Nước thải công nghiệp

Một phần của tài liệu nghiên cứu xây dựng quy hoạch môi trường huyện tân uyên tỉnh bình dương đến năm 2020 (Trang 50 - 57)

CHƯƠNG 3 HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG HUYỆN TÂN UYÊN

3.2.3. Nước thải công nghiệp

Đối với nước thải công nghiệp, nhóm nghiên cứu chúng tôi đã tiến hành lấy 60 mẫu (2 đợt) tại các vị trí gần các cơ sở sản xuất hoặc vị trí thoát nước thải tập trung của các khu, cụm công nghiệp. 3/4 số mẫu được lấy tập trung ở khu vực phía Nam của huyện và tiến hành phân tích các chỉ tiêu: pH, SS, BOD5, COD, Ptổng, NO3-, Coliform. Kết quả phân tích được đánh giá dựa trên TCVN 5945:2005 (cột A). Trong đó, các chỉ tiêu cần quan tâm là SS, BOD5, COD, Ptổng, Coliform. Cụ thể các thông số trong nước thải công nghiệp như sau:

pH

Hình 3.20: Giá trị pH trong mẫu nước thải công nghiệp đợt 1

Qua đồ thị dễ dàng nhận thấy, ở đợt lấy mẫu thứ nhất, mẫu NTCN2 thuộc cống Bà Sáu Cón, Thái Hòa và NTCN9 thuộc Cụm công nghiệp Trung Quý - KP Khánh Long – TPK có giá trị pH nằm dưới ngưỡng cho phép (từ 5.5-9). Tất cả các mẫu còn lại đều năm trong ngưỡng cho phép của tiêu chuẩn trong đó cao nhất là giá trị pH 7.7 thuộc mẫu thu được từ công ty T-K Vina, xã Thường Tân.

Hình 3.21: Giá trị pH trong mẫu nước thải công nghiệp đợt 2

Nhìn vào đồ thị biểu diễn độ pH của mẫu NTCN lấy đợt 2 ở trên ta thấy: đa số pH của các mẫu đều nằm trong khoảng cho phép của TCVN 5945:2005 (pH: 6 – 9). Trong đó, có 2 mẫu nằm ngoài khoảng cho phép, một mẫu ở KCN Sóng Thần 3 (vượt quá cận trên của TCVN), một mẫu ở Công ty TNHH Gỗ 2002, KP Bình Hòa 1, Tân Phước Khánh (thấp hơn cận dưới của TCVN).

Hình 3.22: Giá trị COD trong mẫu nước thải công nghiệp đợt 1

Đợt lấy mẫu 1, hàm lượng COD dao động quanh giá trị tiêu chuẩn cột A là 50 mg/l. Giá trị cao nhất quan sát được là COD của mẫu thu tại công ty Môi Trường Việt Xanh (KCN Nam Tân Uyên) với giá trị làm tròn khoảng 2600 mg/l; giá trị nhỏ nhất ghi nhận được là 7.8 mg/l thu tại công ty TNHH Thép Việt Sinh, xã Thường Tân. Các giá trị còn lại tùy thuộc vào loại hình sản xuất cũng như thời điểm thu mẫu có giá trị dao động từ khoảng 50-150 mg/l (quan sát theo đồ thị hình 2). Cũng theo đồ thị đếm được 15 mẫu có giá trị COD dưới ngưỡng cho phép, chiếm 50% số mẫu phân tích. Các mẫu có giá trị vượt trên ngưỡng thường dao động từ trên 100 đến cận 200 mg/l (tức là hơn gấp đôi đến gấp 4 lần tiêu chuẩn cho phép).

Hàm lượng COD trong mẫu nước thải công nghiệp đợt 2

0 100 200 300 400 500 600 700 800 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 Mẫu H àm l ư n g C O D ( m g /L )

Giá trị COD TCVN 5945:2005(A)

Hình 3.23: Giá trị COD trong mẫu nước thải công nghiệp đợt 2

Nhìn vào đồ thị ta thấy, hầu hết các mẫu phân tích NTCN lấy đợt 2 ở huyện Tân Uyên đều vượt TCVN 5945:2005 (cột A) cho phép, trong đó cao nhất là mẫu ở Công ty Nam Tiến, xã Khánh Bình (vượt hơn 14 lần). Chỉ có 6/30 mẫu nằm dưới giới hạn

cho phép, tuy nhiên nồng độ COD của các mẫu này cũng khá cao (xấp xỉ ngưỡng cho phép của TCVN)

BOD5

Hình 3.24: Giá trị BOD5 trong mẫu nước thải công nghiệp đợt 1

Nhìn vào đồ thị ta thấy một nửa các giá trị phân tích đều nằm dưới hoặc ngang với tiêu chuẩn cho phép (15/30 mẫu). Mẫu có giá trị cao nhất là 526 mg/l thu tại công ty Môi Trường Việt Xanh, KCN Nam Tân Uyên. Tương tự như COD, mẫu thu tại công ty thép Việt Sinh, xã Thường Tân có giá trị BOD nhỏ nhất. Các giá trị cao hơn tiêu chuẩn cho phép dao động từ trên 50 đến trên 500 nhưng tần suất phổ biến nằm trong khoảng 50-100 (tức là chỉ gấp hai đến 3 lần tiêu chuẩn cho phép).

Hình 3.25: Giá trị BOD5 trong mẫu nước thải công nghiệp đợt 2

Nhìn vào đồ thị biểu diễn nồng độ BOD5 của các mẫu NTCN lấy ở đợt 2 ta thấy: một nửa số mẫu vượt TCVN 5945:2005 (cột A), trong đó có 1 mẫu lấy ở Công ty Nam

Tiến, xã Khánh Bình khá cao (360 mg/l vượt TCVN 12 lần), các mẫu còn lại dao động từ 35 – 80,75 mg/l

Hàm lượng SS

Hình 3.26: Giá trị SS trong mẫu nước thải công nghiệp đợt 1

Đợt lấy mẫu 1,chỉ có 2/30 mẫu nằm dưới tiêu chuẩn cho phép 50 mg/l. Tuy vậy, các giá trị này cũng xấp xỉ ngưỡng cho phép với giá trị dao động từ hơn 80-150 mg/l. Đa số các mẫu đều vượt tiêu chuẩn cho phép với giá trị cao nhất đạt xấp xỉ 800 mg/l (mẫu thu tại cống thoát nước quanh khu vực nhà máy Bayer, thị trấn Uyên Hưng). Các giá trị còn lại vượt tiêu chuẩn ít nhất 3lần đến khoảng 8 lần. Tương tự như các thông số COD và BOD, SS cũng đạt giá trị cao trong các mẫu thu tại cống xả tập trung từ các cụm và khu công nghiệp.

Hình 3.27: Giá trị SS trong mẫu nước thải công nghiệp đợt 2

Kết quả phân tích SS trong các mẫu NTCN lấy đơt 2 ở Tân Uyên, 100% mẫu đều vượt TC cho phép, trong đó mẫu có nồng độ SS cao nhất là ở Cụm CN Thành Phố

Đẹp, xã Tân Hiệp (647 mg/l) và mẫu thấp nhất là ở Công ty Giấy Hưng Thịnh, KCN Nam Tân Uyên (90 mg/l).

P tổng tổng

Hình 3.28: Giá trị Ptổng trong mẫu nước thải công nghiệp đợt 1

Theo đồ thị trên ta thấy, đợt lấy mẫu 1 có một số điểm mẫu không phát hiện được photpho tồn tại, chủ yếu tại hệ thống thải của các nhà máy sản xuất ở KCN Nam Tân Uyên. Tuy nhiên trong số các mẫu phát hiện được, số mẫu cao hơn tiêu chuẩn chiếm đến 70% với nồng độ có khi vượt hơn 15 lần (nhà máy Tân Tấn Lộc, KCN Nam Tân Uyên) và cống thải ở KCN Sóng Thần 3. Giá trị vượt ngưỡng phổ biến gấp từ 3-8 lần.

Hình 3.29: Giá trị Ptổng trong mẫu nước thải công nghiệp đợt 2

Nồng độ P tổng phân tích được ở các mẫu NTCN lấy đợt 2 của huyện Tân Uyên, đa số các giá trị đều nằm dưới ngưỡng cho phép của TCVN 5945:2005, trong đó có một số mẫu khi phân tích không phát hiện thấy sự tồn tại của P tổng. Tuy nhiên, có

6/30 mẫu vượt TCVN rất nhiều lần trong đó cao nhất là mẫu ở Công ty Ps.Co, KCN Sóng Thần 3 kết quả phân tích lên đến 37,84 mg/l (vượt TCVN hơn 9 lần).

Coliform

Hình 3.30: Giá trị coliform trong mẫu nước thải công nghiệp đợt 1

Nhìn trên đồ thị ta thấy, giá trị coliform của các mẫu lấy đợt 1 đa số nằm dưới ngưỡng cho phép. Tuy nhiên, các giá trị dưới ngưỡng đã xấp xỉ tiêu chuẩn. Cá biệt có những mẫu vượt hơn 10.000-20.000 MPN/100ml (tức vượt 3-7 lần tiêu chuẩn cho phép) như mẫu thu tại cụm công nghiệp Trung Quý, xã Tân Phước Khánh và mẫu thu tại công ty Môi Trường Xanh, KCN Nam Tân Uyên. Đặc biệt mẫu thu tại công ty thép Việt Sinh không phát hiện được coliform.

Hình 3.31: Giá trị coliform trong mẫu nước thải công nghiệp đợt 2

Với đồ thị biểu diễn lượng Coliform có trong mẫu nước thải công nghiệp lấy đợt 2 của huyện Tân Uyên ta thấy: một nửa số mẫu phân tích có lượng Coliform vượt quá TCVN 5945:2005 (cột A) rất nhiều lần (trung bình từ 1,5 đến 7 lần), cao nhất là mẫu

lấy ở công ty Nam Tiến, xã Khánh Bình với lượng Coliform phân tích được lên tới 20.000 MNP/100mL

*) Nhận xét chung về nước thải công nghiệp

Sau khi nhận xét các đồ thị diễn tả thông số ô nhiễm nêu trên, một số đánh giá được rút ra như sau:

- Các đối tượng thải nước có COD cao là cống thải tập trung của các khu công nghiệp, của một số công ty đang hoạt động trong khu công nghiệp Nam Tân Uyên và các công ty được lấy mẫu ở xã Tân Hiệp. Điều này đòi hỏi cần có sự khảo sát sâu và rộng hơn với quy mô trải khắp các công ty và khu công nghiệp để đánh giá chính xác và phân loại mức độ ô nhiễm, từ đó xác định khả năng gây ô nhiễm của các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn Tân Uyên.

- Các giá trị BOD5 tuy vượt quá tiêu chuẩn nhưng mức độ không nghiêm trọng, các mẫu vượt chỉ tiêu khoảng 1/2 với mức vượt phổ biến ở mức dưới 2 lần tiêu chuẩn cho phép. Riêng chỉ có mẫu thu được ở KCN Nam Tân Uyên có giá trị BOD5 rất cao (526mg/L)

- SS vượt tiêu chuẩn khá cao với đa số các mẫu. Điều này đặt ra vấn đề quản lý chặt tiêu chuẩn xả thải với thông số ô nhiễm này.

- Giá trị P-tổng cũng như nitrat khá nhỏ và khó phát hiện trong các mẫu nước thải công nghiệp. Tuy nhiên giá trị vượt ngưỡng của photpho tổng lại khá cao, cá biệt có mẫu vượt 10 lần so với tiêu chuẩn cho phép.

- Coliform tuy chưa đạt mức ô nhiễm nghiêm trọng nhưng cũng đã xấp xỉ, thậm chí vượt tiêu chuẩn từ 3-7 lần. Do đó cũng cần có sự quan tâm đến thông số ô nhiễm này.

Tóm lại, mức độ ô nhiễm của loại hình nước thải công nghiệp tuy chưa đến mức ô nhiễm nghiêm trọng nhưng đã đặt ra vấn đề cần quan tâm thích đáng. Một số thông số phân tích tại một số doanh nghiệp cho kết quả đáng báo động về ô nhiễm hữu cơ và vi sinh. Hơn thế, các cống thải tập trung của các cụm và khu công nghiệp là nơi có nhiều thông số vượt tiêu chuẩn với mức độ khá cao. Như vậy cần phải có biện pháp xử lý nguồn chất thải chưa đạt tiêu chuẩn này, tránh để thải ra môi trường, đặc biệt là nước mặt phục vụ cho mục đích sinh hoạt của nhân dân địa phương.

Một phần của tài liệu nghiên cứu xây dựng quy hoạch môi trường huyện tân uyên tỉnh bình dương đến năm 2020 (Trang 50 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)