Tình hình phát triển và phân bố

Một phần của tài liệu Địa lý Việt Nam.phần 2 (Trang 71 - 74)

- Ở nước ta, ngành khai thác và luyện kim đã xuất hiện từ rất sớm Nghề luyện

b. Tình hình phát triển và phân bố

▪ Sự phát triển.

- Tiền thân của ngành công nghiệp cơ khí là các nghề thủ công tạo ra công cụ sản

xuất, các binh khí... phục vụ công cuộc dựng nước và giữ nước. Nếu hiểu theo cách này, thì nghề rèn, đúc đã xuất hiện từ rất lâu đời, dưới thời Hùng Vương. Đây là thời “Văn minh sông Hồng” của nước Văn Lang. Mở đầu là thời kỳ này là giai đoạn Phùng Nguyên

(cách đây 4.000 năm). Tiếp theo là giai đoạn Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn (cách đây gần 3.000 năm). Đặc trưng của nó là chuyển từ thời kỳ đồ đá sang sơ kỳ đồng thau, rồi trung kỳ và hậu kỳ đồng thau phát triển rực rỡ với đỉnh cao là văn hóa Đông Sơn (tiêu biểu là trống đồng Ngọc Lũ). Các công cụ bằng đá nhường chỗ cho đồng thau, dẫn đến những biến đổi sâu sắc về sản xuất, xã hội, chấm dứt thời kỳ nguyên thủy và bước sang thời kỳ có giai cấp và nhà nước.

- Dưới thời Pháp thuộc. Mặc dù trong suốt quá trình lịch sử lâu dài, tuy các nghề

này được phát triển, nhưng chưa thể tạo ra được ngành cơ khí (theo đúng nghĩa của nó). Cũng trong thời Pháp thuộc, khi mà ngành công nghiệp cơ khí trên TG đã phát triển ở trình độ cao, thì ở nước ta do chính sách đô hộ của thực dân, ngành cơ khí rất nhỏ bé, chưa có chức năng chế tạo máy móc, thiết bị; chỉ đóng khung ở mức độ sửa chữa, lắp ráp một số phương tiện nhỏ như nhà máy xe lửa Gia Lâm (Hà Nội), Tràng Thi (Nghệ An), Dĩ An (phụ cận Sài Gòn), sửa chữa tàu biển ở Ba Son (Sài Gòn). Lớn nhất là xưởng Ba Son với trang thiết bị tương đối khá và đội ngũ công nhân tương đối lành nghề.

- Sau 1954, ở miền Bắc: Dựa vào cơ sở cơ khí từ căn cứ kháng chiến chuyển về,

được sự giúp đỡ của Liên Xô (cũ), năm 1958 chúng ta xây dựng ở Hà Nội nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo (chuyên sản xuất động cơ các loại), sau đó là nhà máy cơ khí công cụ số 1 (chuyên sản xuất các máy công cụ hạng nhẹ và hạng nặng), nhà máy này được coi là đứa con đầu lòng của ngành công nghiệp cơ khí ở miền Bắc lúc bấy giờ. Tiếp theo, một số nhà máy cơ khí chuyên ngành cũng ra đời (cơ khí thiết bị mỏ, cơ khí lâm nghiệp, cơ khí nông nghiệp, cơ khí dệt...). Như vậy, từ chỗ hầu như với 2 bàn tay trắng (ngoại trừ

xưởng sửa chữa xe lửa Gia Lâm, Tràng Thi và xưởng sửa chữa tàu thủy ở Hải Phòng), sau một thời gian ngắn đã phát triển thành một ngành với cơ cấu đa dạng từ chế tạo-sửa chữa; từ lắp ráp-sản xuất hoàn chỉnh các máy công cụ, phương tiện vận tải; từ sản xuất đơn lẻ đến thiết bị toàn bộ. Một số xí nghiệp quan trọng hàng đầu đã và đang phát huy tác dụng

trong sản xuất và QP gồm: (1) Nhà máy công cụ số 1 Hà Nội, chuyên SX máy công cụ. (2) Nhà máy cơ khí trung tâm Cẩm Phả-Quảng Ninh, chuyên sản xuất phương tiện và

thiết bị khai thác mỏ. (3) Nhà máy đóng tàu Hạ Long (Quảng Ninh) chuyên đóng tàu trọng tải 3.000tấn. (4) Nhà máy sửa chữa tàu viễn dương Phà Rừng - Quảng Ninh. (5) Nhà máy cơ khí Sông Công (Thái Nguyên) sản xuât động cơ điêzen và hàng loạt các nhà máy khác như nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo (Hà Nội), nhà máy biến thế, thiết bị lạnh (Hà Nội), nhà máy sản xuất máy bơm nước Hải Dương.v.v. Ở miền Nam, ngành này chủ yếu là gia công, sửa chữa, lắp ráp các thiết bị lẻ phục vụ đời sống như xe máy, máy khâu, tủ lạnh, máy thu thanh... Cơ khí chế tạo hầu như vắng mặt.

- Từ sau 1975 đến nay. Tuy có những bước thăng trầm, nhưng ngành này đã phát

triển tương đối toàn diện, có sự CMH’ theo một số ngành cần thiết. Từ chỗ nặng về sửa chữa, đến nay chúng ta đã có ngành cơ khí chế tạo với trình độ phức tạp như SX máy công cụ chính xác, cơ khí điện tử... Chúng ta đã có thể tự chế tạo được nhiều loại máy công cụ loại vừa và nhỏ cùng các thiết bị chuyên ngành (thiết bị điện, máy bơm các loại, máy kéo ...). Bên cạnh đó, đội ngũ thợ lắp ráp lành nghề đạt trình độ cao, đủ sức lắp ráp các máy móc, thiết bị kỹ thuật hiện đại như (thiết bị thuỷ điện-nhiệt điện, thiết bị cho các nhà máy xi măng, dàn khoan dầu khí, lắp ráp xe hơi, các thiết bị điện tử vi mạch phức tạp). Cùng với việc xây mới, chúng ta tiếp tục cải tạo, củng cố và bổ sung thiết bị nhằm nâng cao năng lực của ngành. Ở miền Nam, có 4 trung tâm cơ khí lần lượt được nâng cấp với trang thiết bị kĩ thuật tiên tiên là TP HCM, Biên Hòa, Đà Nẵng và Cần Thơ.

Bảng 3.11. Tình hình sản xuất một số sản phẩm của ngành công nghiệp cơ khí từ 1995 - 2008.

Sản phẩm ĐV tính 1995 2000 2005 2008

Máy kéo và xe v/chuyển Cái 2709 1932 10223 3325 Máy tuốt lúa có động cơ Cái 1482 11877 19529 18230 Máy tuốt lúa không có đ/cơ Cái 34916 7061 6993 3161

Máy bơm nông nghiệp Cái 547 3496 8298 2196

Nông cụ cầm tay Cái 1358 4121 3839 21197

Động cơ điêzen Cái 4217 30329 20159 3 27523 6

Máy nông cụ Cái 1358 4121 3839 3045

Máy xay xát Cái 2043 12484 2734 5685

Máy biến thế Cái 6186 13535 45540 46915

Ô tô lắp ráp Cái 3524 13547 59152 10007 6 Xe máy lắp ráp Nghìn cái 62,0 463,4 1982,1 2880,2 Ti vi lắp ráp Nghìn cái 770,0 1013,1 2515,3 366,7 Radio lắp ráp Nghìn cái 111,0 144,7 24,9 40

Tuy nhiên, trong những năm đầu đổi mới, ngành gặp nhiều KK do chưa thích nghi

được với cơ chế thị trường, SX có chiều hướng giảm sút, một số SP không tiêu thụ được (do chất lượng kém và không đủ sức cạnh tranh với hàng nước ngoài), SP làm ra chỉ phục vụ thị trường trong nước. Nguyên nhân chính là do chúng ta còn chậm đổi mới trong công nghệ, máy móc thiết bị cũ, sản phẩm làm ra từ cơ chế bao cấp, không kích thích sự sáng tạo, chưa quan tâm đến nhu cầu tiêu thụ từ thị trường trong và ngoài nước, chương trình đào tạo và đào tạo lại đã xơ cứng, không thích hợp với nhu cầu và sự phát triển của kỹ thuật, chính sách phát triển chưa phù hợp, thiếu cụ thể. Nhưng với sự mở cửa của cơ chế thị trường, ngành cơ khí đã dần dần thích nghi và tận dụng được những thế mạnh vốn có của mình. Một trong những lợi thế đó là LLLĐ có tay nghề và giá lao động tương đối rẻ. Đội ngũ cán bộ kĩ sư và công nhân kỹ thuật trong ngành đã được nâng cao về trình độ đã qua thử thách trong chiến tranh và trong thực tiễn XD đất nước. Mặt khác, ngành cũng đã liên doanh với nước ngoài trong các lĩnh vực lắp ráp máy điện tử phục vụ nhu cầu truyền thông cho nhân dân, SX máy động lực, máy nông nghiệp, lắp ráp xe hơi, xe máy, các loại máy dân dụng,... Tuy vậy, cho đến nay việc phát triển của ngành này vẫn chưa tương xứng với vai trò của nó trong nền kinh tế quốc dân, mặc dù có sự gia tăng về GTSL, nhưng vị trí của ngành trong cơ cấu CN có chiều giảm sút.

▪ Sự phân bố. Nhìn chung, sự phân bố của ngành công nghiệp cơ khí đã có nhiều

chuyển biến và có xu hướng hợp lý hơn. Quá trình phát triển của ngành đã để lại một mạng lưới xí nghiệp được phân bố theo 2 xu hướng:

- Xu hướng (1) XD những trung tâm cơ khí mạnh, đóng vai trò hạt nhân trang bị

KT cho một lãnh thổ nhất định, giữa các trung tâm này đã hình thành các mối liên hệ về sản xuất. Cụ thể:

+ Hà Nội và TP HCM là 2 trung tâm chế tạo máy móc, công cụ sản xuất lớn nhất cả nước. Đây cũng là 2 trung tâm nghiên cứu KH - KT, có 2 trường Đại học bách khoa và các Viện nghiên cứu chuyên ngành, sản phẩm làm ra có ý nghĩa toàn quốc.

+ Các Tp công nghiệp (Thái Nguyên, Hạ Long-Cẩm Phả, Hải Phòng, Đà Nẵng, Biên Hoà, Cần Thơ, Thanh Hoá, Nam Định, Vinh...) là các trung tâm thường chỉ có 1-2 chức năng về cơ khí hoặc CMH’ sâu trong sản xuất dựa vào thế mạnh của vùng (ví dụ: Hải Phòng với cảng biển, cơ khí đóng và sửa chữa tàu. Hạ Long-Cẩm Phả là than, cơ khí và vận tải mỏ...)

- Xu hướng (2) là xu hướng phát triển trải rộng đều khắp các tỉnh để phục vụ nhu

cầu tại chỗ với các ngành cơ khí nông nghiệp (sản xuất thiết bị, sửa chữa); cơ khí sửa chữa phương tiện vận tải (ô tô, tàu sông) và tham gia vào sản xuất HTD.

Một phần của tài liệu Địa lý Việt Nam.phần 2 (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(160 trang)
w