2.1. Thực trạng nguồn tài nguyên rừng
Năm 2008, diện tích rừng của cả nước 13,11 triệu ha (rừng tự nhiên là 10,3 triệu ha), độ che phủ gần 39,0%. Sự phát triển của ngành lâm nghiệp gắn liền với tài nguyên rừng, nguồn tài nguyên rừng lại biến động rất mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng, cả theo hướng tích cực và tiêu cực. Chỉ tính từ sau 1975, thì thời kỳ từ 1976 - 1990 mỗi năm rừng nước ta mất ~ 1,2% diện tích; từ năm 1991 - 1995 tỉ lệ rừng bị mất trung bình 0,88%/năm. Tây Nguyên và các tỉnh Nam Bộ, rừng mất nhanh nhất; Trong khi đó, các tỉnh miền Bắc rừng có xu thế ổn định và tăng lên.
▪ Rừng tự nhiên: Liên tục giảm suốt thời kỳ từ 1976 cho đến 1995. Theo kết quả
điều tra, đánh giá của Viện điều tra, qui hoạch rừng 1995, thì chỉ sau 14 năm (1976- 1990), rừng tự nhiên giảm ~ 2,0 triệu ha (190.000ha/năm); từ sau 1990, diện tích rừng giảm chậm hơn và bằng ~ 1/4 thời kỳ trước đó. Trong các kiểu rừng trên (trừ rừng lá rộng rụng lá và rừng hỗn giao gỗ và tre, nứa) thì tất cả các kiểu rừng còn lại đều giảm về diện tích. Cụ thể:
- Rừng lá rộng thường xanh và nửa rụng lá giảm nhanh nhất, đặc biệt là ở Đắc Lắc
và Gia Lai (từ 1976-1995) giảm 32,2% diện tích. Thời kỳ 1976-1995, Tây Nguyên giảm 60,9 vạn ha (1976-1990 giảm 54,6 vạn ha; 1991-1995 giảm 6,3 vạn ha. Trước năm 1990, loại rừng này giảm sút ở tất cả các vùng. Thời kỳ 1991-1995, Tây Nguyên, ĐNBộ và NTBộ vẫn tiếp tục giảm, thì ở BTBộ có xu hướng ổn định và Tây Bắc có xu hướng tăng lên.
- Rừng tre, nứa cũng giảm khá nhanh (Tây Nguyên, đến B.Trung Bộ, Đông Bắc).
Bên cạnh việc đốt rẫy làm nương, một phần diện tích rừng bị phá để trồng cây công nghiệp (chè, cà phê,...) vì thế rừng tre nứa lại giảm nhanh hơn vào thời kỳ 1991 - 1995 so với 1976 - 1990.
- Rừng ngập mặn, chua phèn cũng giảm mạnh vào thời kỳ 1991-1995. So với năm
giảm nhanh nhất là ở Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang (do cháy rừng và nuôi trồng thuỷ sản).
Bảng 3.12. Biến động một số kiểu rừng tự nhiên thời kỳ 1976-1995 (1.000 ha).
Kiểu rừng 1976 1990 1995
1 Rừng lá rộng thường xanh và nửa rụng lá 8330,7 5759,5 5648,6 2 Rừng rụng lá 796,0 846,6 935,0 3 Rừng lá kim 180,8 135,1 155,1 4 Rừng ngập mặn 91,5 73,5 34,7 5 Rừng chua phèn 47,9 34,1 13,6 6 Rừng tre nứa 1174,2 1048,2 846,0
7 Rừng hỗn giao giữa gỗ và tre nứa 428,6 498,6 618,8
8 Rừng đặc sản 27,0 35,1 0,7
▪ Rừng trồng: Trong những năm qua có xu hướng tăng nhanh (đó là do chính sách
giao đất, giao rừng, hỗ trợ vốn, kỹ thuật của Nhà nước và các tổ chức quốc tế). Mặt khác, còn do việc ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc miền núi. Đến năm 2006, cả nước có 12.663.900 ha rừng (rừng tự nhiên là 10.177.700 ha, rừng trồng là 2.486.200 ha).
Bảng 3.13. Diện tích rừng trồng, bị cháy và chặt phá phân theo vùng năm 1995, 1999,2008
Rừng trồng (nghìn
ha) Rừng bị cháy (ha) Rừng bị chặt phá (ha) 1995 1999 2008 1995 1999 2008 1995 1999 2008 Cả nước 209,6 230,1 200,1 7457 4813 1677, 3 18914 5196 2242, 4 ĐBSH 10,5 5,4 19,3 167 166,3 115 9 5,2 TD&MNP B 52,90 82,2 78,4 679 3546 425,3 2199 265 297,0 DHMTrun g 80,8 66,9 72,7 1842 411 593,7 2487 1040 238,0 T.Nguyên 11,1 9,5 15,6 2344 211 24,0 10134 3154 662,5 ĐNBộ 14,8 7,1 3,7 520 458 86,9 1387 714 1026, 0 ĐB SCL 39,5 17,2 6,9 2072 012 306,9 2592 15 13,7 Bộ QP-CA 41,8 3,5
▪ Vấn đề tu bổ, bảo vệ rừng. Bắt đầu từ năm 1992, Nhà nước đã tiến hành XD các
khu bảo tồn tự nhiên. Năm 2007 cả nước có 30 vườn quốc gia, 65 khu dự trữ thiên nhiên và bảo tồn loài – sinh cảnh, 6 khu được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển của
thế giới với tổng diện tích trên 2,09 triệu ha (năm 05/2009 UNESCO công nhận thêm Cù Lao Chàm và Cà Mau) .
2.2. Tình hình khai thác – chế biến gỗ, lâm sản
- Về cơ cấu: rừng chia làm 3 loại ( phòng hộ, đặc dụng và kinh doanh sản xuất) - Rừng kinh doanh bao gồm: Rừng gỗ phục vụ cho xây dựng cơ bản; Rừng nguyên
liệu giấy; Rừng gỗ trụ mỏ; Rừng tre, nứa cho nhu cầu xây dựng và nguyên liệu giấy; Rừng đặc sản (thông, quế, hồi, cánh kiến...); Rừng gỗ gia dụng và lấy củi.
- Về sản lượng gỗ khai thác (do có chủ trương đóng cửa rừng, cấm xuất khẩu gỗ
tròn và gỗ xẻ), vì vậy sản lượng gỗ khai thác giảm. Thời kỳ 1991-1995 khai thác ~ 14,4 triệu m3, (BQ/năm 2,8 triệu m3, năm 1998 còn 2,2 triệu m3, năm 2002 là 2,5 triệu m3/năm, năm 2005 là 2,99 triệu m3), năm 2008 là 3,56 triệu m3. Vùng khai thác nhiều gỗ là: Đông Bắc (29,5 sản lượng cả nước), DH Nam Trung Bộ (18,8%), ĐB sông Cửu Long (17,7%). Về củi ~ 26 triệu ste. Tre, nứa, luồng ~ 300 triệu cây. Các sản phẩm gỗ chủ yếu là gỗ tròn, gỗ xẻ, ván sàn, đồ gỗ, gỗ lạng, gỗ dán. Cả nước có vài trăm xí nghiệp cưa xẻ, vài ngàn xưởng thủ công.
Bảng 3.14. Sản lượng gỗ khai thác phân theo địa phương từ 1995 - 2008 (Nghìn m3)
1995 1997 1999 2001 2003 2005 2008 Cả nước 2793, 1 2480,0 2122,5 2397, 2 2435,8 2996,4 3562,3 ĐB sông Hồng 255,8 175,7 129,5 117,5 98,4 157,0 186,1 Miền núi, trung du phía
Bắc 826,0 691,3 705,4 767,1 710,2 1050,9 1278,3
Đông Bắc 572,0 464,6 475,0 519,7 525,2 771,2
1051, 7
Tây Bắc 254,0 226,7 230,4 247,4 185,0 279,7 226,6
Duyên hải miền Trung 653,5 646,8 497,0 553,2 656,3 833,2 1057,2
Bắc Trung Bộ 323,4 290,7 219,4 235,2 293,6 310,8 388,2 DH Nam Trung Bộ 330,1 356,1 277,6 318,0 362,7 522,4 669,0
Tây Nguyên 415,3 335,1 243,5 395,2 313,0 309,3 373,6
Đông Nam Bộ 121,8 103,2 84,9 105,4 76,1 90,4 128,4
ĐB sông Cửu Long 520,7 527,9 462,2 458,8 581,8 609,8 632,1
- Các lâm trường lớn hoạt động dưới dạng Liên hiệp L-N-CN đó là Liên hiệp
nguyên liệu giấy Bãi Bằng, Liên hiệp các xí nghiệp gỗ trụ mỏ, Liên hiệp nông-công nghiệp Sông Hiếu, Liên hiệp Kôn Hà Nừng, Liên hiệp Easúp, Liên hiệp Gia Nghĩa, Liên hiệp La Ngà.
- Những xưởng cưa xẻ lớn thường tập trung ở những nơi có điều kiện thuận tiện
tập trung gỗ (ở hợp lưu các sông, hoặc nơi có điều kiện xuất khẩu): Hà Nội, Hải Phòng, Hàm Rồng, Vinh, Đà Nẵng, Qui Nhơn, Biên Hòa, TP HCM là những nơi tập trung nhiều xưởng cưa xẻ lớn. Ngoài ra, ở các địa phương cũng có những xưởng cưa xẻ nhỏ phục vụ chủ yếu nhu cầu dân dụng.
- Về gỗ dán, có một số cơ sở sản xuất như xí nghiệp gỗ dán Cầu Đuống (Hà Nội),
Bến Thủy (Vinh), Biên Hòa, TP HCM. Các xưởng đồ gỗ phát triển mạnh ở các thành phố lớn, nơi có nhu cầu tiêu thụ cao như Hà Nội, Đà Nẵng, Biên Hòa và TP HCM.
- Ngành sản xuất mây, tre, trúc phổ biến ở Cao bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái
Nguyên, Hà Giang, Sơn La, Hoà Bình, Hà Nội, Nghệ-Tĩnh, Bình-Trị-Thiên, Biên Hòa, TP HCM. Các mặt hàng thường làm bằng phương pháp thủ công để xuất khẩu.
- Ngành sản xuất diêm, các xí nghiệp phân bố ở Hà Nội, Biên Hòa và TP HCM,
hàng năm sản xuất > 350 triệu bao.
- Ngành sản xuất giấy: Lớn nhất là nhà máy giấy Bãi Bằng (Phú Thọ) và Tân Mai
(Đồng Nai). Ở miền Bắc có những nhà máy giấy như Hoàng Văn Thụ (Thái Nguyên); Việt Trì (Phú Thọ); Lam Sơn (Thanh Hóa), riêng nhà máy giấy Bãi Bằng (Phú Thọ) thuộc loại hiện đại nhất, công suất 60.000 tấn/năm; nhà máy nằm trên hợp lưu của 3 con sông Chảy, Lô, Gâm, hợp điểm của nhiều nguồn gỗ, tre, nứa cung cấp cho nhà máy. Ở miền
Nam có tới ~ 10 nhà máy làm giấy có máy móc tối tân (COGIVINA; NAGICO;
COGIMEKO; Nam Việt; Long Thành .v.v.) phần lớn ở TP HCM, Biên Hòa và Tân Mai (Đồng Nai). Trước đây, các nhà máy này dùng bột giấy nhập và chỉ SX đạt ~ 60% so với công suất thiết kế; ngày nay đã dùng nguồn nguyên liệu tại chỗ lấy từ nguồn thông Lâm Đồng, tre, nứa từ lưu vực sông Đồng Nai và cả nguồn phế liệu dồi dào ở nông thôn như rơm, rạ, bã mía.