Tài nguyên nước mặt

Một phần của tài liệu nghiên cứu xây dựng quy hoạch môi trường huyện tân uyên tỉnh bình dương đến năm 2020 (Trang 36 - 37)

CHƯƠNG 3 HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG HUYỆN TÂN UYÊN

3.2.1.1. Tài nguyên nước mặt

Huyện Tân Uyên có 2 con sông lớn là sông Đồng Nai và sông Bé, ngoài ra còn có nhiều suối, kênh rạch nhỏ như là suối Cái Vàng, suối Sâu, suối Vĩnh lai…

Đoạn sông qua Tân Uyên: sông Đồng Nai dài 58 km và một khúc sông tương đối dài của sông Bé chảy qua. Đây là nguồn nước được đánh giá có chất lượng khá tốt, phù hợp với việc sử dụng làm nguồn nước cấp cho sinh hoạt. Trong giai đoạn ngày một thiếu nước như hiện nay thì đây chính là nguồn cung cấp nước cho các trạm cấp nước có công suất lớn như: Nhà máy nước Uyên Hưng (công suất 5.000 m3/ngày), trạm cấp nước Lạc An (công suất 1.000m3/ngày) phục vụ cho hơn 62.000 người dân. Với tốc độ tăng dân số của huyện như hiện nay (khoảng 1%) thì nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân sẽ cao hơn nữa và đây chính là nguồn nước được sử dụng làm nguồn cấp cho sinh hoạt của người dân trong huyện.

Tân Uyên là huyện có tới 85% diện tích đất sử dụng để phát triển nông nghiệp, đây là nguồn nước không thể thiếu để phát triển nông nghiệp của huyện. Tuy nhiên trong những năm gần đây diện tích đất nông nghiệp đã dần bị thu hẹp để mở rộng diện tích phát triển công nghiệp phù hợp với định hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa của đất nước. Tuy nhiên hoạt động công nghiệp cùng với phát triển nông nghiệp là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước cũng như đất đai trên địa bạn huyện. Vì vậy cần phải có các biện pháp để bảo vệ nguồn nước mặt để nguồn nước mặt được sử dụng bền vững.

Hiện nay, trên địa bàn huyện chưa có hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt và công nghiệp hoàn chỉnh nên hiện tượng các hộ gia đình và các cơ sở sản xuất thải nước thải trực tiếp ra sông và các con kênh vẫn còn phổ biến gây ô nhiễm, giảm khả năng sử dụng nguồn nước mặt. Hiện tượng này cần được giải quyết kịp thời bởi khả năng tự làm sạch của nguồn nước là có giới hạn.

Ngoài ra, trên địa bàn huyện cũng đã xuất hiện hình thức nuôi cá bè dọc theo sông Bé của một số xã như Tân Mỹ, Thường Tân, Lạc An, … Theo thống kê trên địa bàn xã Lạc An, năm 2008 có tới 93 hộ gia đình nuôi cá bè với tổng số lồng bè 521, tăng hơn so với năm 2007 65 lồng bè và 20 hộ gia đình. Đây là hoạt động nâng cao thu nhập của người dân nhưng mật độ lồng cá bè phải hợp lí, khi mật độ dày, lượng chất thải xuống sông quá lớn, có khả năng tự làm sạch của nguồn nước này sẽ bị mất đi. Từ đó các mục đích khác của con người đối với dòng sông không còn. Tình trạng thiếu nước cho sinh hoạt cũng như sản xuất xảy ra, ảnh hưởng tới phát triển kinh tế của huyện. Ngoài ra, nguồn thức ăn dư thừa từ hoạt động này cũng chính là môi trường cho các sinh vật phát triển đặc biệt là các vi sinh vật gây bệnh, nguy cơ xuất hiện dịch bệnh, ảnh hưởng

đến sức khỏe của cộng đồng. Như vậy cần phải có biện pháp quản lí nghiêm ngặt đối với các nguồn thải ra hệ thống kênh rạch để giữ trong sạch cho nguồn nước, phục vụ cho cuộc sống của người dân không chỉ trên địa bàn huyện mà trong toàn bộ khu vực.

Một phần của tài liệu nghiên cứu xây dựng quy hoạch môi trường huyện tân uyên tỉnh bình dương đến năm 2020 (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)