CHƯƠNG 3 HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG HUYỆN TÂN UYÊN
3.1.2. Tài nguyên khoáng sản và hiện trạng khai thác khoáng sản
Huyện Tân Uyên tập trung phần lớn các mỏ khoáng sản đang khai thác của tỉnh Bình Dương. Chỉ có khoáng sản phi kim tập trung vào 5 loại chính :
Cao lanh: Toàn huyện có 2 mỏ cao lanh với tổng diện tích 30 km2, trữ lượng 34 triệu tấn.
- Mỏ Tân Mỹ lộ thiên (Đất Cuốc). Diện tích 10 km2, trữ lượng 18 triệu tấn. Chất lượng tốt, đang được khai thác bằng các biện pháo cơ giới. Sản lượng khai thác 700 – 800 tấn/năm. Chủ yếu do xí nghiệp trung ương khai thác. - Mỏ Vĩnh Tân, chất lượng tương đối tốt. Mỏ có diện tích 20 km2. Theo tính
toán mỏ này có trữ lượng 16 triệu tấn.
Cao lanh là nguồn tài nguyên có giá trị kinh tế cao, được sử dụng trong các lĩnh vực như: Công nghiệp dược, mỹ phẩm, công nghiệp giấy, sản xuất gạch ceramic, công nghiệp gốm sứ, vật liệu chịu lửa, công nghiệp luyện kim, chất tẩy trắng dầu mỡ, sứ cách điện, tổng hợp Zeolit, ... đây là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của huyện, cần có các biện pháp khai sử dụng khoáng sản cao lanh một cách hợp lý, không gây lãng phí nguồn tài nguyên.
Sét vật liệu xây dựng:
Mỏ đất sét Khánh Bình: Diện tích 6 km2, trữ lượng 15 triệu m3, được đánh giá là có chất lượng rất tốt. Hiện tại mỗi năm khai thác 12 – 15 m3,sản xuất khoảng 8 triệu viên gạch, 1 triệu viên ngói/năm và bán nguyên liệu ra các huyện và tỉnh khác. Dự
đoán nếu khai thác với tốc độ như hiện nay, mỏ còn khai thác được khoảng 15 năm nữa.
Mỏ sét tồn tại trên địa bàn huyện đánh giá sự phát triển của ngành công nghiệp xây dựng trên địa bàn huyện.
Sét chịu lửa làm gốm:
Tập trung tại xã Tân Phước Khánh và Tân Vĩnh Hiệp. Là loại nguyên liệu quý, có giá trị kinh tế cao, làm gốm sứ và sử dụng trong luyện kim. Hàng năm sản xuất 17- 18 triệu sản phẩm. Là một trong những loại hàng hóa xuất khẩu đi các nước của huyện.
Đá xây dựng: Tập trung ở xã Thường Tân Cát làm vật liệu xây dựng và thủy tinh:
Tập trung ven sông Đồng Nai, tại cù lao Rùa, cù lao Bình Chánh. Trước đây chủ yếu dùng làm vật liệu xây dựng. Gần đây được xác định làm nguyên liệu chế biến thủy tinh tốt. Đã có 1 nhà máy thủy tinh được xây dựng bằng vốn của nước ngoài.
Ngoài ra còn có mỏ than bùn ở Tân Ba, diện tích 85 ha, trữ lượng 0.7 – 1 triệu tấn, hiện chưa khai thác. Đây là nguồn dự trữ nhiên liệu cho các lò nung.
Các mỏ của huyện Tân Uyên hiện cung cấp nguyên liệu cho cả vùng tỉnh và trung ương, đóng góp một phần không nhỏ vào tổng thu nhập của huyên cũng như tỉnh Bình Dương. Tuy nhiên việc khai thác, vận chuyển đã làm ảnh hưởng tới môi trường đất, quỹ đất và trữ lượng bị giảm sút nhanh. Thêm vào đó là các ảnh hưởng tới môi trường không khí, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người dân trên địa bàn huyện, gây khó khăn trong việc tham gia giao thông của người dân.