0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Tài nguyên nước

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG HUYỆN TÂN UYÊN TỈNH BÌNH DƯƠNG ĐẾN NĂM 2020 (Trang 71 -71 )

CHƯƠNG 3 HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG HUYỆN TÂN UYÊN

4.1.1.1. Tài nguyên nước

Tân Uyên tuy không có mạng lưới sông ngòi chằng chịt nhưng lại có hai con sông lớn và quan trọng chảy qua địa bàn tỉnh là Sông Bé và Sông Đồng Nai. Các sông, suối chảy tập trung về phía Nam của huyện, là khu vực tập trung cư dân đông đúc và mật độ các cơ sở sản xuất, khu và cụm công nghiệp dày đặc.

Vấn đề phát triển công nghiệp lệch về phía nam của huyện, đồng thời với việc khu vực này có một hệ thống sông suối tương đối phong phú đã gây ra mối lo ngại về việc ô nhiễm nguồn nước mặt từ hoạt động sản xuất công nghiệp. Bên cạnh đó, do hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị chưa thật hoàn thiện, các khu vực tập trung dân cư còn thiếu các cơ sở thiết yếu mà đặc biệt là hệ thống thu gom và xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn cho phép đã dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường nước mặt từ nguồn nước thải sinh hoạt của nhân dân địa phương.

Việc sản xuất công nghiệp, nông nghiệp cũng như sinh hoạt đòi hỏi phải sử dụng một lượng lớn nước ngầm và một phần nước mặt. Việc khai thác nước ngầm phục vụ cho sản xuất lại đặt ra hàng loạt vấn đề cần quan tâm mà chủ yếu là lưu lượng khai thác và mức độ tác động đến chất lượng nguồn nước.

Dựa trên hiện trạng này, nghiên cứu đã xác định những vấn đề liên quan đến tài nguyên nước mặt và nước ngầm như sau:

- Ô nhiễm nguồn nước mặt do chất thải từ sản xuất và sinh hoạt không qua xử lý bị thải bỏ trực tiếp xuống kênh rạch và qua nước mưa chảy tràn.

- Chất lượng nước mặt không đáp ứng nhu cầu sử dụng cho sinh hoạt của nhân dân địa phương.

- Giảm khả năng chịu tải ô nhiễm của nguồn nước mặt. - Suy giảm trữ lượng của tầng nước ngầm được khai thác.

- Ô nhiễm tầng nước ngầm do kỹ thuật khai thác không đạt yêu cầu.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG HUYỆN TÂN UYÊN TỈNH BÌNH DƯƠNG ĐẾN NĂM 2020 (Trang 71 -71 )

×