CHƯƠNG 3 HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG HUYỆN TÂN UYÊN
4.2.3.1. Tác động môi trường nước
a. Đối tượng gây tác động
- Nước thải sinh hoạt
- Nước thải công nghiệp chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn cho phép từ các cơ sở ngoài khu công nghiệp
- Rác thải sinh hoạt của người dân sống gần kênh rạch
- Nước thải từ các khu và cụm công nghiệp trong giai đoạn đầu hoạt động (do thiếu sự đồng bộ trong khâu xây dựng hệ thống xử lý chất thải).
b. Đánh giá mức độ tác động
Đối với nước thải sinh hoạt
Lưu lượng nước thải toàn huyện ước đạt khoảng 17 ngàn m3 vào năm 2015 và tăng thêm hơn 1 ngàn m3 vào năm 2020.
Nước thải sinh hoạt nếu không được xử lý trước khi thải ra môi trường sẽ làm ô nhiễm nguồn nước mặt về các yếu tố như vi sinh, hữu cơ, mùi và màu sắc.
Hiện nay Tân Uyên vẫn chưa có nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt tập trung, nước thải sinh hoạt tại một số khu vực được thải thẳng trực tiếp ra sông thông qua các hệ thống cống thu gom tập trung. Với thực trạng như hiện nay nếu không có các biện pháp xử lý, nước thải sinh hoạt sẽ là đối tượng chính gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước mặt tại huyện Tân Uyên.
- Đánh giá: tác động mạnh nhưng có thể khắc phục - Điểm: 3
Nước thải công nghiệp chưa qua xử lý của các cơ sở ngoài khu công nghiệp
Nước thải từ đối tượng này rất khó kiểm soát do sự phân tán không tập trung, đặc biệt là xen kẽ trong khu vực dân cư. Khả năng trộn lẫn giữa nước thải sản xuất từ các đối tượng này và nước thải sinh hoạt của người dân trong khu vực khá cao.
Ảnh hưởng của đối tượng này không chỉ gây ô nhiễm môi trường nước, hệ thủy sinh mà còn gây hại trực tiếp cũng như gián tiếp cho sức khỏe của con người.
- Đánh giá: tác động mạnh, khó giải quyết - Điểm: 4
Nước thải cụm-khu công nghiệp trong giai đoạn đầu hoạt động
Trong giai đoạn đầu hoạt động, nước thải từ các cơ sở sản xuất chỉ được thu gom tập trung nhưng không được xử lý tập trung. Nước thải này là hỗn hợp từ nước thải các loại
hình sản xuất khác nhau nên sẽ rất phức tạp về thành phần, tính chất và vì vậy độ độc hại càng cao.
Ước tính lượng nước thải hiện nay vào khoảng 120.000 m3/ngày. Trong giai đoạn 2015-2020, dự báo lượng nước thải này sẽ còn lớn hơn rất nhiều lần.
- Đánh giá: tác động mạnh nhưng có thể khắc phục - Điểm: 3
Rác thải sinh hoạt của nhân dân dọc theo sông, kênh rạch.
Đa số dân cư hiện nay đều sống dọc theo các kênh rạch, sông ngòi. Tương tự, các khu đô thị phát triển đều dựa vào nguồn nước mặt tự nhiên này. Do đó, một khi không thể phát triển tốt hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt, môi trường nước mặt sẽ là đối tượng chính tiếp nhận lượng rác thải từ hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người dân địa phương.
Dự báo đến năm 2020, lượng rác hàng ngày sẽ xấp xỉ 100 tấn. Nếu tính khoảng 50% dân số sống dọc theo các kênh rạch, lượng chất thải rắn có khả năng thải bọ trực tiếp vào môi trường nước mặt nếu không được thu gom tốt sẽ xấp xỉ 50 tấn/ngày.
- Đánh giá: tác động mạnh nhưng có thể khắc phục - Điểm: 3