5. Bố cục của luận văn
3.3.1. Về cơ chế, chính sách
Các dự án đầu tƣ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ngoài việc đƣợc hƣởng các chính sách ƣu đãi đầu tƣ của Nhà nƣớc còn đƣợc hƣởng hỗ trợ đầu tƣ của tỉnh Phú Thọ và đƣợc thực hiện theo cơ chế một cửa liên thông.
Chính sách hỗ trợ đầu tư về đất.
Trong thời gian qua, tất cả các dự án đầu tƣ đƣợc tỉnh phê duyệt đều đƣợc miễn tiền thuê đất trong giai đoạn xây dựng cơ bản. Trong đó, có dự án đầu tƣ của Công ty CP Vietnam – Korea (thời gian thực hiện 2010 – 2059) của nhà đầu tƣ Hàn Quốc liên doanh với Việt Nam, đầu tƣ trên địa bàn huyện Phù Ninh, đầu tƣ ở lĩnh vực đầu tƣ kinh doanh hạ tầng sản xuất đƣợc tỉnh phê duyệt cho miễn tiền thuê đất trong 7 năm theo đúng chính sách ƣu đãi đầu tƣ của tỉnh.
Chính sách hỗ trợ đầu tư trong lĩnh vực đầu tư hạ tầng và phí hạ tầng.
Tỉnh Phú Thọ có hạ tầng chƣa hoàn thiện để phát triển công nghiệp. Trong khi đó, ngân sách tỉnh còn hạn chế nên việc bố trí nguồn vốn để đầu tƣ xây dựng hạ tầng chƣa thể đáp ứng. Bởi vậy, việc đầu tƣ xây dựng các hạng mục hạ tầng KCN, CCN đƣợc thực hiện chậm và chƣa đồng bộ. Một số công trình, hạng mục thiết yếu nhƣ đƣờng giao thông, hệ thống thoát nƣớc, trạm xử lý nƣớc thải tập trung đều thiếu vốn đầu tƣ.
Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã hình thành và quy hoạch 7 KCN, 22 CCN với tổng diện tích gần 4.000ha. Nhƣng các khu, cụm công nghiệp này đƣợc thành lập chƣa xem xét đồng bộ với điều kiện hạ tầng kinh tế - xã hội, khả năng và nhu cầu phát triển thực tế dẫn đến tình trạng nhiều đất đai bị bỏ hoang hóa, lãng phí. Hiện nay nhiều diện tích đất vẫn chƣa đƣợc lấp đầy, gây lãng phí lớn. “Thậm chí, có cả
doanh nghiệp đến “xí phần” đất rồi sau đóng cửa không hoạt động” một ngƣời dân gần KCN Thuỵ Vân cho biết.
Hầu hết các khu, cụm công nghiệp đƣợc thành lập đều nằm trên những vùng đất thuận tiện về vị trí, hạ tầng, địa hình bằng phẳng, xâm phạm đến diện tích đất trồng lúa cần đƣợc bảo vệ; bám theo các tuyến quốc lộ, nằm sát các khu dân cƣ, gây nên tình trạng ách tắc giao thông, ô nhiễm môi trƣờng...
Trong 7 KCN đƣợc Chính phủ phê duyệt từ nhiều năm trƣớc, đến nay mới triển khai đầu tƣ xây dựng 2 KCN là Thụy Vân và Trung Hà với tổng kinh phí thực hiện đầu tƣ cơ sở hạ tầng tính đến hết năm 2011 gần 500 tỷ đồng; trong đó, trên 475 tỷ đồng vốn ngân sách, vốn vay Ngân hàng Phát triển Việt Nam là 21 tỷ đồng. Còn lại 5 KCN chƣa đƣợc đầu tƣ, hiện vẫn đang trong quá trình kêu gọi thu hút đầu tƣ xây dựng kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN.
Các KCN Thụy Vân và Trung Hà đã đƣợc đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng trong và ngoài hàng rào (bao gồm cả chi phí giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cƣ). Các hạng mục hệ thống cấp nƣớc, thông tin liên lạc xây dựng đến chân hàng rào nhà máy do Công ty Cổ phần cấp nƣớc và Bƣu chính viễn thông Phú Thọ đầu tƣ; trạm biến áp 110 KV cung cấp điện cho KCN Thụy Vân, KCN Trung Hà do Tổng Công ty Điện Lực miền Bắc đầu tƣ.
Các công trình kết cấu hạ tầng bên ngoài hàng rào nhƣ đƣờng nối quốc lộ 2 vào KCN, đƣờng trục chính Vân Phú - Thụy Vân, cầu vƣợt đƣờng sắt đã đƣợc đầu tƣ xây dựng đảm bảo kết nối giao thông của KCN Thụy Vân với quốc lộ 2. Các khu tái định cƣ trên địa bàn 3 xã Thụy Vân, Thanh Đình và Vân Phú đã đƣợc đầu tƣ quy hoạch xây dựng ngay khi bắt đầu triển khai đền bù giải phóng mặt bằng KCN. Khu nhà ở công nhân của Nhà máy xi măng Hữu Nghị (3,1ha) đã đƣợc doanh nghiệp đầu tƣ xây dựng với tổng số vốn 160 tỷ đồng, đáp ứng nhu cầu nhà ở cho gần 3.000 ngƣời (14,5% công nhân trong KCN). Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã quy hoạch thêm 01 khu nhà ở công nhân diện tích 20,5 ha và đã thu hút dự án đầu tƣ khu nhà nhà ở chung cƣ 7,8 ha, vốn đầu tƣ khoảng 300 tỷ đồng, đáp ứng nhu cầu ở cho 6.000 lao
động, tuy nhiên hiện nay dự án đang gặp khó khăn vì chƣa đƣợc vay vốn ƣu đãi theo quy định của Chính phủ.
Tuy nhiên tại KCN Thụy Vân cho thấy, ngay từ Đại lộ Hùng Vƣơng đi vào, phần đầu KCN đã có nhiều nhà máy hoạt động, với hạ tầng đƣợc hoàn chỉnh. Nhƣng khi đi sâu vào phía trong, nhiều đoạn đƣờng nằm trong khu này vẫn còn là đƣờng đất liên tiếp là “ổ gà”, “ổ voi”, mà chƣa đƣợc bê tông hoá.
Về hạ tầng xử lý nƣớc thải, chất thải và khí thải của các dự án FDI và đặc biệt tại KCN chƣa đồng bộ và còn rất yếu. Phần lớn các cơ sở chƣa xây dựng đƣợc hệ thống xử lý nƣớc thải hoặc xây dựng không đồng bộ nên nƣớc thải chảy tràn xuống các khu vực chung quanh gây ô nhiễm môi trƣờng. Nhiều doanh nghiệp xử lý nguồn chất thải nguy hại nhƣ dầu, mỡ, hoá chất... chƣa đúng với quy định càng làm gia tăng tình trạng ô nhiễm môi trƣờng. Hệ thống xử lý nƣớc thải tại KCN Thụy Vân chƣa hoàn thiện, các nhà máy, xí nghiệp vẫn tiếp tục hoạt động và xả thải tự do ra môi trƣờng, trong đó có bảy nhà máy có khối lƣợng xả thải lớn với lƣợng nƣớc thải khoảng 1.000 m3/ngày. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trƣờng nhƣ hiện nay ở khu vực này.
Năm 2002 UBND tỉnh đã đồng ý cho xây dựng hệ thống xử lý nƣớc thải tại KCN Thuỵ Vân nhƣng do khó khăn về nguồn vốn nên dự án phải dừng lại. Đến 2009, UBND tỉnh tiếp tục phê duyệt dự án xây dựng Trạm xử lý nƣớc thải tập trung KCN Thụy Vân công suất 5.000 m3/ngày đêm, bao gồm các hạng mục nhƣ hệ thống thu gom trong và ngoài KCN, nhà máy xử lý nƣớc thải, bể điều hòa, hệ thống thoát thải và một số hạng mục khác với tổng mức đầu tƣ gần 100 tỷ đồng từ nguồn vốn vay ODA của Chính phủ Na Uy và thông qua Ngân hàng tái thiết Đức. Do phải điều chỉnh nhiều lần về thiết kế kỹ thuật theo yêu cầu, kinh tế lại gặp khó khăn, đến nay vẫn chƣa có phản hồi chính thức về nguồn vốn từ phía ngân hàng, dự án vẫn nằm trên giấy.
Chính sách hỗ trợ các dịch vụ và xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại.
Phú Thọ là một tỉnh nghèo, điều kiện kinh tế-xã hội còn khó khăn, các chính sách ƣu đãi đầu tƣ đối với các KCN trên địa bàn tỉnh không cao hơn các KCN trên cả nƣớc. Do đó các KCN Phú Thọ không thể so sánh đƣợc với các KCN ở những địa phƣơng nằm trong các vùng kinh tế trọng điểm của đất nƣớc. Do vậy, các nhà đầu tƣ ít lựa chọn các KCN Phú Thọ để đầu tƣ, đặc biệt là các nhà đầu tƣ xây dựng và kinh doanh hạ tầng các khu chức năng trong khu kinh tế và hạ tầng các KCN. Để huy động nguồn vốn lớn đầu tƣ cho phát triển công nghiệp là hết sức khó khăn.