bố trí dự án đầu tƣ và đã thu hút đƣợc các dự án tập trung vào KCN. Đồng thời, linh hoạt cho phép công ty phát triển kết cấu hạ tầng đàm phán thoả thuận với nhà đầu tƣ ứng trƣớc phí sử dụng hạ tầng, đã tạo đƣợc nguồn vốn rất quan trọng để xây dựng kết cấu hạ tầng ban đầu. Chú trọng công tác xúc tiến, vận động đầu tƣ. Thƣờng xuyên tiếp xúc, gặp gỡ các nhà đầu tƣ, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tƣ đóng góp ý kiến, làm cầu nối giữa doanh nghiệp và các bộ ngành Trung ƣơng, kịp thời giải quyết những vƣớng mắc phát sinh, qua đó các cơ quan quản lý địa phƣơng cải tiến dần lề lối làm việc.

Thứ ba, chú trọng công tác đào tạo nghề, hƣớng nghiệp cho ngƣời lao động. Các trung tâm xúc tiến việc làm trƣớc khi giới thiệu ngƣời lao động để doanh nghiệp phỏng vấn tuyển dụng, bồi dƣỡng cho ngƣời lao động biết đƣợc quy định

của Bộ luật lao động. Riêng đội ngũ cán bộ quản lý đƣợc đào tạo bồi dƣỡng, khá về chuyên môn nghiệp vụ và có trách nhiệm đối với công việc.

Thứ tư, huy động tối đa các nguồn lực cho đầu tƣ phát triển song hành với thu hút FDI: tích cực tác động và huy động các nguồn vốn trong xã hội để đầu tƣ cải thiện kết cấu hạ tầng phục vụ trực tiếp hoặc gián tiếp cho các nhà đầu tƣ.

1.3.3. Kinh nghiệm của Vĩnh Phúc.

Vĩnh Phúc là một tỉnh trẻ, đƣợc tách từ tỉnh Vĩnh Phú (cũ) từ năm 1997, là “em” của Phú Thọ, vậy mà đến nay, tình hình thu hút FDI của Vĩnh Phúc đã vƣợt xa Phú Thọ. Thực tế quản lý Nhà nƣớc về thu hút FDI của Vĩnh Phúc cho một số kinh nghiệm sau:

Thứ nhất, trong đƣờng lối và chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội, tỉnh Vĩnh Phúc đã xác định phát huy cao độ nội lực đồng thời tranh thủ ngoại lực bên ngoài để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững, trong những năm qua công nghiệp Vĩnh Phúc phát triển nhanh. Sau khi tái lập, Vĩnh phúc vẫn là một tỉnh thuần nông, năm 1997 công nghiệp Vĩnh Phúc chỉ xếp thứ 41/61 tỉnh thành. Đến nay công nghiệp Vĩnh Phúc đã vƣơn lên vị trí thứ 7 toàn quốc. Có sự biến đổi một cách nhanh chóng nhƣ vậy là do Vĩnh Phúc đã biết lựa chọn công nghiệp làm ngành kinh tế đòn bẩy trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Thứ hai, Quan điểm chỉ đạo, xuyên suốt trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Vĩnh Phúc là xây dựng và phát triển KCN một cách đồng bộ và chủ trƣơng tập trung thu hút các dự án FDI vào các KCN của tỉnh. Tám KCN lớn của Vĩnh Phúc là Quang Minh, Kim Hoa, Bình Xuyên, Chân Hƣng, Khai Quang, Lai Sơn, Xuân Hoà và Phúc Yên đã giúp tỉnh “cất cánh”. Khai thác ngoại lực, thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài để phát triển công nghiệp.

Hiện nay, các KCN có khả năng thu hút đầu tƣ cao nhƣ Quang Minh, Khai Quang, Bình Xuyên… đang tiếp tục đƣợc mở rộng. Tỉnh cũng gấp rút xây dựng những KCN mới bên cạnh những tập đoàn kinh tế lớn đang hoạt động trên địa bàn nhƣ TOYOTA Việt Nam, Honda Việt nam… Đến với KCN Vĩnh Phúc nhà đầu tƣ

đƣợc hƣởng lợi bởi có nhiều chính sách ƣu đãi về giá đất, thuế, giải phòng mặt bằng cũng nhƣ các thủ tục hành chính.

Thứ ba, tỉnh đã thực thi cơ chế “một cửa, một dấu” đã rút ngắn đƣợc 2/3 thời gian khi làm thủ tục cấp phép đầu tƣ, cụ thể, thời hạn cấp phép đầu tƣ, giấy chứng nhận ƣu đãi thời gian tối đa kể từ ngày Ban Quản lý các KCN và Thu hút đầu tƣ hoặc Sở Kế hoạch – đầu tƣ nhận hồ sơ hợp lệ đến khi cấp phép đầu tƣ đƣợc quy định nhƣ sau:

- 03 ngày đối với dự án thuộc diện đăng ký cấp phép đầu tƣ. - 10 ngày đối với dự án thuộc diện cấp ƣu đãi đầu tƣ.

- 20 ngày đối với dự án thuộc diện phải thẩm định cấp giấy phép đầu tƣ.

Thứ tư, bên cạnh sự thông thoáng, nhanh chóng về thủ tục đầu tƣ, Vĩnh Phúc còn coi trọng thành công của các chủ đầu tƣ là thành công của mình và mong muốn tất cả các nhà đầu tƣ đều gặt hái đƣợc những thành quả. Sự trọng thị đó đã thu hút nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đến với Vĩnh Phúc ngày càng nhiều. Chúng ta có thể thấy đƣợc kết quả của công tác quy hoạch trên 12 cụm công nghiệp ở Vĩnh Phúc hiện nay.

Đi lên từ ngoại lực là bài học thành công trong phát triển công nghiệp của Vĩnh Phúc trong hơn 10 năm qua kể từ khi tái lập tỉnh. Bài học này cho thấy nếu quản lý tốt từ khi cấp phép đến hậu cấp phép cho các dự án đầu tƣ FDI, biết khai thác tốt những tiềm lực bên ngoài, sẽ biến ngoại lực thành nội lực, rút ngắn đƣợc quá trình tăng trƣởng.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Phú Thọ (Trang 47 - 50)