Quá trình phát triển

Một phần của tài liệu Địa lý Việt Nam.phần 2 (Trang 54 - 59)

- Băng chuyền địa lý: dựa trên cơ sở sự khác biệt lãnh thổ về tự nhiên theo thờ

b. Quá trình phát triển

▪ Thời kỳ Pháp thuộc & kháng chiến chống Pháp ở miền Bắc

+ Công nghiệp khai thác than. Thực dân Pháp rất chú ý đến việc phát triển ngành

này, ngay từ khi chưa hoàn thành việc xâm lược Bắc Kỳ Pháp đã chú ý đến dải than Đông Triều-Cái Bàn (1882), đến 1884 chúng thành lập Công ty than Bắc Kỳ. Việc khai thác than có sức cạnh tranh lớn, đạt hiệu quả kinh tế cao; Vì vậy chỉ sau 10 năm xây dựng cơ bản, năm 1895 Công ty than Bắc Kỳ đã đi vào hoạt động với qui mô lớn. Trong vòng 30

Quốc, Ấn Độ (thuộc Anh), Inđônêxia (thuộc Hà Lan). Cho đến khi rút khỏi vùng mỏ, trong vòng 60 năm, thực dân Pháp đã khai thác khoảng 50-60 triệu tấn, phần lớn là than lộ thiên, chất lượng tốt đưa về chính quốc. Nguyên nhân dẫn tới việc khai thác than sớm

của thực dân Pháp: Trước hết, than ở nước ta là than antraxit nhiệt lượng cao, phân bố

tập trung ở Quảng Ninh, nằm sát biển, dễ vận chuyển, than lộ thiên, ít tốn kém trong khi xây dựng CSHT, tiết kiêm được vốn đầu tư, thuận lợi trong việc sử dụng lao động thủ công. Vùng mỏ Quảng Ninh nằm gần kề ĐB sông Hồng, đông dân, việc tuyển mộ công nhân dễ dàng và giá rẻ. Mặt khác, thời kỳ này thị trường ĐNÁ thiếu than, Pháp đẩy mạnh việc khai thác than để chiếm lấy thị trường này và ngăn chặn sự xâm nhập của Anh.

Những hậu quả xấu khi Pháp khai thác than ở nước ta. Với nhiều lý do khác nhau, chúng

thường hướng vào các mỏ dễ khai thác. Do thiếu qui hoạch cụ thể nên tài nguyên này bị khai thác bừa bãi, lãng phí. Các bãi thải đất đá đổ lên các khoáng sản chưa khai thác. Môi trường bị huỷ hoại. Nhân công bị bóc lột nặng nề...

+ Công nghiệp điện lực.Ở miền Bắc,bên cạnh việc khai thác than, công nghiệp

điện lực cũng ra đời khá sớm (chỉ sau 2 thập kỷ so với sự ra đời của các nhà máy điện ở Bắc Mỹ và Tây Âu). Nhà máy điện được xây dựng đầu tiên là Sông Cấm (Hải Phòng- 1882). Từ 1884-1902 xây dựng các nhà máy điện một chiều ở Hà Nội và Sài Gòn (công suất mỗi nhà máy 500kw). Năm 1924, Công ty nước và điện khí Đông Dương xây dựng tiếp các nhà máy điện xoay chiều ở Khánh Hội (Sài Gòn), Yên Phụ (Hà Nội), Cọc 5 (Hòn Gai), Nam Định (công suất TB 22.500kw/1 nhà máy). Đường dây tải điện 3,5 kv được hình thành nối Hà Nội-Hải Phòng; Hà Nội-Hưng Yên-Thái Bình-Nam Định đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt, thắp sáng công cộng ở các công sở và các TTCN mới. Để phục vụ cho việc khai khoáng, một số trạm thuỷ điện nhỏ cũng được xây dựng ở Tà Sa (825kw), Nà Ngần (750kw) thuộc Cao Bằng và Thạch Bàn (Thanh Hoá). Ở Miền Nam. Các Công ty chè và cà phê của Pháp đã xây dựng trạm thuỷ điện Ankroet (Suối Vàng) công suất 500 kw, phục vụ cho khu du lịch Đà Lạt và nhà máy chè Cầu Đất. Xây dựng trạm thuỷ điện Đrây-H’Linh (500kw) cho vùng cà phê bao quanh Buôn Ma Thuột. Gần 1/2 thế kỷ phát triển, sản lượng điện năm cao nhất (1942) đạt 102 triệu kw/h, đến 1945 chỉ còn bằng 75% sản lượng điện năm 1942.

Nguyên nhân sự phát triển chậm chạp của ngành điện lực thời kỳ này: Trước hết,

mục tiêu chủ yếu là phục vụ cho các trung tâm hành chính, sinh hoạt của các quan chức thực dân và tay sai, ít chú ý đến sản xuất (đặc biệt là những ngành CB' cần nhiều điện, có sức cạnh tranh với chính quốc), chỉ có duy nhất trạm máy bơm nước Sơn Tây (10 KVA) là phục vụ cho nông nghiệp. Thứ hai, toàn bộ cơ chế KT-XH phong kiến vẫn được duy trì; bản thân nền kinh tế tự túc-tự cấp dựa trên cơ sở kỹ thuật cổ truyền, công cụ thô sơ và sức lao động thủ công nên hầu như không có nhu cầu về động lực. Cuối cùng, những năm chiếm đóng lại nước ta (1846-1954) Pháp chỉ kiểm soát được các đô thị xung yếu. Việc

cung cấp than cho các nhà máy nhiệt điện gặp nhiều khó khăn (chủ yếu dùng điện điêzen). Một số trạm thuỷ điện (Ankroet, Đ’rây-H’Linh) đã nâng công suất từ 500kw lên 1.500kw, sản lượng điện tăng 4 lần so với 1930 (255,8 triệu kw/h), nhưng cũng không cải thiện được bao nhiêu so với tình hình phát triển của công nghiệp điện lực.

▪ Từ 1955 - 1975

- Ở miền Bắc, Nhà nước có chủ trương phát triển CN điện lực, coi nó là động lực để khôi phục và phát triển nền kinh tế.

+ CN khai thác than: Qua 20 năm cải tạo và xây dựng, công nghiệp khai thác than

đã có những chuyển biến vượt bậc; Việc tìm kiếm, thăm dò được đẩy mạnh, một số mỏ mới được đưa vào khai thác Hồng Gai-Cẩm Phả (Quảng Ninh); Na Dương (Lạng Sơn) Phấn Mễ, Núi Hồng (Thái Nguyên) và một số mỏ nhỏ ở địa phương như Đầm Đùn, Suối Hoa, Khe Bố, Mộc Châu... Kết cấu hạ tầng phục vụ cho ngành khai thác than được tăng cường như hình thành các đường cung cấp điện, nước, thông tin-bưu chính, các phương tiện vận tải (xe tải có trọng tải lớn, băng chuyền...), các xí nghiệp sửa chữa, xưởng chế tạo ắc qui, mìn nổ, băng chuyền, tuyển lựa than, phương tiện bốc xếp, bến cảng. Kết thúc KH 5 năm lần I (1965) sản lượng than đã đạt 4,23 triệu tấn (gấp 2,2 lần so với 1930). Đã hình thành được một trục đô thị dọc QL18 từ Đông Triều-Cửa Ông. Trong chiến tranh phá hoại, vùng mỏ cũng bị đánh phá ác liệt, song sản lượng than vẫn đạt 2,6-3,4 triệu tấn/năm. Năm 1975 sản lượng đạt 5,2 triệu tấn (gấp 1,23 lần so với 1965).

+ CN điện lực: Dựa vào nguồn nguyên liệu sẵn có, ở giai đoạn đầu từ (1955-1960)

hàng loạt các nhà máy nhiệt điện có qui mô vừa và lớn được xây dựng như Cao Ngạn (Thái Nguyên), Việt Trì (Phú Thọ), Lào Cai, Vinh, Hàm Rồng (Thanh Hoá); Cùng với nó là việc mở rộng và nâng cấp các nhà máy điện cũ (Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định). Sau 5 năm khôi phục và phát triển, sản lượng điện của miền Bắc năm 1960 đã đạt 255,8 triệu kwh.

Giai đoạn 1961-1965 và 1966 -1975, các nhà máy điện cỡ lớn được xây dựng như Uông Bí (153MW), Ninh Bình (120MW), Thác Bà (108MW) đã nâng sản lượng điện năm 1965 lên 633,6 triệu kwh (bằng 52% sản lượng điện của cả nước). Các nhà máy điện được liên kết với nhau bằng đường dây cao thế 35KV và 110KV phủ khắp đồng bằng và trung du Bắc Bộ. Để phục vụ cho xây dựng hậu phương lớn lúc đó, trong cơ cấu sử dụng điện ở M.Bắc, ngoài việc tập trung cho công nghiệp còn dành một phần cho nông nghiệp (đặc biệt là thủy lợi). Chúng ta đã XD gần 5.000km đường tải điện và gần 2.000 trạm biến thế với tổng công suất 219.000KV, cũng trong thời kỳ này, Nhà nước đã thăm dò và chuẩn bị khai thác tổng thể tiềm năng thuỷ điện trên hệ thống sông Hồng, hàng loạt các trạm thủy điện nhỏ được XD ở miền núi (riêng ở Hòa Bình đã có 200 trạm). Đầu thập kỷ 60 và tiếp theo đến nửa đầu thập kỷ 70, thủy điện Thác Bà (108MW) mới xây dựng đã

thoát khỏi cuộc chiến tranh phá hoại và đưa nguồn điện vào mạng lưới điện quốc gia. Đây là giai đoạn chuẩn bị cần thiết cho các ch/trình khai thác hệ thống S.Hồng sau này.

Bảng 3.4. Cơ cấu sử dụng điện ở miền Bắc thời kỳ 1966 - 1975

Năm Công nghiệpCơ cấu phân phối và sử dụng điện năng (%)Nông nghiệp Các ngành khác Sinh hoạt

1965 60,5 6,1 20,6 12,8

1975 63,2 12,8 8,0 16,0

- Ở miền Nam: Trong vòng 2 thập kỷ (1955-1975), công nghiệp điện lực chỉ phát

triển mạnh khoảng 10 năm khi Mỹ đổ bộ quân vào. Do thiếu cơ sở nhiên liệu độc lập, nên ngành điện phụ thuộc hoàn toàn vào nhiên liệu lỏng (nhập khẩu ~70 vạn tấn/năm). Ngoài một số nhà máy cũ (Khánh Hội, Chợ Quán, Đà Nẵng), các trạm điêzen đã phát triển ở khắp các đô thị. Từ 1961-1965, xây dựng nhà máy thuỷ điện Đa Nhim do Nhật Bản đầu tư thiết bị, kỹ thuật. Nhưng do chưa hoàn chỉnh đường dây tải điện 66KV, nên nhà máy chỉ cung cấp điện cho Nha Trang, Phan Rang và căn cứ quân sự Cam Ranh. Đến 1975, sản lượng điện ở miền Nam đạt trên 1.088 triệu kwh (bằng 44,8% cả nước). Như vậy, từ năm 1955-1965 về công suất tăng 2,7 lần, sản lượng tăng trên 2,5 lần và từ 1965-1975 (3,8 lần & ~ 3,6 lần). Tuy nhiên, mục tiêu phát triển ngành này khác hẳn so với miền Bắc chủ yếu phục vụ cho sinh hoạt ở đô thị và quân sự, khu vực nông thôn và nông nghiệp không là đối tượng cung cấp điện.

▪ Từ 1975 đến nay. Các chương trình nghiên cứu cấp Nhà nước và điều tra cơ bản

được triển khai, đã đi đến khẳng định tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho công nghiệp năng lượng ở nước ta tương đối phong phú và đa dạng.

- Về than, nước ta có 4 loại than: Than antraxit (than gầy) là loại than có chất

lượng tốt nhất, nhiệt lượng cao (7.000-7.500 kcal/kg), phân bố chủ yếu ở Quảng Ninh, trữ lượng ~ 3,5 tỉ tấn (tính đến độ sâu 300m), ở < 300m chưa được nghiên cứu kỹ (trữ lượng ~ 6-7 tỉ tấn); Các mỏ quan trọng là Uông Bí, Mạo Khê, Đông Triều, Hồng Gai (Hà Tu, Hà Lầm), Cẩm Phả (Cọc Sáu, Đèo Nai), Mông Dương, Cao Sơn, Khe Sim... Than mỡ có một vài mỏ nhỏ ở Thái Nguyên (Làng Cẩm, Phấn Mễ ~ 4,2 triệu tấn, Núi Hồng ~ 5 triệu tấn); đây là loại than cần thiết để luyện cốc dùng trong CN luyện kim, nhưng trữ lượng nhỏ. Than nâu tập trung ở ĐB sông Hồng, trữ lượng dự báo ở độ sâu ~ 3.500m là 210 tỉ tấn, chưa có điều kiện khai thác. Than bùn tập trung nhiều nhất ở ĐB sông Cửu Long (U Minh) vài trăm triệu tấn.

- Về dầu mỏ - khí đốt: đã được thăm dò từ cuối thập kỷ 60 đến nay, dầu - khí tập

trung trong các bể trầm tích ở vùng thềm lục địa (trong đó bể trầm tích Nam Côn Sơn có trữ lượng lớn nhất). Trữ lượng dầu mỏ khoảng 4 - 5 tỉ tấn dầu qui đổi, khí đốt ~ 250-300 tỉ m3.

- Về thuỷ điện: Theo đánh giá của ngành điện lực, trữ lượng kinh tế về thuỷ điện của 10 lưu vực sông chính và các lưu vực nhỏ khoảng 15,0 triệu kw và cho sản lượng điện ~ 82 tỉ kwh (riêng 10 lưu vực chiếm 86,55%). Tiềm năng lớn nhất là hệ thống sông Hồng – sông Đà (37%), sông Đồng Nai (19%), 5 lưu vực sông ở ven biển Trung Bộ (sườn Đông Trường Sơn) chỉ chiếm ~ 17,7%. (Riêng hệ thống sông Hồng và sông Đà chiếm 85,4% trữ lượng được đánh giá).

▪ Các nguồn dự trữ năng lượng chưa được đánh giá chính thức bao gồm

- Nguồn khoáng uranium với uran thiên nhiên, trữ lượng 18 vạn tấn, ở Lai Châu. - Nguồn nhiệt suối khoáng (hay nguồn địa nhiệt) cũng có nhiều triển vọng, với 46

lỗ khoan của trên 400 nguồn suối khoáng thiên nhiên ở Tú Lệ, Bản Heo (Văn Chấn - Yên Bái), Kim Bôi (Hoà Bình), Quang Hanh (Quảng Ninh), Lò Vôi (Lệ Thuỷ - Quảng Bình)... thì nhiệt độ nước trên mặt đạt 75 - 1000C. Ngay ở đồng bằng Bắc Bộ, nguồn nước khoáng có trong trầm tích Nêôgen dưới độ sâu 3.000 - 3.500m cũng có nhiệt độ 1950C - 2000C.

- Nguồn năng lượng của sóng biển và thuỷ triều khá phong phú, ven biển cứ 10

km/1 cửa sông, đường bờ biển dài 3260 km. Sóng biển và thủy triều là nguồn năng lượng đáng kể. Theo ước tính năng lượng sóng triều ở Biển Đông là 250kw (bán nhật triều) và 122kw (nhật triều).

- Năng lượng mặt trời và năng lượng của gió, nếu được sử dụng sẽ rất có lợi cho

các vùng đảo xa và các tỉnh cực Nam Trung Bộ, những vùng có chế độ gió và cường độ chiếu sáng mạnh của mặt trời ổn định quanh năm.

▪ Tuy nhiên, nguồn năng lượng của nước ta phân bố không đều:Tập trung chủ yếu

ở Bắc Bộ, đến Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Các vùng ven biển Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều hạn chế. Một sự phân hóa khác là các vùng nằm ở sườn Tây (dãy Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Nam) có trữ lượng thuỷ năng lớn. Ngược lại ở phía Đông (kể cả đồng bằng, ven biển và thềm lục địa) lại có cơ sở nhiên liệu phong phú (dầu - khí).

▪ Chính sách của Nhà nước đối với ngành CNNL. Do sớm nhận thức được vai trò

động lực của ngành CNNL. Ngay từ khi miền Bắc được giải phóng, các kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế, cũng như các kế hoặc 5 năm đều ưu tiên đầu tư cho ngành công nghiệp này. Vì thế, trong bất kỳ tình thế nào cơ sở năng lượng vẫn đảm bảo, khi chuyển sang cơ chế thị trường, một số ngành công nghiệp mới cần sử dụng nhiều điện năng, đòi hỏi kỹ thuật cao đã có điều kiện thuận lợi phát triển. Sự phát triển ngành CNNL theo một chính sách năng lượng độc lập, chủ yếu dựa vào nội lực. Điều này được thể hiện ngay sau khi miền Bắc được giải phóng, thông qua việc hướng vào nguồn than và thủy năng. Khi đất nước thống nhất (1975), Nhà nước đã mở rộng không gian tìm kiếm, thăm dò tài

nguyên và phát triển CNNL trên phạm vi cả nước. Ba nguồn lực lớn nhất (than, dầu khí, thủy năng) đã và đang được tiếp tục khai thác; đồng thời vẫn đẩy mạnh việc chuẩn bị khai thác các nguồn khác (năng lượng hạt nhân, gió, mặt trời...). Tuy nhiên, hoạt động của CN NL còn nặng về khai thác, chỉ có điện lực là CNCB’. Nguồn lực đưa vào CB’ thành điện năng chủ yếu hướng vào thủy năng (chiếm 3/4 sản lượng), sau đó mới tới điện SX từ dầu các loại nhập khẩu, than và khí tự nhiên.

Một phần của tài liệu Địa lý Việt Nam.phần 2 (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(160 trang)
w