Nuôi trồng thủy sản

Một phần của tài liệu Địa lý Việt Nam.phần 2 (Trang 32 - 35)

C. NGÀNH NGƯ NGHIỆP 1 Vai trò của ngư nghiệp trong nền kinh tế quốc dân

2.3.Nuôi trồng thủy sản

2. Tình hình phát triển

2.3.Nuôi trồng thủy sản

▪ Trong những năm gần đây, nghề nuôi trồng phát triển với tốc độ nhanh chóng. Nuôi trồng thủy sản liên quan chặt chẽ với diện tích mặt nước, diện tích mặt nước cho nuôi trồng thủy sản liên tục tăng. Năm 1987 cả nước mới có 249,0 ngàn ha, thì đến 1995 tăng lên 453,6 ngàn ha, năm 2005 là 952,6 ngàn ha và năm 2008 là 1.052,6 nghìn ha; ĐB sông Cửu Long (71,5% diện tích cả nước), Đồng bằng sông Hồng (9,7%). Các tỉnh có diện tích nuôi trồng thủy sản lớn nhất: Cà Mau (293,2 ngàn ha – 27,9% cả nước), Bạc Liêu (125,6 ngàn ha – 12,0%), Kiên Giang (134,6 ngàn ha – 12,8%).

Bảng 3.18. Diện tích mặt nước và sản lượng nuôi trồng thuỷ sản của các vùng từ 1995 - 2008

Diện tích (1000 ha) Sản lượng (1000 tấn)

1995 1999 2005 2008 1995 1999 2005 2008 Cả nước 453,60 524,60 952,60 1052,6 389,07 480,77 1477,98 2465,6 ĐB sông Hồng 58,80 66,80 89,20 121,2 53,38 96,99 215,10 322,14 MN-TDPB’ 26,10 32,30 49,70 37,9 13,61 20,07 57,17 50,16 DH miền Trung 41,20 52,00 73,70 77,9 23,47 37,10 114,42 155,31 Tây Nguyên 4,20 4,70 8,30 10,7 4,41 6,32 11,34 15,02 Đông Nam Bộ 33,90 35,90 51,80 52,7 27,67 25,18 78,14 84,37 ĐB S.Cửu Long 289,40 332,90 680,20 572,2 266,98 295,10 1002,81 1838,6

▪ Về sản lượng

- Nuôi trồng (cá, tôm, nhuyễn thể, rong biển nước ngọt, lợ, mặn) năm 2008 cả

nước là 2,46 triệu tấn; ĐB sông Cửu Long 74,6%, ĐB sông Hồng 13,1% cả nước. Cao nhất là An Giang (315,44 ngàn tấn – 12,80% cả nước), Đồng Tháp (281,33 ngàn tấn – 11,4%), Cần Thơ (181,74 ngàn tấn), Cà Mau (174,47 ngàn tấn), Bến Tre (157,0 ngàn tấn) .

- Sản lượng cá nuôi cả nước 1,86 triệu tấn; ĐB sông Cửu Long chiếm 76,16% cả nước, ĐB sông Hồng 13,10%. Cao nhất là An Giang (313,7 ngàn tấn), Đồng Tháp (279,65 ngàn tấn), Cần Thơ (181,65 ngàn tấn), Bến Tre (117,45 ngàn tấn)

- Sản lượng tôm nuôi của cả nước 388,35 ngàn tấn. ĐB sông Cửu Long (79,0% cả nước), DH Nam Trung Bộ (9,65%); các tỉnh có sản lượng cao nhất là Cà Mau (94,2 ngàn tấn - 24,28% của cả nước), Bạc Liêu (63,98 ngàn tân – 16,48%), Sóc Trăng (58,79 ngàn tấn – 15,14%).

Gần đây, nghề nuôi tôm đang phát triển khá mạnh (chủ yếu là tôm nước lợ) do nhu cầu xuất khẩu lớn, tôm là mặt hàng xuất khẩu quan trọng đem lại hiệu quả kinh tế. Nuôi tôm nước lợ thích hợp nhất là ở các tỉnh phía nam có thể khai thác 2 - 3 vụ/năm (phía bắc chỉ khai thác được 1 vụ/năm). Vì lợi ích kinh tế, cho nên diện tích rừng ngập mặn ở Nam Bộ đang bị tàn phá mạnh đã ảnh hưởng đến môi trường sinh thái; ở miền Trung, một vài nơi các vuông tôm vượt qua cả QL 1A và đường sắt Thống nhất dẫn tới những tác hại nghiêm trọng về cảnh quan môi trường.

Bảng 3.19. Sản lượng cá nuôi và tôm nuôi phân theo địa phương từ 1995 – 2008 (nghìn tấn)

1995 2000 2005 2008

Cá Tôm Cá Tôm Cá Tôm Cá Tôm

Cả nước 209,14 55,32 391,05 93,50 971,18 327,19 1863,31 388,36 ĐB sông Hồng 48,24 1,33 84,39 3,60 167,52 8,28 234,41 8,22 TDMN P Bắc 12,01 0,55 21,67 0,92 41,73 5,35 58,00 6,58 Đông Bắc 10,09 0,55 18,78 0,915 35,71 5,30 49,37 6,51 Tây Bắc 1,92 0,00 2,89 0,008 6,02 0,05 8,63 0,07 DH miền Trung 14,48 5,67 24,15 18,19 52,33 33,31 77,66 51,21 B.Trung Bộ 11,72 0,89 20,52 2,08 44,88 12,51 62,43 13,72 DHN Trung Bộ 2,76 4,77 3,63 16,11 7,45 20,80 15,22 37,49 Tây Nguyên 4,41 0,00 7,18 0,02 11,09 0,06 14,70 0,06 Đông Nam Bộ 10,53 0,65 18,90 1,79 46,25 14,42 59,31 15,21

ĐB S.Cửu

Long 119,47 47,12 234,76 69,00 652,26 265,76 1419,0 307,07

- Ngoài ra, nghề nuôi cua cũng đang phát triển tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía

nam (78%). Nghề nuôi nhuyễn thể (ngao, sò lông, trai ngọc...) đang phát triển mạnh ở Quảng Ninh, Khánh Hoà. Nuôi rong biển phát triển ở các tỉnh ven biển miền Bắc và miền Trung.

3. Định hướng phát triển

- Đối với đánh bắt hải sản. Khuyến khích ngư dân trang bị ngư cụ, tàu thuyền để

đánh bắt xa bờ. Qui hoạch, mở rộng, quản lý tốt việc khai thác từng ngư trường bảo đảm sự sinh sản và phát triển đàn cá. Đầu tư xây dựng các cơ sở dịch vụ (ưu tiên XD kết cấu hạ tầng trên các đảo Cô Tô, Cát Bà, Bạch Long Vĩ, Phú Quí, Phú Quốc, Thổ Chu, Côn Đảo) phục vụ cho đánh bắt xa bờ và bảo vệ an ninh vùng biển. Nâng cấp các cảng cá ở các tỉnh dọc DH miền Trung. Đầu tư phát triển đội tàu thuyền đánh bắt xa bờ hiện đại, trang bị các thiết bị đồng bộ về thăm dò, hàng hải. Tổ chức thu mua-CB’-xuất thẳng trên biển đối với sản phẩm cá tươi để thực hiện được việc đánh bắt dài ngày.

- Đối với chương trình nuôi trồng thuỷ sản. Chú trọng phát triển các sản phẩm có

giá trị xuất khẩu (tôm càng xanh, cá ba sa,..), có hình thức nuôi thích hợp đối với từng vùng như cá lồng, cá bè... Tổ chức tốt các dịch vụ về giống, thức ăn, phòng trừ dịch bệnh. Nuôi trồng thuỷ sản nước lợ ven biển, tập trung vào tôm. Hình thành vùng nguyên liệu phục vụ cho xuất khẩu. Nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, tập trung vào các loại cá như cá cam, cá song, tôm hùm. Có thể nuôi bè nổi như ở Khánh Hoà, Đà Nẵng, Quảng Nam. Thử nghiệm nuôi trai ngọc và nhân đại trà ở các eo, vịnh kín, ít chịu ảnh hưởng của sóng gió.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển ngành thủy sản nước ta.

2. Dựa vào bảng 3.15. Vẽ biểu đồ thể hiện rõ nhất sự thay đổi về sản lượng thủy sản của cả nước. Giải thích tại sao có sự thay đổi đó.

3. Giải thích tại sao ĐB sông Cửu Long chiếm ưu thế về sản lượng thủy sản (cả khai thác và nuôi trồng) so với các vùng khác?

thủy sản nước ta.

5. Dựa vào bảng 3.21. Hãy so sánh nghề nuôi cá và tôm ở ĐB sông Cửu Long, DH Nam Trung Bộ và ĐB sồng Hồng.

Một phần của tài liệu Địa lý Việt Nam.phần 2 (Trang 32 - 35)