TÀI NGUYÊN ĐỘNG THỰC VẬT

Một phần của tài liệu nghiên cứu xây dựng quy hoạch môi trường huyện tân uyên tỉnh bình dương đến năm 2020 (Trang 69 - 70)

CHƯƠNG 3 HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG HUYỆN TÂN UYÊN

3.5. TÀI NGUYÊN ĐỘNG THỰC VẬT

Huyện có diện tích rừng không lớn; có khoảng 3353.74 ha rừng và là rừng trồng sản xuất. Cần có các biện pháp khai thác và sử dụng hợp lý để mang lại giá trị kinh tế cao cũng như khả năng giữ đất, giữ nước tốt. Đồng thời đây cũng là nguồn tài nguyên thiên nhiên có vai trò quan trọng trong việc điều hòa, ổn định khí hậu của khu vực.

Rừng tự nhiên tại Tân Uyên có nhiều cây gỗ quý như gõ đỏ, sao, dâu, bằng lăng.... tuy nhiên chúng đã bị khai thác cạn kiệt chỉ còn rừng chồi, cần được bảo dưỡng. Gõ đỏ là loại cây cho gỗ rất đẹp, màu đỏ nhạt hoặc đỏ thẫm, có chỗ nổi vằn đen giống da hổ, nên có nơi còn gọi là cây Hổ bì. Gỗ cứng, rất bền, thường được dùng đóng bàn ghế, giường tủ, đồ chạm trổ cao cấp. Những u gỗ trên thân có vân xoáy rất đẹp, gọi là gỗ "nu mật" hay gỗ lúp, dùng đóng đồ đạc cao cấp, được bán theo kilôgram. Và loại cây này được đánh giá là “sẽ nguy cấp” do gỗ rất quý nên gõ đỏ bị săn lùng ráo riết để khai thác. Vì vậy số lượng cá thể giảm sút rất nhanh chóng, rất ít khi còn gặp cây có kích thước lớn. Hiện tại được đánh giá ở mức độ đe doạ bậc V (sách đỏ Việt Nam). Ngoài ra còn có rất nhiều các loại cây dùng để làm thuốc chữa bệnh.

Đất đai nơi đây phù hợp với phát triển các loại cây dài ngày như điều, tiêu, và cây ăn trái như bưởi, cam, chôm chôm, nhãn. Đặc biệt huyện có bưởi Tân Triều (tại cù lao Bạch Đằng, cù lao Rùa dọc sông Đồng Nai) ngon nổi tiếng. Để giống bưởi này mang lại giá trị kinh tế cao hơn nữa cho địa phương cần phải có phương án để xây dựng thương hiệu, quảng bá rộng rãi trong và ngoài nước cho sản phẩm bưởi có giá trị kinh tế cao này, đồng thời cần phải có các biện pháp khuyến khích mở rộng diện tích canh tác.

Động vật trên địa bàn huyện cũng rất phong phú và đa dạng. Hàng năm huyện khai thác và đánh bắt được trên 100 tấn cá nước ngọt và hơn 10 tấn tôm. Tỷ lệ đánh bắt không ngừng gia tăng hàng năm. Số lượng cá, tôm đánh bắt hàng năm tương ứng là: năm 2001:

91 tấn và 9 tấn; năm 2006: 123 tấn và 12 tấn; năm 2007: 122,8 tấn và 12,4 tấn; năm 2008: 125,7 tấn và 13,1 tấn. Ngoài ra, điều kiện tự nhiên của huyện cũng có ưu thế đối với hoạt đông nuôi trồng thủy sản đặc biệt là các loài cá nước ngọt. Sản lượng nuôi trồng cũng không ngừng ra tăng trong các năm. Năm 2001: 102 tấn; năm 2006: 2.275 tấn; năm 2007: 4.637 tấn; năm 2008: 4.653,8 tấn. (Niên giám hống kê huyện Tân Uyên năm 2008). Thêm vào đó là việc chăn nuôi gia súc, gia cầm của người dân cũng phát triển mạnh, cung cấp thực phẩm, sức kéo cho nhu cầu sử dụng của người dân trên địa bàn trong và ngoài huyện.

Một phần của tài liệu nghiên cứu xây dựng quy hoạch môi trường huyện tân uyên tỉnh bình dương đến năm 2020 (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)