5. Bố cục của luận văn
3.3.3. Về nguồn nhân lực
Theo số liệu thống kê: Số ngƣời trong độ tuổi lao động của tỉnh hiện nay là: 80 vạn ngƣời; Số lao động làm việc trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng; 11,6 vạn ngƣời (khoảng 14,5%); Số lao động đã qua đào tạo chiếm tỷ lệ nhỏ: 28% (năm
2005) và 36% (năm 2007); Số ngƣời thất nghiệp hoặc chƣa có việc làm: gần 2 vạn ngƣời. Những con số trên phản ánh một thực trạng đang diễn ra hiện nay là sự mất cân đối trong cung và cầu về lao động: Mặc dù nhu cầu về sử dụng lao động là rất lớn, nguồn lao động của tỉnh rất đồi dào, nhƣng tỉ lệ lao động đƣợc giải quyết việc làm lại không cao. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng thừa lao động, thiếu việc làm nhƣ trên chính là do chất lƣợng nguồn lao động của tỉnh còn thấp. Bản thân các nhà đầu tƣ chƣa có chính sách ƣu đãi đặc biệt đối với lực lƣợng lao động địa phƣơng và chƣa có một chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực hiệu quả và hợp lý.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có hai trƣờng Đại học là Đại học Hùng Vƣơng và Đại học Công nghiệp Việt Trì; cùng với hơn 34 trƣờng cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trƣờng dạy nghề và Trung tâm đào tạo: Trƣờng Cao đẳng công nghiệp hóa chất, đào tạo nghề giấy, công nhân cơ điện… Các ngành nghề đào tạo gồm: Điện, giấy, hàn…. Hàng năm, số học viên tốt nghiệp ra trƣờng lên đến vài nghìn ngƣời, nhƣng do chất lƣợng đào tạo còn thấp, kỹ năng thực hành của học viên chƣa cao, các ngành nghề đào tạo không phù hợp với yêu cầu của nhà tuyển dụng nên việc giải quyết việc làm cho ngƣời lao động gặp rất nhiều khó khăn. Số ngƣời lao động bị thất nghiệp và chƣa có việc làm vẫn chiếm tỷ lệ cao.
Chính sách phát triển nguồn nhân lực của Phú Thọ chƣa tốt, chƣa thực sự chú trọng trực tiếp đào tạo nghề cho những lao động nông nghiệp có đất đƣợc chuyển đổi sang sản xuất công nghiệp; công tác đào tạo nguồn nhân lực, giới thiệu việc làm còn hạn chế.
Chính sách thu hút nhân tài của Phú Thọ chƣa vận dụng triệt để, vẫn còn “sách nhiễu” trong lựa chọn nhân tài về làm việc trong các sở, ban, ngành trong tỉnh. Việc đào tạo nguồn nhân lực chƣa thực sự bài bản, lao động trong các doanh nghiệp FDI chủ yếu vẫn là lao động phổ thông; doanh nghiệp cần lao động, thông báo tuyển dụng và tự đào tạo tay nghề cho ngƣời lao động; chƣa có định hƣớng của tỉnh trong đào tạo nguồn nhân lực cho khu vực FDI.