Đánh bắt hải sản (chủ yếu là cá biển)

Một phần của tài liệu Địa lý Việt Nam.phần 2 (Trang 30 - 32)

C. NGÀNH NGƯ NGHIỆP 1 Vai trò của ngư nghiệp trong nền kinh tế quốc dân

2. Tình hình phát triển

2.2. Đánh bắt hải sản (chủ yếu là cá biển)

Tất cả các tỉnh ven biển đều có ngành khai thác phát triển đặc biệt phát triển mạnh ở DH Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Năm 2008, sản lượng cá biển của cả nước đạt 1,47 triệu tấn. ĐB sông Cửu Long (38,15% cả nước), DH Nam Trung Bộ (30,42% cả nước), Đông Nam Bộ (14,30% cả nước). Các tỉnh dẫn đầu về khai thác cá biển vẫn là Kiên Giang (253,0 ngàn tấn), Bà Rịa - Vũng Tàu (199,1 ngàn), Cà Mau (101,3 ngàn tấn).

Bảng 3.16. Sản lượng cá biển phân theo vùng 1995, 2000, 2005 và 2008 (nghìn tấn)

Các vùng 1995 2000 2005 2008

Cả nước 722,1 1075,3 1.367,5 1.475,8

Đông Bắc (Quảng Ninh) 11,2 18,4 24,4 26,3 Đồng bằng sông Hồng 24,4 44,6 63,1 69,2

Bắc Trung Bộ 64,7 96,4 131,3 157,3

Duyên hải Nam Trung Bộ 231,2 329,7 420,4 448,9

Đông Nam Bộ 78,0 120,5 199,3 211,1

Đồng bằng sông Cửu Long

- Trong cơ cấu, cá biển chiếm tỉ trọng tuyệt đối (74,0%). Trong đó, cá nổi (53,2%),

cá đáy (36,3%); phần còn lại là tôm và mực (26,0%).

- Về phạm vi khai thác, thì 75 - 80% sản lượng khai thác ở ven bờ (tính đến độ sâu 30m), số còn lại 20 - 25% là ở độ sâu 30 - 50m và các vùng biển tương đối xa. Trong năm có 2 vụ đánh bắt chính: vụ Nam từ tháng 4 - 9 (55%) và vụ Bắc từ tháng 10 - 3 năm sau (45% sản lượng)

- Về ngư cụ: Đánh bắt bằng lưới kéo (kéo cá, tôm, te, xiệp) chiếm 27,5% sản lượng khai thác; Bằng lưới vó (vó ánh sáng, vó mành đèn, mành chà) 27%; Bằng lưới rê (rê thu, lưới quàng, lưới gộc, lưới the) 24,5%; Bằng lưới vây (xăm, rùng) 10%; Bằng lưới cố định (lưới đáy, lưới đăng) 6,8%; Bằng câu trực tiếp (câu vàng, câu tay) 4,2%.

Tình hình khai thác hải sản có nhiều biến động. Khó khăn nhất là thời kỳ 1976-

1980, sản lượng sa sút do thiếu nhiên liệu, phụ tùng thay thế, phương tiện đánh bắt và LLLĐ giảm. Sau đổi mới, nhờ thử nghiệm mô hình “ tự cân đối, tự trang trải” với động lực là xuất khẩu. Sản lượng bắt đầu tăng nhanh, nhưng cho đến 1995, ngư nghiệp vẫn còn trong tình trạng chậm phát triển, hiệu quả kinh tế thấp, sự bành trướng của tàu thuyền cỡ nhỏ làm cho nguồn lợi hải sản (nhất là ven bờ) bị suy giảm nhanh, nhiều vùng có nguy cơ cạn kiệt. Trước tình hình đó, Nhà nước đã tập trung đầu tư cho việc đóng mới và nâng cấp hàng trăm tàu thuyền đánh cá xa bờ, trang bị các phương tiện hiện đại, từ đó ngư nghiệp đã bắt đầu phát triển, hiệu quả kinh tế cao hơn

Bảng 3.17. Số tàu đánh bắt hải sản xa bờ và tổng công suất theo vùng từ 2000 - 2008

2000 2002 2005 2008 Số tàu (chiếc) (nghìn CV) Số tàu (chiếc) (nghìn CV) Số tàu (chiếc) (nghìn CV) Số tàu (chiếc) (nghìn CV) Cả nước 9766 1385,1 15988 1947,5 20537 2801,1 22529 3326,1 ĐB Sông Hồng 263 59,3 559 99,2 936 108.5 1020 111,8 DH miềnTrung 5965 36,3 8834 590,9 11052 853,5 12978 117,4 Đông Nam Bộ 112 905,9 2155 293.70 3033 437,1 2642 300,8 ĐB S.Cửu Long 3426 905871 4440 963.7 5516 1402,0 5889 1739,5

▪ Các ngư trường khai thác chính

- Ngư trường vùng vịnh Bắc Bộ: Nguồn lợi khá phong phú, độ sâu trung bình 50m,

có nhiều đảo lớn như Cát Bà, Bạch Long Vĩ. Trữ lượng chiếm ~ 24,9% cả nước. Khả năng cho khai thác 32,5 vạn tấn/năm (49,2% cá nổi, 50,8% cá đáy). Tuy nhiên, mới khai thác 35,5% (11,4 vạn tấn). Phương tiện đánh bắt chủ yếu là các tàu thuyền công suất nhỏ. Việc đánh bắt bằng các phương tiện trên đã làm cho nguồn hải sản ven bờ suy giảm

nhanh, nhiều dấu hiệu cho thấy đã khai thác quá mức. Vì vậy phải vươn ra ngoài khơi, nhưng lại gặp khó khăn trong việc trang bị các tàu có công suất lớn, vốn đầu tư vượt quá khả năng của ngư dân.

- Ngư trường vùng biển Trung Bộ: do thềm lục địa hẹp, nên hầu hết việc khai thác

lại tập trung ở ven bờ. Tiềm năng ở đây hạn chế hơn, khả năng khai thác hàng năm chỉ đạt 24,0 vạn tấn (cá nổi 83,3% và cá đáy 16,7%), chiếm 18,4% trữ lượng cả nước. Sản lượng đánh bắt mới đạt khoảng 83% của khả năng cho phép (gần 20,0 vạn tấn).

- Ngư trường vùng biển Đông Nam Bộ: Giàu tiềm năng nhất với phần lớn diện tích

ở độ sâu dưới 60m. Trữ lượng khai thác có thể đạt 49,0 vạn tấn/năm (42,9% cá nổi và 57,1% cá đáy), chiếm 37,5% trữ lượng cả nước. Sản lượng khai thác hiện nay đạt 40,1 vạn tấn (đạt 82,3% của khả năng cho phép). Tốc độ gia tăng hàng năm ~ 9,2%.

- Ngư trường vùng biển Tây Nam Bộ: độ sâu TB là 50m, thềm lục địa rộng (chiếm

19,2% trữ lượng cả nước). Khả năng khai thác 25,0 vạn tấn (52% cá nổi và 48% cá đáy). Sản lượng đánh bắt là 21,3 vạn tấn, đạt 83,5% khả năng cho phép. Tốc độ 9,5%/năm cao nhất cả nước.

Một phần của tài liệu Địa lý Việt Nam.phần 2 (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(160 trang)
w