Các khu chế xuất (KCX): Là một dạng KCNTT đặc biệt, việc hình thành các

Một phần của tài liệu Địa lý Việt Nam.phần 2 (Trang 96 - 99)

KCX nhằm thu hút ĐTNN, nắm bắt công nghệ mới, thúc đẩy xuất khẩu, góp phần thu ngoại tệ và tạo thêm việc làm cho người lao động. Theo Qui chế KCX, đây là KCN chuyên SX phần lớn để xuất khẩu, có ranh giới hành chính rõ rệt, được hưởng qui chế pháp lý và những ưu đãi đặc biệt để thu hút ĐTNN, sản xuất hàng xuất khẩu, tiến hành dịch vụ và hoạt động kinh tế hỗ trợ cho sản xuất hàng xuất khẩu và cho xuất khẩu. Từ

khái niệm trên, có thể rút ra một số đặc trưng về KCX: Diện tích không lớn, theo kinh nghiệm một số nước, qui mô TB chỉ cần khoảng vài chục đến 100-150 ha, được khép kín. Sản phẩm SX ra phải đạt 80-90% để xuất khẩu và chỉ có một số loại hình công nghiệp phù hợp với mục tiêu đã đặt ra mới được đặt trong KCX. Các doanh nghiệp đầu tư vào KCX được hưởng những ưu đãi đặt biệt theo qui định của Nhà nước. Đối với nước ta, KCX như là một hình thức TCLTCN và công cụ kinh tế hiệu quả để tiến hành CNH’ còn tương đối mới mẻ. Xuất phát từ yêu cầu của công cuộc đổi mới, nhất là việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, Chính phủ đã cho phép thành các KCX từ năm 1991.

Bảng 3.16. Các khu chế xuất được cấp giấy phép tại Việt Nam.

KCX Ngày

thành lập Địa điểm

Diện tích (ha)

Vốn đầu tư kết cấu hạ tầng (triệu USD)

Tân Thuận 24/09/1991 Hồ Chí Minh 300,0 89,00

Linh Trung 31/08/1992 Hồ Chí Minh 60,0 14,00

Đồ Sơn 12/01/1993 Hải Phòng 300,0 150,00

Đà Nẵng 21/10/1993 Đà Nẵng 120,0 24,00

Cần Thơ 02/11/1993 Cần Thơ 57,1 8,15

Nội Bài 12/01/1994 Hà Nội 100,0 29,9

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Thế nào là tổ chức lãnh thổ công nghiệp? Các nhân tố ảnh hưởng tới tổ chức lãnh thổ công nghiệp.

2. So sánh các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở nước ta.

3. Dựa vào kiến thức đã có, Bản đồ công nghiệp chung (hoặc atlat Địa lí Việt Nam), hãy giải thích tại sao Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp lớn nhất ở nước ta.

Chương 5.

ĐỊA LÝ CÁC NGÀNH DỊCH VỤ

5.1. VAI TRÒ CỦA DỊCH VỤ ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG KINH TẾ - XÃ HỘI

- Đây là ngành không sản xuất ra của cải vật chất, nhưng nó có ý nghĩa làm tăng giá trị của hàng hoá được sản xuất ra. Giá trị của ngành không thể nhìn thấy hoặc sờ mó được, mà nó là vô hình. (Ví dụ, một sản phẩm được sản xuất ra, nhưng lại được bán với giá khác nhau ở 2 nơi).

- Về cơ cấu, dịch vụ bao gồm: GTVT; TTLL - Bưu chính viễn thông; Thương nghiệp (nội - ngoại thương); Du lịch; GD-YT; Các ngành khác: ngân hàng, bảo hiểm, quảng cáo, tư pháp, hải quan, thuế quan, VH nghệ thuật (sân khấu, điện ảnh, âm nhạc, hội hoạ...) thể thao, an ninh, tạp vụ

- Về vai trò: Tham gia vào quá trình chu chuyển hoạt động KT - XH; Thúc đẩy sự

gắn kết giữa các phân hệ của hệ thống trong mối liên hệ thống nhất (hay nói cách khác, nó đẩy mạnh các mối liên hệ ngành, liên vùng làm cho lưu thông thông suốt). Trong nền kinh tế thị trường, nó góp phần đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại, tạo điều kiện để hội nhập với khu vực và quốc tế. Vai trò to lớn còn thể hiện ở sự đóng góp ngày càng cao trong cơ cấu GDP.

5.2. ĐỊA LÝ MỘT SỐ NGÀNH DỊCH VỤ5.2.1. GIAO THÔNG VẬN TẢI 5.2.1. GIAO THÔNG VẬN TẢI

a. Ý nghĩa của giao thông vận tải

GTVT, như K.Mác khẳng định, là ngành sản xuất vật chất quan trọng đứng hàng thứ tư, sau công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến và sản xuất nông nghiệp. Bản thân nó không làm ra sản phẩm, hay làm tăng khối lượng, hoặc làm thay đổi tính chất của sản phẩm, mà chỉ chuyển dịch vị trí của sản phẩm từ nơi này đến nơi khác, làm tăng giá trị của sản phẩm làm ra. Như vậy, ý nghĩa của GTVT: Hình thành mối liên hệ giữa các

ngành, các vùng (cũng như nội bộ từng ngành, từng vùng với nhau); Gắn kết vùng nguyên liệu – sản xuất; Giữa sản xuất – tiêu dùng; Góp phần hình thành và phát triển sự PCLĐ theo ngành và theo lãnh thổ, cũng như sự PCLĐ với khu vực và quốc tế; GTVT còn tạo điều kiện để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; Nâng cao vai trò phòng thủ đất nước; GTVT là một ngành sản xuất vật chất độc đáo, nó góp phần điều khiển các hoạt động kinh tế; qui định sự thành - bại trong sản xuất và kinh doanh; Là một chỉ tiêu để đánh giá trình độ phát triển KT-XH của một quốc gia.

b. Các điều kiện phát triển ● Điều kiện tự nhiên (ĐKTN) ● Điều kiện tự nhiên (ĐKTN)

- Về vị trí địa lý: Nước ta nằm ở phía Đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm

khu vực Đông Nam Á, tiếp cận với biển Đông trên đường hàng hải quốc tế nối 2 đại dương lớn ÂĐD - TBD, ở vị trí trung chuyển của một số tuyến đường hàng không quốc tế; điều này giúp cho Việt Nam dễ dàng phát triển các loại hình GTVT cả đường bộ, biển, hàng không với các khu vực- TG

- Về mặt tự nhiên: Lãnh thổ kéo dài theo nhiều vĩ độ, thuận lợi cho việc thiết lập

các tuyến GTVT bắc - nam; các thung lũng cùng dòng chảy theo hướng tây bắc - đông nam (hay đông - tây) cũng cho phép xây dựng các tuyến GTVT ngang, hoặc đan chéo với các tuyến trên; Sông ngòi dày đặc, đường bờ biển dài, nhiều vũng vịnh là tiền đề để phát triển GTVT lên TD-MN'; hình thành các cảng biển và liên hệ với nhiều nước trên thế

giới; Khí hậu nhiệt đới - ẩm - gió mùa, nước không bị đóng băng cũng thuận lợi cho GTVT hoạt động quanh năm.

● Điều kiện kinh tế - xã hội (kinh tế-XH)

Một phần của tài liệu Địa lý Việt Nam.phần 2 (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(160 trang)
w