- Ở nước ta, ngành khai thác và luyện kim đã xuất hiện từ rất sớm Nghề luyện
b. Tình hình phát triển và phân bố ▪ Nguồn nguyên liệu
▪ Nguồn nguyên liệu
CNSX VLXD bao gồm ngành SX xi măng, gạch ngói, vôi, thuỷ tinh, gốm, sứ, khai thác đá các loại, cát, sỏi,... Nhìn chung đều có ở các địa phương.
Đá vôi để sản xuất xi măng có nhiều ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, diện tích ~ 6 vạn km2, ở miền Nam có ở một số nơi trữ lượng hạn chế. Các khu vực tập trung đá vôi với đất sét nguyên liệu là cơ sở cho việc hình thành các nhà máy xi măng lớn như Hải Phòng- Quảng Ninh (đá vôi Tràng Kênh), khu vực phía nam Đồng bằng sông Hồng và Bắc trung Bộ, khu vực Đông Bắc, Tây Bắc với những khối đá vôi cánh cung đồ sộ, khu vực đá vôi Hà Tiên. Sét để sản xuất gạch ngói có ở hầu khắp từ Bắc vào Nam. Loại có chất lượng cao thuộc trầm tích Nêôgen (Giếng Đáy, Xích Thổ - Quảng Ninh), hay thuộc kỷ Đệ Tứ phổ biến ở đồng bằng, đây là điều kiện thuận lợi để mở rộng sản xuất, kết hợp với nhu cầu của từng địa phương. Cao lanh là nguyên liệu gốm sứ cao cấp, phân bố nhiều ở tả ngạn sông Hồng, Quảng Ninh, Hải Dương, Nghệ - Tĩnh, Quảng Bình, Biên Hoà... Cát, sỏi có ở hầu khắp các vùng trung du, ven sông, ven biển. Riêng cát thuỷ tinh có hàm lượng SiO2 trên 75%, tập trung ở Vân Hải (Quảng Ninh), Ba Đồn (Quảng Bình), Nam Ô (Đà Nẵng), Thuỷ Triều (Khánh Hoà). Nguồn nguyên liệu cho xây dựng từ lâm sản (gỗ, tre, nứa...) rất phong phú, đảm bảo cả chất lượng, độ bền và có giá trị về mỹ thuật.
▪ Tình hình phát triển
Ngành này xuất hiện ở nước ta từ rất sớm, các di tích còn để lại cách đây hàng ngàn năm; đó là các lăng tẩm, thành quách, lâu đài còn được bảo tồn như kinh đô Phong Châu, Cố Loa, Hoa Lư, cho đến Thăng Long, Huế... Dưới triều đại phong kiến: gạch nung đã ra đời thời nhà Lý (thế kỷ X-XII) di tích để lại ở Trường Yên, Ninh Bình với hàng chữ khắc trên gạch nung “ Đại Việt quốc quân thành” và ở nhiều nơi khác như chùa Phật Tích (1057)... Thời Pháp thuộc, một số các cơ sở SX VLXD đã ra đời, đáng kể nhất là nhà máy xi măng Hải Phòng (1899) công suất 30 vạn tấn/năm. Ngoài ra, còn một vài nhà máy gạch, ngói ở ở Hà Nội, Đáp Cầu, Sài Gòn, vôi Long Thọ (Huế). Thời kỳ 1954-
1975 và hiện nay, tuy mức độ phát triển có khác nhau giữa 2 miền Nam-Bắc, song một số
nhà máy cũng đã được XD ở nhiều nơi. Công nghiệp SX VLXD đặc biệt khởi sắc từ sau đổi mới, nó được phát triển với nhịp độ nhanh vào nửa đầu thập kỷ 90, khi nhu cầu về XD cơ bản tăng nhanh. Tốc độ tăng TB/năm 15% (gạch men sứ tăng 40%, xi măng tăng 24%).
- Ngành SX xi măng: năm 1985 sản lượng 1,5 triệu tấn, thì đến 1995 tăng lên 5,8
triệu tấn, năm 2008 là trên 40,0 triệu tấn. Nếu kể cả các nhà máy lò đứng ở các địa phương thì sản lượng còn cao hơn. Các nhà máy lớn là: Xi măng Hải Phòng (XD từ cuối TK XIX), có thể coi đây là nhà máy xi măng đầu tiên của nước ta, có nhiều đóng góp cho xây dựng đất nước; Xi măng Hà Tiên (1963), bao gồm 2 cơ sở phù hợp với 2 công đoạn: SX clanhke ở Kiên Lương (Kiên Giang) và nghiền clanhke chế thành xi măng thành phẩm ở Thủ Đức (TP HCM), hiện nay nhà máy được nâng cấp và mở rộng. Ngoài 2 nhà máy ra đời sớm nhất (trên), hàng loạt các nhà máy mới được xây dựng sau này như Bỉm Sơn (Thanh Hóa) do Liên Xô giúp đỡ nằm giữa vùng nguyên liệu trù phú của dãy núi Tam Điệp và trên tuyến giao thông xuyên Việt, Hoàng Thạch do Đan Mạch giúp đỡ nằm ở khu vực đá vôi Đông Triều, rất gần cảng Hải Phòng, tiếp theo lần lượt các nhà máy xi măng cỡ lớn ra đời như Chinh Fong (Hải Phòng), Bút Sơn (Hà Nam), Sao Mai (Kiên Giang).v.v.
- Ngành sản xuất kính cũng phát triển mạnh dựa vào nguồn nguyên liệu dồi dào.
Các xí nghiệp kính phân bố ở Hải Phòng, Hải Dương, Đáp Cầu (lớn nhất là nhà máy kính Đáp Cầu). Ở miền Nam có ở Biên Hoà và TP HCM.
- Ngành gốm-sành-sứ, là ngành truyền thống được phát triển khá sớm. Trong cơ
chế thị trường ngành gốm-sành-sứ xây dựng và trang trí phát triển khá nhanh. Các cơ sở phân bố chủ yếu ở Bát Tràng (Hà Nội), Hải Dương, Móng Cái, Đồng Nai, Sông Bé (cũ).
- Gạch chịu lửa (là loại vật liệu mới) có ở Cầu Đuống, Tuyên Quang, Quảng
Ninh). Bê tông đúc sẵn ở Xuân Mai, Việt Trì và nhiều loại gạch men, đá ốp lát, tấm lợp ở nhiều nơi.
Bảng 3.13. Tình hình sản xuất một số sản phẩm của ngành công nghiệp VLXD từ 1995 - 2008.
ĐV tính 1995 2000 2005 2008
Thủy tinh Nghìn tấn 77,0 113,1 163,1 257,5
Sứ dân dụng Triệu cái 187,0 247,1 513,6 418,1 Sứ công nghiệp Nghìn cái 6000,0 6000,0 3581,0 4946,0
Gạch nung Triệu viên 6892,0 6892,0 16530,0 18278,0 Ngói nung Triệu viên 561,0 561,0 526,6 480,9 Xi măng Nghìn tấn 5828,0 5828,0 30808,0 40047,0 Tấm lợp Nghìn m2 14791,0 14791,0 203411,0 92830,0 Kính xây dựng Nghìn m2 4751,0 4751,0 74767,0 74977,0 Đá khai thác Nghìn m3 10657,0 10657,0 70836,0 101606,0 Vôi Nghìn tấn 1041,0 1041,0 1737,3 1679,4 Cát, sỏi Nghìn m3 14363,0 14363,0 66444,0 66822,0
▪ Nguyên nhân dẫn tới sự phát triển nhanh của ngành SXVLXD: Đó là do sự chú ý
đầu tư về vốn-kỹ thuật từ trong nước và sự hợp tác liên doanh với nước ngoài có hiệu quả, đã khắc phục được tình trạng lạc hậu về kỹ thuật. Hệ thống chính sách đối với việc sản xuất VLXD hợp lý, kịp thời, tạo điều kiện mở ra nhiều loại hình sản xuất với qui mô khác nhau có tác dụng thúc đẩy sản xuất phát triển.Thị trường tiêu thụ rộng lớn. Chính yếu tố thị trường đã tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến qui mô và tốc độ của ngành công nghiệp sản xuất VLXD.