Đánh giá chung về hiện trạng môi trường đất

Một phần của tài liệu nghiên cứu xây dựng quy hoạch môi trường huyện tân uyên tỉnh bình dương đến năm 2020 (Trang 34 - 35)

CHƯƠNG 3 HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG HUYỆN TÂN UYÊN

3.1.4. Đánh giá chung về hiện trạng môi trường đất

Như chúng tôi đã nhận xét ở trên, chất lượng đất ở các mẫu lấy phân tích chưa có dấu hiệu của việc ô nhiễm kim loại nặng. Các kết quả cho thấy, hàm lượng các kim loại nặng này chỉ đóng vai trò vi lượng trong đất, không ảnh hưởng tới chất lượng của đất cũng như việc canh tác, trồng trọt các loại cây trên chúng.

Tuy nhiên, môi trường đất của huyện hiện nay cần được quan tâm đó là vấn đề sử dụng đất và các hoạt động khai khoáng đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường đất.

Quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa diễn ra mạnh mẽ, các cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp diễn ra với tốc độ chóng mặt. Việc thu hẹp diện tích đất phát triển nông nghiệp để nhường chỗ cho phát triển công nghiệp, các khu công nghiệp và cụm công nghiệp được quy hoạch tràn lan, các vấn đề về đất cần được quan tâm là:

- Quỹ đất dự trữ bị thu hẹp: diện tích đất chưa sử dụng năm 2001 là 2.911ha, năm 2008 diện tích này thu hẹp còn 248 ha (Niên giám thống kê huyện Tân Uyên năm 2008). Với tốc độ phát triển công nghiệp phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng như hiện nay thì trong tương lai diện tích đất dự trữ này sẽ không còn nữa.

- Quá trình đô thị hóa nhanh chóng ở khu vực phía Nam dẫn tới diện tích đất bình quân đầu người dành cho sinh hoạt - sản xuất thu hẹp.

- Khả năng sử dụng đất cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp bị giới hạn bởi giá trị kinh tế do nguồn tài nguyên này mang lại khi sử dụng cho các mục đích xây dựng cơ sở hạ tầng và phục vụ sản xuất công nghiệp là rất lớn.

- Chất lượng đất suy giảm bởi các hoạt động sản xuất tác động quá mức tới môi trường.

- Nguy cơ mất đất do xói mòn tại các khu vực cao, đồi, gò do việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất và việc chuyển từ đất rừng sang canh tác các loại cây trồng không có giá trị trong việc duy trì độ ổn định của môi trường đất.

Về các hoạt động khai khoáng

Các hoạt động khai thác khoáng sản cũng như khai thác nước ngầm trên địa bàn huyện đã tác động đáng kể đến môi trường đất:

- Hoạt động khai thác khoáng sản Tân Mỹ, Vĩnh Tân, Khánh Bình, Tân Phước Khánh, Tân Hiệp, Tân Ba, Thường Tân, sông Đồng Nai làm giảm độ bền vững, kết cấu của đất, tăng nguy cơ gây xói mòn và rửa trôi đất do không được thực hiện đúng quy trình trước và sau khi khai thác.

- Khai thác, sử dụng nước ngầm ở hầu hết các xã trên địa bàn huyện đặc biệt là các khu vực tập trung phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp như khu vực phía Nam huyện dẫn tới nguy cơ cạn kiệt nguồn nước ngầm, hiện tượng thông tầng (do chênh lệch giữa mực nước ngầm và nước mặt) gây ô nhiễm nguồn nước ngầm và gây sụt lún đất.

- Ngoài ra quá trình khai thác còn dẫn đến ô nhiễm không khí do bụi và tiếng ồn, ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng.

Một phần của tài liệu nghiên cứu xây dựng quy hoạch môi trường huyện tân uyên tỉnh bình dương đến năm 2020 (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)