Kinh tế trang trại – thúc đẩy sản xuất N– L-TS theo hướng sản xuất hàng hoá

Một phần của tài liệu Địa lý Việt Nam.phần 2 (Trang 41 - 46)

- Băng chuyền địa lý: dựa trên cơ sở sự khác biệt lãnh thổ về tự nhiên theo thờ

c. Kinh tế trang trại – thúc đẩy sản xuất N– L-TS theo hướng sản xuất hàng hoá

hoá

Kinh tế trang trại ở nước ta phát triển từ kinh tế hộ gia đình. Trang trại phát triển sớm nhất ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Thời kì đầu tập trung phát triển trang trại trồng cây lâu năm (Tây Nguyên & Đông Nam Bộ) sau đó (gần đây) là trang trại nuôi trồng thuỷ sản (chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long) rồi đến trang trại chăn nuôi, trồng cây lâu năm và kinh doanh tổng hợp.

Bảng 3.21. Số lượng trang trại phân theo ngành sản xuất năm 2000 – 2008 (trang trại)

2000 2002 2004 2006 2008

CẢ NƯỚC 57069 61787 110832 113699 120699

Đồng bằng sông Hồng 1646 1939 9350 15222 17318

Trung du và miền núi phía Bắc 3075 3373 5384 5228 5863

Đông Bắc 2793 3210 4984 4707 5294 Tây Bắc 282 163 400 521 569 Bắc Trung Bộ và DH miền Trung 8527 8120 15873 17378 18202 Bắc Trung Bộ 4084 3216 5882 6756 7649 DH Nam Trung Bộ 4443 4904 9991 10622 10553 Tây Nguyên 3589 6223 9450 8730 9481 Đông Nam Bộ 8265 10165 15866 14077 13792

Đồng bằng sông Cửu Long 31967 31967 56128 54442 57483 Bảng 3.22. Các lo i trang tr i phân theo ngành và phân theo a ph ng n m 2008ạ ạ đị ươ ă

Tổng số Trong đó Trang trại khác Cây hàng năm Cây lâu năm Chăn nuôi Thủy sản Cả nước 120699 34361 24215 17635 34989 9499 ĐB sông Hồng 17318 343 773 8103 4427 3672 MN & TD Bắc Bộ 4423 175 1155 1119 393 1581 DH miền Trung 18202 5291 3593 2629 4029 2660 Tây Nguyên 9481 1141 7522 581 46 191 Đông Nam Bộ 13792 1429 8452 2673 783 455 ĐB sông Cửu 57483 25982 2720 2530 25311 940

Long

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Lấy ví dụ chứng minh rằng các điều kiện tự nhiên tạo nền chung cho sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp, còn các nhân tố kinh tế - xã hội làm phong phú thêm và làm biến đổi sự phân hóa đó.

2. Hãy tìm sự khác nhau trong chuyên môn hóa NN giữa vùng: TD & MN Bắc Bộ với Tây Nguyên; giữa ĐBS Hồng với ĐBS Cửu Long. Giải thích nguyên nhân của sự khác biệt đó.

3. Tại sao việc phát triển các vùng chuyên canh nông nghiệp kết hợp với công nghiệp chế biến lại có ý nghĩa rất quan trọng đối với tổ chức lãnh thổ nông nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn ?

4. Dựa vào bảng 3.22. Trình bày xu hướng thay đổi trong cơ cấu sản phẩm nông nghiệp nước ta. Giải thích tại sao có sự thay đổi đó.

CHƯƠNG 4.

TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP

4.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG4.1.1. Đặc điểm sản xuất công nghiệp (SXCN) 4.1.1. Đặc điểm sản xuất công nghiệp (SXCN)

- Sản xuất công nghiệp có tính chất tập trung cao theo lãnh thổ. Tính tập trung

cao của công nghiệp thể hiện ở qui mô và mật độ của xí nghiệp trên một đơn vị lãnh thổ. Nếu trên một đơn vị lãnh thổ phân bố nhiều xí nghiệp, mà đa phần là các xí nghiệp có qui mô lớn thì mức độ tập trung công nghiệp ở vùng đó rất cao (và ngược lại). Tuy nhiên, hiệu quả của sản xuất lại phụ thuộc rất lớn vào việc xác định giới hạn hợp lý của sự tập trung lãnh thổ đó. Tập trung hoá công nghiệp theo lãnh thổ sẽ tạo khả năng hiện đại hoá thiết bị, tăng NSLĐ, tạo thuận lợi để thực liên hiệp hoá, CMH’ và hiệp tác hoá, hạ giá thành sản phẩm, sử dụng tiết kiệm nguồn nguyên, nhiên liệu, năng lượng, .v.v. Nếu tập trung quá mức, vượt sức chứa của một lãnh thổ sẽ gây khó khăn lớn như làm tiêu hao nhanh chóng các nguồn nguyên liệu trong vùng, khó lựa chọn địa điểm, đòi hỏi tập trung công nhân lành nghề, hình thành các trung tâm dân cư lớn, những TP quá đông dân, gây khó khăn, tốn kém cho việc tổ chức, sinh hoạt và môi trường. Vì vậy, việc đánh giá trình độ tập trung CN theo lãnh thổ của mỗi nước, mỗi vùng còn tuỳ thuộc vào từng giai đoạn phát triển kinh tế, tuỳ thuộc vào điều kiện tự nhiên, dân cư, kinh tế, chính trị của nước đó, vùng đó.

- Sản xuất công nghiệp có khả năng liên hợp lớn. Quá trình liên hợp hoá được

thể hiện rõ nhất trong nền công nghiệp hiện đại. Đó là, nhiều cơ sở sản xuất có mối quan hệ với nhau về mặt kĩ thuật – công nghệ, cùng sử dụng chung một nguồn nguyên liệu ban

đầu để sản xuất ra các sản phẩm khác nhau. Liên hợp hoá là một đặc trưng của SXCN, đặc điểm này đòi hỏi trong phân bố công nghiệp, thì các xí nghiệp (nhất là các xí nghiệp có gắn bó với nhau về qui trình công nghệ) cần được phân bố trên cùng một lãnh thổ để vừa đảm bảo quá trình công nghiệp - công nghệ, vừa thuận tiện trong việc quản lý. Liên hợp hoá SXCN sẽ thúc đẩy sự tập trung công nghiệp theo lãnh thổ, đây chính là yếu tố để nâng cao hiệu quả của sản xuất công nghiệp, làm giảm chi phí đầu tư xây dựng, sử dụng toàn diện và tổng hợp các nguồn nguyên liệu, nhiên liệu, rút ngắn quá trình sản xuất, giảm bớt chi phí lao động, tăng NS LĐXH, giảm giá thành sản phẩm.

- Sản xuất công nghiệp mang tính chất chuyên môn hoá sâu và hiệp tác rộng (CMH’). Trong sản xuất công nghiệp, tính chất CMH' được thể hiện rất rõ không chỉ theo

từng sản phẩm, từng chi tiết, từng bộ phận, từng công đoạn của sản phẩm; mà còn diễn ra liên tục quanh năm. Đồng thời với CMH’ sâu, sản xuất công nghiệp đòi hỏi thực hiện sự hiệp tác rộng rãi giữa nhiều xí nghiệp, nhiều ngành khác nhau để tạo ra sản phẩm cuối cùng. Như vậy, CMH’ và hiệp tác hoá là 2 bộ phận không tách rời nhau: CMH’ càng sâu thì hiệp tác hoá càng rộng. Trình độ hiệp tác hoá được xác định bởi số lượng các xí nghiệp tham gia vào việc tạo ra sản phẩm cuối cùng. Cũng do yêu cầu của CMH’-hiệp tác hoá, nên công nghiệp được phân bố tập trung, hình thành các hình thức tổ chức lãnh thổ đa dạng như cụm, khu, vùng công nghiệp .v.v. Để nâng cao hiệu quả của phân bố công nghiệp, cần XD những phương án qui hoạch tổng thể các xí nghiệp có liên quan với nhau nhằm đảm bảo yêu cầu hiệp tác hoá sản xuất, trong đó hạt nhân là xí nghiệp đầu não (hoặc ngành CMH’). Ngày nay hiệp tác hoá SXCN đang diễn ra trên qui mô khu vực và toàn cầu.

4.1.2. Đặc điểm tổ chức lãnh thổ từng ngành công nghiệp (CN)

Phát triển công nghiệp hay CNH’đất nước là con đường tất yếu và duy nhất để

nâng cao không ngừng tiềm lực kinh tế và đẩy nhanh tiến bộ xã hội, có tác dụng lớn trong việc cải tạo và hiện đại hoá nền kinh tế, làm cho các ngành kinh tế được SX, tổ chức và quản lý theo phương pháp CN; thúc đẩy nhanh quá trình PCLĐ ngành và theo lãnh thổ, hình thành cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ tiến bộ, có hiệu quả; tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia ngày càng tích cực vào quá trình phát triển kinh tế-XH; tạo ra môi trường thuận lợi để đẩy mạnh cách mạng KH-KT–CN và ứng dụng những thành tựu của nó vào nền KTQD. Góp phần nâng cao tiềm lực quốc phòng và khả năng phòng thủ của đất nước. Tạo ra môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư trong và ngoài nước và mở rộng các quan hệ kinh tế - thương mại với nước ngoài. Như vậy, để đạt hiệu quả cao về

KT-XH và MT, việc TCLT CN, cần lưu ý những vấn đề cơ bản sau:

- Đối với ngành CN điện lực. Về phân bố, phải kết hợp tác cơ sở SX điện lực thành

vậy sẽ tận dụng công suất, điều hòa nhu cầu, an toàn khi sử dụng, mở rộng diện phân bố các xí nghiệp tiêu thụ, đưa điện lực đến các vùng nông thôn rộng lớn và có lợi về mặt quốc phòng. Nên xây dựng những cơ sở SX điện lớn cung cấp cho cả một vùng rộng lớn; kĩ thuật tải điện cho phép vận tải điện năng đi xa (hàng ngàn km) mà tỉ lệ hao hụt không lớn. Tuy nhiên, khi xây dựng các đường dây tải điện đi xa (qua những vùng có địa hình phức tạp, đòi hỏi chi phí lớn) cần phải chọn qui mô thích hợp với nhu cầu và khả năng tải điện cho từng vùng. Các nhà máy điện lớn nên đặt tại nơi có sẵn nguồn nhiên liệu (hoặc khu vực giàu thủy năng). Các nhà máy nằm xa nguồn nhiên liệu thì công suất không nên quá lớn. Cần kết hợp giữa nhiệt điện với thủy điện, bởi vì nhà máy nhiệt điện XD ngắn ngày, ít vốn nhưng giá thành một đơn vị điện lực lại cao, còn các nhà máy thủy điện thời gian XD dài ngày, cần nhiều vốn nhưng giá thành một đơn vị điện lực lại thấp và sử dụng tổng hợp được sức nước.

- Đối với ngành CN luyện kim. Các xí nghiệp luyện kim thường đặt ở vùng mỏ kim

loại, cũng có khi đặt ở trung tâm cơ khí, nơi tiêu thụ hoặc gần các trung tâm điện lực lớn, rẻ tiền, gần mỏ than lớn. Đây là ngành gồm nhiều giai đoạn SX phức tạp, vì vậy phải phân bố thành loại hình xí nghiệp liên hợp, có qui mô lớn mới áp dụng được kĩ thuật cao và hạ giá thành sản phẩm. Riêng ngành luyện kim màu, khi phân bố thường chia làm 2 khâu (làm giàu quặng (sơ chế) và tinh luyện kim loại); các xí nghiệp làm giàu quặng được phân bố tại nơi khai thác; còn xí nghiệp tinh luyện kim loại thì tùy theo phương pháp tinh luyện có thể đặt ở gần nơi làm giàu quặng hoặc gần trung tâm thủy điện rẻ tiền, hoặc gần các trung tâm KH-KT. Kim loại màu thường ở dạng đa kim, có nhiều khả năng hỗn hợp để tạo thành các hợp kim mới; Vì vậy, nên XD những xí nghiệp liên hợp luyện kim màu để sử dụng nhiều nguồn quặng và tạo ra nhiều kim loại và hợp kim có giá trị

- Đối với ngành CN cơ khí. Ngành này thường phân bố gần nơi tiêu thụ sản phẩm

(các khu vực tập trung đông dân cư, văn hóa, khoa học). Là ngành có nhiều khả năng nhất để CMH' sâu và hiệp tác rộng, có thể vừa phân bố tập trung, vừa phân tán (tập trung để tiện việc tổ chức CMH' và hiệp tác hóa, còn phân tán để phục vụ kịp thời nhu cầu thị trường). Công nghiệp cơ khí có thể phân thành 4 nhóm: Nhóm cơ khí nặng nên phân bố gần nơi có cơ sở luyện kim; Nhóm cơ khí trung bình nên bố trí gần nơi tiêu thụ; Nhóm cơ khí tinh vi chính xác nên phân bố ở trung tâm dân cư, văn hóa – khoa học; Nhóm cơ khí sửa chữa lắp ráp nên phân bố rộng khắp.

- Đối với ngành CN hóa chất. Ngành này cần phân bố gần các nguồn nhiên liệu

động lực rẻ tiền và gần nguồn nước dồi dào. Những xí nghiệp hóa chất có sản phẩm khó chuyên chở thì nên phân bố gần nơi tiêu thụ. Với ngành này, khi phân bố phải chú ý tới việc bảo vệ môi trường và chống gây ô nhiễm, không để gần khu vực đông dân.

- Đối với ngành công nghiệp VLXD. Các cơ sở sản xuất VLXD chủ yếu được phân

bố gần nguồn nguyên liệu và các khu vực tiêu thụ. Đối với các xí nghiệp (xi măng, sành sứ lớn) tiêu thụ nhiều nguyên liệu rẻ tiền, khó chuyên chở so với thành phẩm nên phân bố ở nơi có nguồn nguyên liệu. Đối với các xí nghiệp sản xuất các VLXD có khối lượng thành phẩm cồng kềnh, dễ vỡ, khó chuyên chở phải phân bố gần các trung tâm tiêu thụ lớn, gần những điểm xây dựng công nghiệp mới, các khu tập trung đông dân cư và công nghiệp; Các xí nghiệp thuộc nhóm này rất phong phú (bê tông đúc sẵn, tấm lợp, trụ điện, thủy tinh, ván tường, gạch ngói, gạch chịu lửa,...); một số xí nghiệp trong nhóm này có thể sử dụng vật liệu phế thải của công nghiệp và sinh hoạt dân cư (thủy tinh, gạch xỉ, ván tường ép,...). Còn các xí nghiệp sản xuất VLXD thông thường và qui mô nhỏ, thì nên phân bố rộng rãi theo các điểm nguyên liệu và dân cư.

- Đối với ngành các ngành công nghiệp nhẹ. Các ngành công nghiệp nhẹ nói

chung có thể phân bố rộng khắp. Tuy nhiên, nên chia làm 3 nhóm: Nhóm sử dụng những nguyên liệu dễ hư hỏng, khó vận chuyển, phân bố ở vùng giàu nguyên liệu (mía, cá hộp...); nhóm có khối lượng thành phẩm lớn khó chuyên chở và bảo quản, dễ hư hỏng hoặc phải sử dụng nhiều nhân công thành thạo hoặc thành phẩm đòi hỏi phải có giá trị thẩm mĩ cao, nên phân bố ở các trung tâm dân cư, trung tâm VH; nhóm có nguồn nguyên liệu ở nhiều nơi, sử dụng ít nhân công thành thạo nên phân bố rộng rãi ở nhiều nơi, có thể kết hợp với các cơ sở SXNN địa phương hình thành các tổ hợp nông – công nghiệp. Những ngành CN nhẹ sử dụng nguồn nguyên liệu có tính chất thời vụ, hoặc tiêu thụ sản phẩm theo mùa thì nên phân bố gần nhau để tiện sử dụng chung nguồn nhân lực. Một số ngành có khả năng sử dụng tổng hợp nguyên liệu và liên hợp sản xuất, thì nên phân bố thành các xí nghiệp liên hợp, các cụm xí nghiệp và các TTCN nhẹ có phối hợp SX với nhau

Như vậy, việc phân bố các ngành CN gây tác động mạnh mẽ và sâu sắc tới sự phân

bố của các ngành SX khác, tới toàn bộ tổ chức lãnh thổ một xã hội, tới môi trường sinh thái. Các TTCN được phân bố ở đâu thường làm biến đổi theo nó sự phân bố CN, GTVT, các ngành dịch vụ, hình thành ở đó các điểm dân cư lớn, tập trung, đẩy mạnh quá trình ĐTH', làm thay đổi rõ rệt bộ mặt xã hội và môi trường thiên nhiên. Phân bố CN là một bộ phận quan trọng trong tổ chức xã hội theo lãnh thổ. Nếu phân bố hợp lý sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao cho toàn xã hội, ảnh hưởng tới sự hình thành các tổng thể lãnh thổ vùng. Ngược lại, sai lầm trong phân bố CN sẽ gây tác hại lâu dài không chỉ cho bản thân xí nghiệp mà còn có tác hại tới các ngành SX khác và tới đời sống nhân dân, gây ô nhiễm và hủy hoại môi sinh

Theo quan niệm của Liên Hợp Quốc, công nghiệp được định nghĩa là một tập hợp các hoạt động sản xuất với những đặc điểm nhất định thông qua các quá trình công nghệ cao để tạo ra sản phẩm. Hoạt động công nghiệp bao gồm cả 3 loại hình: công nghiệp khai thác tài nguyên, chế biến và dịch vụ sản xuất theo sau nó. Trong công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, vai trò của công nghiệp thể hiện:

- Công nghiệp giữ vai trò động lực trong guồng máy của nền kinh tế quốc dân, kích thích nhu cầu sử dụng nguyên liệu, máy móc, trang thiết bị; nuôi dưỡng hoạt động thương mại, vận tải, khai thác triệt để các nguồn đầu tư tài chính và kĩ thuật

- Công nghiệp la tác nhân quyết định đối với sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa nền kinh tế - xã hội; thúc đẩy mở rộng thị trường để áp dụng rộng rãi nền sản xuất lớn với dây chuyền sản xuất hàng loạt nhằm nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm.

- Với việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường, công nghiệp đóng vai trò đầu mối trong việc tổ chức cơ cấu, tạo dựng các mối liên hệ theo chiều dọc (từ nơi khai thác đến nơi chế biến và phân phối sản phẩm cuối cùng), theo chiều ngang (từ phạm vi một xí nghiệp chuyên môn hóa sâu mở sang nhiều xí nghiệp có mối liên hệ về sản phẩm và thị trường). Từ đó, công nghiệp thúc đẩy sự phân công lao động xã hội (cả chiều sâu và chiều rộng) vươn tới thị trường khu vực và quốc tế.

- Công nghiệp biến đổi sâu sắc không gian kinh tế, tạo dựng các trung tâm kinh tế mới, chuyển hóa chức năng của nhiều đô thị (từ hành chính sang kinh tế - dịch vụ hiện

Một phần của tài liệu Địa lý Việt Nam.phần 2 (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(160 trang)
w