Tác động môi trường đất

Một phần của tài liệu nghiên cứu xây dựng quy hoạch môi trường huyện tân uyên tỉnh bình dương đến năm 2020 (Trang 81 - 84)

CHƯƠNG 3 HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG HUYỆN TÂN UYÊN

4.2.3.2.Tác động môi trường đất

a. Đối tượng gây tác động

- Hoạt động công nghiệp - Quá trình đô thị hóa - Nông nghiệp

- Khai thác khoáng sản

b. Đánh giá mức độ tác động

Hoạt động công nghiệp

Hoạt động công nghiệp đòi hỏi một diện tích đất khá lớn dành cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng. Do đặc điểm về vị trí và lịch sử phát triển, Tân Uyên phát triển khá mạnh về công nghiệp, đặc biệt là việc hình thành các cụm và khu công nghiệp có quy mô trung bình tới lớn. Hiện nay Tân Uyên dành khoảng 3.000 ha (0.05% diện tích tự nhiên của huyện) cho các cụm và khu công nghiệp. Dự báo con số này sẽ còn tăng cao trong giai đoạn 2015-2020 do quỹ đất tự nhiên của Tân Uyên còn khá lớn.

Việc tăng nhanh của diện tích khu công nghiệp gây ra mối đe dọa tới diện tích đất rừng và quỹ đất dự trữ của huyện. Qua khảo sát thực tế cho thấy một số lượng không nhỏ các cơ sở sản xuất công nghiệp nằm xen lẫn trong khu dân cư và các khu vực đất rừng khác. Những khu vực này có nguồn tiếp nhận chất thải chủ yếu là môi trường đất. chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất như nước thải, rác thải có khả năng ảnh hưởng tới môi trường đất nếu chúng không được thu gom và xử lý tốt.

- Đánh giá: tác động trung bình - Điểm: 2

Quá trình đô thị hóa

Đô thị hóa kéo theo hàng loạt các vấn đề về vệ sinh-môi trường, đặc biệt là đất tự nhiên bị thu hẹp, sự bê tông hóa dẫn đến khả năng thấm nước bị hạn chế và các tác động khác đến môi trường đất từ hoạt động xây dựng.

- Đánh giá: tác động ít - Điểm: 1

Nông nghiệp

Hoạt động trồng trọt cây công nghiệp đòi hỏi phải khai hoang một diện tích đất rừng khá lớn. Theo khảo sát thực tế tại một số xã như Đất Cuốc, Tân Lập, Tân Định diện tích trồng cây cao su là rất lớn. Trên những vùng đất đồi gò thuộc xã Tân Định, các loại cây khác như khoai mì, các loại rau màu,…được trồng tập trung với quy mô lớn. Việc lựa chọn các loại cây trồng này trên vùng đất cao đặt ra nguy cơ xói mòn và mất đất tự nhiên.

Hoạt động nông nghiệp, tất yếu, có sự tham gia của thuốc bảo vệ thực vật với lượng dư làm ô nhiễm môi trường đất, gây ra sự thoái hóa như bạc màu, chua và các biểu hiện khác.

- Đánh giá: tác động mạnh nhưng có thể khắc phục được - Điểm: 3

Hoạt động khai thác khoáng sản

Các loại mỏ được khai thác chủ yếu là đá, cát và cao lanh. Việc khai thác này dẫn đến xáo trộn môi trường đất, phá vỡ cấu trúc đất và ảnh hưởng đến cảnh quan khu vực, gây ra nguy cơ xói mòn và thay đổi tính chất môi trường đất.

Hoạt động kinh tế xã hội càng phát triển, các loại khoáng sản phục vụ cho công nghiệp vật liệu xây dựng này ngày càng được khai thác với quy mô và số lượng nhiều hơn. Do đó, dự báo giai đoạn 2015-2020, mức độ tác động của các hoạt động khai thác này đến môi trường đất sẽ gây ra những tác động lớn.

- Đánh giá: tác động trung bình - Điểm: 2

4.2.3.3. Môi trường không khí

a. Đối tượng gây ra tác động

- Hoạt động giao thông vận tải

- Hoạt động khai thác đá, cao lanh và cát - Hoạt động của các lò gạch truyền thống

- Khí thải từ ống khói của các nhà máy, cơ sở sản xuất công nghiệp

b. Đánh giá mức độ tác động

Hoạt động giao thông vận tải

Giao thông vận tải là một phần tất yếu của việc phát triển hoạt động công nghiệp. Trong giai đoạn hiện nay, do quá trình xây dựng đường giao thông chưa hoàn chỉnh, lượng phương tiện giao thông vận tải hàng ngày đã gây ra một lượng bụi rất lớn bên cạnh lượng khí thải, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và môi trường sinh sống của người dân.

Tuy nhiên dự báo trong giai đoạn 2015-2020, khi cơ sở hạ tầng, giao thông đi lại hoàn chỉnh, khí thải từ các phương tiện giao thông sẽ là đối tượng chính gây ô nhiễm không khí.

Ngoài ra hoạt động giao thông vận tải còn tạo ra tiếng ồn và sự rung động khá lớn. - Đánh giá: tác động trung bình.

- Điểm: 2

Hoạt động khai thác đá, cao lanh và cát (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các hoạt động khai thác này chủ yếu gây ra khói bụi ảnh hưởng cục bộ. Đặc biệt việc khai thác đá có sử dụng chất nổ làm ô nhiễm về tiếng ồn, độ rung và gây ra lượng khói bụi lớn.

Hoạt động vận tải và các phương tiện khai thác mỏ kéo theo cũng là một thành phần đóng góp đáng kể vào ô nhiễm do các hoạt động khai thác gây ra.

- Đánh giá: tác động ít - Điểm: 1

Khí thải từ các lò gạch có thể gây ra hiện tượng nhà kính, làm thay đổi thời tiết cục bộ tại các khu đô thị thuộc thị trấn Uyên Hưng, xã Hội Nghĩa, Khánh Bình, Tân Mỹ.

Trong giai đoạn 2015-2020, do yêu cầu về di dời và xử lý các cơ sở gây ô nhiễm, dự báo tác động của các lò gạch này đến môi trường không khí sẽ được giảm thiểu đáng kể.

- Đánh giá: tác động ít - Điểm: 1

Khí thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp

- Đánh giá: gây tác động trung bình - Điểm: 2

4.2.4. Tổng hợp kết quả đánh giáGIAI ĐOẠN 20 10 -2015

Một phần của tài liệu nghiên cứu xây dựng quy hoạch môi trường huyện tân uyên tỉnh bình dương đến năm 2020 (Trang 81 - 84)