Vai trò Đây là ngành sử dụng tổng hợp các nguồn nguyên, vật liệu tự nhiên; các

Một phần của tài liệu Địa lý Việt Nam.phần 2 (Trang 74 - 76)

- Ở nước ta, ngành khai thác và luyện kim đã xuất hiện từ rất sớm Nghề luyện

a. Vai trò Đây là ngành sử dụng tổng hợp các nguồn nguyên, vật liệu tự nhiên; các

phế liệu; chất thải của các ngành SX và đời sống để tạo ra nhiều sản phẩm mới mà các đặc tính của chúng nhiều khi không có trong tự nhiên. Vai trò của nó được thể hiện: Cung cấp nguyên liệu ban đầu hoặc bán thành phẩm cho các ngành công nghiệp (đặc biệt là CN nhẹ). Với nông nghiệp, công nghiệp hoá chất là đòn bẩy để thực hiện quá trình hoá học hoá góp phần đưa nông nghiệp phát triển với NS cao, chất lượng sản phẩm tốt hơn; về mặt này, nó cung cấp những vật tư chiến lược như (thuốc trừ sâu, phân hoá học, thuốc kích thích tăng trưởng cho cây trồng-vật nuôi).

b. Tình hình phát triển và phân bố

▪ Về nguồn nguyên liệu, bao gồm cả nguồn nguyên liệu cơ vô cơ & hữu cơ. Nguồn nguyên liệu từ nguồn gốc vô cơ, đó là các loại khoáng sản và nguyên liệu có trên đất liền,

thềm lục địa như Apatit, có ở Cam Đường (Lào Cai), là mỏ có trữ lượng lớn, kéo dài trên 100km, hàm lượng P2O5 cao, dễ khai thác. Các mỏ phốt phát có ở Vĩnh Thịnh (Lạng Sơn), Núi Vân (Thái Nguyên), Ngân Sơn (Nghệ An), tuy trữ lượng nhỏ, nhưng cũng là nguyên liệu tốt để sản xuất phân bón. Pyrit, là nguyên liệu để sản xuất H2SO4, rất cần thiết cho công nghiệp hoá chất, ở miền núi phía Bắc có khá nhiều mỏ nhưng hạn chế về trữ

lượng như Quản Bạ (Hà Giang), Bình Nhai, Lũng Hoài (Thái Nguyên), Bó Sinh (Sơn La), Nà Phèo (Lai Châu), Kim Bôi (Hoà Bình), Giáp Lai (Phú Thọ). Muối biển ở miền Trung có tiềm năng rất lớn, hạt to, độ tinh khiết cao là nguyên liệu cơ bản để sản xuất clo...

Nguồn nguyên liệu từ nguồn gốc hữu cơ: Dầu khí là cơ sở cho công nghiệp năng lượng,

đồng thời nó là tiền đề để phát triển ngành hoá dầu. Thảm thực vật phong phú là điều kiện để hình thành ngành hoá chất hữu cơ và dược liệu nhiệt đới.

▪ Tình hình phát triển.

- Thời Pháp thuộc: ngành này chậm phát triển, chỉ có một vài xưởng ôxy và hàn

hơi (Hải Phòng). Sau đó là xưởng sản xuất đất đèn ở Lạng Sơn (1940), xưởng SX thuốc nổ (1941). Năm 1945 xây dựng xưởng SX clorat pôtát và điều chế axit axêtic (từ gỗ), xilicat alumin (từ cao lanh) phục vụ cho công nghiệp dược phẩm, đồng thời bắt đầu SX hoá chất cơ bản như NAOH (xút) và clo ở Hải Phòng. Ngoài ra có 2 nhà máy nghiền phốt phát tự nhiên ở Hải Phòng và Mỹ Tho.

- Sau 1954: Ở miền Bắc: ngành này phát triển khá nhanh dựa trên cơ sở nguồn

nguyên liệu tại chỗ và nhu cầu to lớn trong xây dựng và bảo vệ đất nước. Hàng loạt các nhà máy được xây dựng như về hóa chất cơ bản có nhà máy hoá chất Việt Trì, sản xuất NaOH, CL, HCL, thuốc trừ sâu, bột PVC; Thành phố ngã ba sông trở thành TTCN hóa chất quan trọng nhất ở miền Bắc. Một số XN dược phẩm hiện đại đã ra đời ở Hà Nội cùng với các XN dược phẩm của quân đội và các địa phương. Để đẩy mạnh SXNN, nhiều nhà máy SX phân hoá học được XD như: phốt phát ở Vĩnh Thịnh (Lạng Sơn), Hàm Rồng (Thanh Hoá), phân lân nung chảy Văn Điển (Hà Nội), phân đạm (Bắc Giang), supe phốt phát Lâm Thao (Phú Thọ)... Ngoài ra còn có một số cơ sở SX qui mô nhỏ ở các tỉnh và các xưởng SX axit, bột, sơn, tinh dầu nhằm tận dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ và nguồn nhân lực sẵn của địa phương. Ở miền Nam, ngành này tương đối phát triển, có nhiều cơ sở SX hoá chất cơ bản, chất dẻo, xà phòng, dược phẩm, phân bón qui mô vừa và nhỏ phân bố tập trung ở Sài Gòn, Biên Hoà - phụ cận. Đáng chú ý là việc SX chất dẻo với nguyên liệu nhập (có tới 30 xí nghiệp), SX xà phòng và bào chế dược liệu (có 15 xí nghiệp lớn).

- Sau 1975 đến nay: ngành đã được tổ chức lại và đầu tư theo chiều sâu, đổi mới

thiết bị công nghệ, xây dựng thêm một số cơ sở sản xuất mới. Nguồn nguyên liệu trong nước được sử dụng nhiều hơn. Hướng sản xuất của ngành vẫn tập trung vào hoá chất cơ bản, phân hoá học, hoá chất tiêu dùng. Nhìn chung, sản phẩm tăng khá nhanh đặc biệt từ sau 1990.

▪ Về phân bố: Ở phía Bắc, các cơ sở công nghiệp hoá chất tập trung ở ĐB sông

Hồng với 2 trung tâm lớn: Hà Nội và Việt Trì. Ở phía Nam có 2 trung tâm lớn là TP HCM và Biên Hoà. Ở miền Trung, tuy nguồn nguyên liệu phong phú, song công nghiệp hoá chất chưa phát triển.

Bảng 3.12. Một số sản phẩm chủ yếu của ngành công nghiệp hoá chất từ 1995 - 2008. ĐV tính 1995 2000 2005 2008 A xít H2SO4 Tấn 9768,0 36562 56067,0 64.966 Xút NaOH Tấn 7307,0 59097 107471,0 76.895 Thuốc trừ sâu Tấn 15566,0 20948 45877,0 65.433 Phân hóa học Nghìn tấn 931,0 12095 2189,5 2524,0 Sơn hóa học Tấn 21081,0 54393 206177,0 200.491 c. Định hướng phát triển

▪ Về phân bón: Tăng cường SX phân đạm từ khí thiên nhiên (đến 2010 phải đạt 1,5

triệu tấn urê). Mở rộng nhà máy phân đạm Bắc Giang lên 35 vạn tấn/năm. XD nhà máy SX phân đạm từ khí thiên nhiên ở Bà Rịa-Vũng Tàu công suất 60 vạn tấn/năm. Xây mới 1-2 nhà máy phân lân.

▪ Về hoá chất: Dự kiến xây dựng nhà máy SX sôđa công suất 8,0 vạn tấn/năm liên

doanh với Ôxtrâylia ở KCN Tuy Hạ. Sau năm 2000 sẽ xây dựng nhà máy SX xút (NaOH) công suất 4 vạn tấn/năm, XD nhà máy lọc dầu gắn với hoá dầu. Các hoá chất cơ bản (xút, sôđa, các loại axit...) sẽ tập trung ở các KCN đã có như (Việt Trì, Lâm Thao, Bãi Bằng), hoặc gần nguồn nguyên liệu đá vôi (Tràng Kênh), không đưa các nhà máy vào các TP và có biện pháp chống gây ô nhiễm môi trường. Đẩy mạnh sản xuất hoá chất tiêu dùng (xà phòng, bột giặt, chế biến cao su, săm lốp xe đạp, xe máy, sơn...) ở từng vùng tiêu thụ. Tiến tới sản xuất các loại hoá chất phục vụ công nghiệp quốc phòng (thuốc nổ, thuốc phóng, cao su kỹ thuật và các loại nhựa chuyên dụng).

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Vai trò của ngành công nghiệp cơ khí trong nền kinh tế quốc dân. Hạn chế lớn nhất của ngành công nghiệp cơ khí nước ta hiện nay và biện pháp khắc phục.

2. Giải thích tại sao Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là 2 trung tâm cơ khí mạnh nhất của cả nước?

3. Những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên, kinh tế - xã hội để phát triển ngành công nghiệp hóa chất ở nước ta.

4. Đối với ngành công nghiệp hóa chất, việc phân bố các xí nghiệp như thế nào là hợp lí nhất. Lấy ví dụ để chứng minh?

4.2.5. CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG (CN VLXD)

Một phần của tài liệu Địa lý Việt Nam.phần 2 (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(160 trang)
w