Cảng Hải Phòng, nằm trên bờ S.Cấm trông ra cửa biển Đình Vũ và Nam Triệu,
kéo dài từ bến Bính đến Chùa Vẽ. Đây là cảng cửa sông cách biển 39km; nhược điểm lớn nhất là sự lắng đọng bùn cát quá lớn, thường xuyên phải nạo vét. Hiện tại, là cảng quan trọng nhất trong việc xuất - nhập khẩu ở phía Bắc.
Cảng Cái Lân, nằm trên vũng Cửa Lục, sâu, kín gió, có lòng lạch sâu 7 - 8 m, rộng
80 - 100m. Tương lai sẽ là cảng lớn nhất của M.Bắc, làm nhiệm vụ vận tải tổng hợp.
▪ Ở miền Trung: gần như tỉnh nào cũng có cảng, lớn nhất là cảng Đà Nẵng.
Cảng Đà Nẵng, nằm ở cửa sông Hàn, độ sâu trên 5m. Phía ngoài vũng Đà Nẵng có
cảng nước sâu bên cạnh Sơn Trà, độ sâu trung bình 15m.
Cảng Cam Ranh, là một quân cảng có vị trí hết sức thuận lợi, nằm trong vũng biển
kín gió, bên ngoài có hòn Di Mao che chắn, xung quanh đều có các đỉnh núi bảo vệ (cao nhất là núi Chúa 1.046m). Diện tích mặt nước 40.000ha (trong đó, 4.800ha có độ sâu trên 10m). Nguồn nước ngọt rất sẵn, nhờ xung quanh có nhiều hồ tự nhiên và sông Ba Ngòi. Cam Ranh được coi là 1/3 cảng tự nhiên tốt nhất thế giới.
▪ Ở miền Nam, nổi tiếng nhất là cảng Sài Gòn, là cảng cửa sông cách biển 84 km.
Cảng có 3 lạch vào (Lòng Tàu, Đông Thành, Soài Rạp), các bến cảng đều có độ sâu từ 9 - 13m. Đây là cảng xuất - nhập khẩu quan trọng nhất ở phía Nam.
- Các tuyến đường biển
+ Trong nước: Hải Phòng - TP HCM (1.500km), là cảng quan trọng nhất nối liền
Nam - Bắc với các sản phẩm đặc trưng của 2 miền. Ngoài ra, còn có một số tuyến khác như Hải Phòng - Cửa Lò (340km), Hải Phòng - Đà Nẵng (560km); Đà Nẵng - Cửa Lò (420km), Đà Nẵng - Qui Nhơn (300km); Qui Nhơn - Phan Thiết (440km); TP HCM - Rạch Giá.v.v.
+ Các tuyến đường biển quốc tế quan trọng: Từ TP HCM đi Vlađivôxtôc
(14.500km), Hồng Công (1.720km), Băng Cốc (1.180km), Xihanucvin (CPC) 870 km, Singapo (1.170 km)… Hải Phòng đi Hồng Công (900 km), Vlađivôxtôc (14.500 km), Manila (Philipin), Tôkiô…
- Định hướng phát triển