Tình hình phát triển và phân bố ngành CNCB LT-TP

Một phần của tài liệu Địa lý Việt Nam.phần 2 (Trang 80 - 82)

- Ở nước ta, ngành khai thác và luyện kim đã xuất hiện từ rất sớm Nghề luyện

b. Tình hình phát triển và phân bố ngành CNCB LT-TP

▪ Tình hình phát triển. Sự hình thành và phát triển ngành này dựa vào 2 yếu tố:

nông - lâm (các vùng chuyên canh lúa, gạo, cây CN, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc trên qui mô lớn). Về thị trường, dân số nước ta đông, nhu cầu về sản phẩm đa dạng; nhu cầu trên thế giới cũng rất lớn.

- Thời Pháp thuộc, đã xuất hiện một số cơ sở CB’ thủ công, qui mô nhỏ như các

XN xay xát ở Chợ Lớn - Sài Gòn nguyên liệu từ Đồng bằng sông Cửu Long. Công nghiệp rượu bia cũng phát triển ở một số thành phố lớn nằm giữa vùng lúa như Hà Nội và Sài Gòn

- Từ 1954 - 1975, cả 2 miền đều tập trung vào xây dựng và phát triển ngành này

dựa vào nguồn nguyên liệu sẵn có.

Ở miền Nam đã xây dựng hàng loạt các XNCB' biến đường, hoa quả, đồ hộp, thuốc

lá, sữa hộp phục vụ cho quân Mỹ và chư hầu thời đó. Tuy nhiên, chiến tranh càng ác liệt, bom đạn, chất độc hoá học đã làm cho các vùng nguyên liệu bị thu hẹp, vì vậy các cơ sở CNCB’ lại dựa chủ yếu vào nguồn nguyên liệu nhập (đường thô, sữa thô).

Ở miền Bắc, để đảm bảo đủ nguồn nguyên liệu cho CNCB’. Chúng ta đã hình

thành một số vùng nguyên liệu như gắn với CNCB’ như: Các vùng mía Phú Xuyên (Hà Tây); Vĩnh Lạc-Lâm Thao (Vĩnh Phú); Thanh Chương, Đô Lương (Nghệ An); Thọ Xuân (Thanh Hoá). Các vùng chè ở Yên Bái, Phú Thọ, Thái Nguyên, Mộc Châu (Sơn La), Hà Giang, Tuyên Quang, và tây Thanh Hoá-tây Nghệ An. Các vùng lạc ở Nghệ An, Hà Bắc. Các vùng thuốc lá ở Thanh Hoá, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Bắc. Các xí nghiệp chăn nuôi kiểu công nghiệp cũng ra đời chủ yếu ở xung quanh các thành phố lớn như Đông Anh, Cầu Diễn, Từ Liêm cùng với các khu vực trồng rau-hoa-cây ăn quả tại vùng này, ít nhiều đã tạo ra các vành đai thực phẩm ngoại thành.

- Từ 1975 - nay, đặc biệt là từ sau đổi mới, các vùng chuyên canh, các ngành chăn

nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ hải sản phát triển mạnh, đạt hiệu quả kinh tế cao, phân bố rộng khắp các vùng lãnh thổ. Chất lượng các mặt hàng đã được nâng cao, cùng với mạng lưới các xí nghiệp CB’ LT-TP từ trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản được hình thành. Sự phân bố đã trải rộng ra nhiều khu vực khác gắn với vùng nguyên liệu và thị trường tiêu thụ.

Nhìn chung, sản phẩm của ngành tuy có tăng nhưng mức độ tăng có khác nhau.

Ngành CNCB’ phát triển vẫn chưa tương xứng với việc mở rộng các vùng nguyên liệu. Cơ cấu ngành vẫn tập trung chủ yếu trong các ngành truyền thống, kỹ thuật chưa thật sự đổi mới.

▪ Về phân bố: Ngành này được phân bố mang tính qui luật nhưng việc phân bố cũng tương đối linh hoạt tùy thuộc vào tính chất của nguồn nguyên liệu (nhất là nguyên liệu tươi sống, dễ hư hỏng). Vì thế, số đông các xí nghiệp sơ chế đều bám vào vùng nguyên liệu; Trong khi đó, các xí nghiệp chế biến thành phẩm lại có xu hướng phân bố

ngay trong vùng tiêu thụ (kể cả những ngành dựa vào nguồn nguyên liệu nhập). Về phương diện tổ chức lãnh thổ, thì chất lượng của sản phẩm CB' là tiêu chuẩn để đặt hàng với bên SX nguyên liệu.; hiện nay các hình thức liên kết nông-công nghiệp (giữa một bên sản xuất nguyên liệu với một bên là các XNCB') ngày càng phát triển đã đảm bảo chất lượng cao của sản phẩm. Tuy nhiên, mối liên hệ giữa vùng nguyên liệu và nơi chế biến là tương đối linh hoạt, có thể ở ngay vùng nguyên liệu, hoặc chỉ sơ chế ở vùng nguyên liệu, còn chế biến thành phẩm cuối cùng ở ngoài vùng nguyên liệu.

Một phần của tài liệu Địa lý Việt Nam.phần 2 (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(160 trang)
w