5. Bố cục của luận văn
4.3.6. Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực
Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài không còn là lĩnh vực mới mẻ song kiến thức và kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ nhìn chung chƣa có nhiều. Từ thực tế công tác này trong những năm qua đã chỉ rõ sự yếu kém của cán bộ. Vì vậy để có đủ một lực lƣợng cán bộ cho công tác này cần phải có kế hoạch đào tạo một cách thƣờng xuyên liên tục.
Đối với cán bộ, công chức đang làm công tác quản lý Nhà nƣớc đối với hoạt động thu hút FDI, cần tổ chức đào tạo theo nhiều hình thức nhƣ tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ, luật pháp, ngoại ngữ, nhằm nâng cao trình độ hiểu biết chuyên môn, tinh thần trách nhiệm trong công việc và đào tạo nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu công việc trong tình hình mới. Về lâu dài, cần tuyển chọn các sinh viên tốt nghiệp đại học loại giỏi thuộc các chuyên ngành nhƣ: kinh tế đối ngoại, luật kinh tế... vào làm việc theo chế độ công chức dự bị tại Sở Kế hoạch và đầu tƣ, Ban Quản lý các KCN; sau đó tổ chức cho thi công chức và nếu trúng tuyển cho đi đào tạo tiếp ở nƣớc ngoài. Đây là nguồn nhân lực có chất lƣợng cao bổ sung cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý Nhà nƣớc đối với hoạt động FDI, đồng thời có thể
cử họ tham gia vào Hội đồng quản trị các doanh nghiệp liên doanh mà đối tác phía Việt Nam là các doanh nghiệp nhà nƣớc.
Công tác cán bộ và đào tạo phải hƣớng vào việc nâng cao trình độ quản lý của cán bộ có trình độ chuyên môn giỏi để đảm trách những công việc trong các doanh nghiệp FDI. Không chỉ thông qua hệ thống các trƣờng chuyên ngành trong nƣớc để đào tạo cán bộ chuyên trách hoạt động trong lĩnh vực FDI mà cần mạnh dạn gửi ra nƣớc ngoài đào tạo cũng nhƣ thuê các chuyên gia hàng đầu của nƣớc ngoài vào làm việc ở những khâu mà ta chƣa đảm đƣơng đƣợc hoặc còn yếu (chẳng hạn kiểm toán...). Điều chỉnh mạnh về nhân sự, nhất là cán bộ chủ chốt liên quan đến hoạt động kinh tế đối ngoại và đặc biệt là trong lĩnh vực FDI. Có đề án dài hạn về đào tạo và sử dụng cán bộ nguồn trẻ, đƣợc tạo cơ bản và xuất thân từ những sinh viên tốt nghiệp xuất sắc các trƣờng đại học trong nƣớc hoặc ngoài nƣớc. Đó cũng chính là cách để nhanh chóng tiếp cận đƣợc những kỹ năng trong hoạt động đầu tƣ đáp ứng tốt hơn cho công việc trƣớc mắt và lâu dài.
Song song, với công tác đào tạo cán bộ, cần chú trọng tổ chức đào tạo công nhân lành nghề làm việc cho các doanh nghiệp FDI theo các chƣơng trình phù hợp nhu cầu và triển vọng sử dụng thực tế số lao động này. Khuyến khích và có quy định cụ thể đối với các doanh nghiệp FDI về đào tạo tay nghề, nhất là huấn luyện kỹ thuật; có chính sách yêu cầu các doanh nghiệp FDI có kế hoạch đào tạo công nhân và cán bộ quản lý doanh nghiệp. Coi trọng chính sách đón đầu trong giáo dục đào tạo nhân lực về lâu dài cần thiết phải đƣa vào chƣơng trình cải cách giáo dục chƣơng trình đào tạo kỹ thuật và các kỹ năng kinh doanh. Xây dựng thêm một số trung tâm đào tạo cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề mà trƣớc hết là phục vụ cho các doanh nghiệp FDI.
Tiếp tục đơn giản hoá các thủ tục và giảm bớt các phí tổn về thị thực nhập cảnh, tạo điều kiện thuận lợi về thu nhập, nhà ở... để thu hút các cán bộ kỹ thuật, các nhà khoa học và những ngƣời điều hành kinh doanh nƣớc ngoài đến làm việc tại tỉnh Phú thọ.