8951 7089 12371 12132 14180 KL hành khách vận

Một phần của tài liệu nghiên cứu xây dựng quy hoạch môi trường huyện tân uyên tỉnh bình dương đến năm 2020 (Trang 26 - 29)

KL hành khách vận

chuyển

1000 HK

1048 689 1110 1150 1051 1142

KL hành khách luân chuyển

1000 HK.km

9808 6666 10407 11773 9780 10675

Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế-xã hội huyện Tân Uyên thời kì 2006÷2020

2.2.5.3. Ngành nông lâm thủy sản

Ngành nông lâm thủy sản có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của huyện trong thời gian qua. Ngành nông lâm thủy sản đóng góp khoảng 25,3% trong cơ cấu kinh tế huyện năm 2006, và có xu hướng giảm dần tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế của huyện.

Sản xuất nông nghiệp chủ đạo chiếm 97%, trong đó có xu hướng giảm tỷ trọng ngành trồng trọt và tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi.

Đã hình thành các vùng chuyên canh: vùng rau thực phẩm phía Tây Nam, vùng cây công nghiệp lâu năm ở phía Bắc, vùng cây ăn quả và vùng chăn nuôi ven sông.

Ngành lâm nghiệp chiếm vị trí thứ hai sau ngành nông nghiệp.

Trong sản xuất thủy sản nuôi trồng phát triển và trở thành chủ lực. Diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2006 có 177,6 ha, với số lượng 349 bè của 256 hộ nuôi.

a) Chiến lược phát triển nông – lâm nghiệp

Theo QHTTKTXH của tỉnh Bình Dương, định hướng cho huyện Tân Uyên thuộc các vùng chuyên canh sau:

- Cây cao su phân bố vùng phía Bắc huyện - Cây điều phát triển ở phía Đông Bắc - Rau phát triển phía Tây Nam huyện

- Chăn nuôi bò –heo- gà tập trung phía Bắc huyện.

- Cây lúa : cố gắng đảm bảo một số diện tích hiện có theo chính sách an toàn lương thực.

b) Sản xuất nông nghiệp

Trồng trọt

Tân Uyên có 4 loại cây trồng chính, theo thứ tự là cao su, điều, cây ăn trái và cây lương thực, trong đó cao su là chủ đạo. Ngoài ra, cây ăn quả - bưởi là đặc sản quan trọng của huyện.

Các chỉ tiêu phấn đấu cần đạt: tổng diện tích các loại cây công nghiệp đảm bảo ổn định ở mức trên 22.000 ha, áp dụng công nghệ sinh học nâng năng suất cây trồng.

Trồng cây ăn quả: Chủ yếu là bưởi, cam, quýt và xoài. Trong đó chú trọng bưởi là cây đặc sản phát triển ở cù lao Bạch Đằng, cù lao Rùa và ven sông Đồng Nai. Phấn đấu đạt 2.200 ha, trong đó bưởi là 600 ha.

Trồng rau, hoa, cây ngắn ngày: Với vị trí gần địa bàn các đô thị lớn, cây trái, rau xanh của Tân Uyên cần đáp ứng được nhu cầu cung cấp ngày càng cao. Chỉ tiêu đạt 5.000 ha, năng suất 150 – 200 tạ/ha đối với rau, và 8 tạ/ ha đối với đậu các loại.

Lúa có sản lượng trung bình thấp hơn vùng ĐBSCL. Hoa màu gồm: ngô, khoai, sắn: Có năng suất xấp xỉ lúa, nhưng không đòi hỏi nhiều nước, không kén đất. Nên trồng luân canh, tận dụng đất.

Chăn nuôi

Phát triển kinh tế trang trại VAC, tập trung phát triển đàn bò (vùng dọc suối Cái), Vùng phát triển rau - thực phẩm.

Thủy sản

Phấn đấu vào 2005 đạt 150% năm 1999 (khoảng 9.600 triệu đồng), vào 2010 đạt 200% năm 1999 (khoảng 12.860 triệu đồng).

c) Sản xuất lâm nghiệp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảo đảm bảo vệ và phát triển rừng, giao đất phấn đấu phủ xanh toàn bộ núi, đồi, ven suối, hồ đầu nguồn.

Diện tích đất lâm nghiệp được coi trọng cả phần rừng tự nhiên và rừng trồng.

d) Phát triển kinh tế trang trại

Khuyến khích, tạo điều kiện phát triển kinh tế trang trại, giúp đỡ về khoa học kỹ thuật, về giống, thuốc… Phổ biến mô hình sản xuất sinh thái, kết hợp nuôi trồng trong vòng sinh thái khép kín.

e) Phân vùng sản xuất nông - lâm nghiệp

Xây dựng các vùng chuyên canh, rau quả - thực phẩm cung cấp cho thành phố lớn, nguyên liệu cho công nghiệp, rừng đầu nguồn, rừng đặc dụng, sinh thái,....

Vùng I : Phát triển cây thực phẩm, chăn nuôi bò, dọc suối Cái. Gồm các xã phía Tây Nam huyện (cũng là vùng I trong phân vùng kinh tế của Tỉnh).

Vùng II : Phát triển cây dài ngày : cây lâm nghiệp, cao su, điều, cây ăn trái. Gồm các xã phía Bắc huyện.

Vùng III : Phát triển cây lúa, rau, thực phẩm và bưởi. Gồm 2 xã Thạnh Phước, Bạch Đằng và ven sông Đồng Nai.

2.2.6. An ninh quốc phòng

- Tăng cường giáo dục quốc phòng, kết hợp quốc phòng với kinh tế.

- An ninh chính trị-trật tự an toàn xã hội: mỗi xã thị đều có CLB phòng chóng tội phạm.

- Tăng cường pháp chế XHCN: Xây dựng bộ máy tư pháp về tổ chức và năng lực cán bộ. Tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Một phần của tài liệu nghiên cứu xây dựng quy hoạch môi trường huyện tân uyên tỉnh bình dương đến năm 2020 (Trang 26 - 29)