Ngày 12/10/1990, Thủ tướng CP đã ký quyết định số 202/QĐTTg về Qui hoạch

Một phần của tài liệu Địa lý Việt Nam.phần 2 (Trang 107 - 109)

hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2010 với mục tiêu đạt 106 triệu tấn hàng hóa vào năm 2003 và 200 triệu tấn hàng hóa vào năm 2010. Năm 2003, đầu tư XD 10 cảng biển trọng điểm.

Bảng 5.1: Đầu tư cho 10 cảng trọng điểm đến 2003.

(triệu tấn/năm) tầng (triệu USD) bị (triệu USD) (triệu USD)

Cái Lân (Quảng Ninh) 2,8 – 3,0 85,0 43,0 128,0

Hải Phòng 6,2 46,6 20,3 66,9 Cửa Lò (Nghệ An) 1,3 – 1,8 10,5 2,5 13,0 Đà Nẵng (Tiên Sa, S.Hàn) 2,2 – 2,3 28,9 12,2 41,1 Dung Quất 13,0 – 13,5 104,5 5,5 110,0 Qui Nhơn 1,1 – 1,2 6,8 3,0 9,8 Nha Trang 0,6 10,0 3,0 13,0 Thị Vải (Bà Rịa-VTàu) 0,6 14,0 6,0 20,0 Sài Gòn 7,5 – 7,8 36,6 22,3 58,9 Cần Thơ 1,0 6,5 4,5 11,0 Tổng cộng 36,3 – 38,0 349,7 122,3 471,7

- Trong qui hoạch đến 2010, toàn bộ hệ thống cảng nước ta gồm 114 cảng, với 8

nhóm cảng (trong đó, 65 cảng tổng hợp, 48 cảng chuyên dụng và cảng nổi) chưa tính các cảng tiềm năng sẽ phát triển sau năm 2010 (Nghi Sơn, Hòn La, Nam Ô, Văn Phong, Cần Giờ, Vũng Tàu, Côn Đảo…). Tổng vốn đầu tư sẽ là 1.296.9 triệu USD (2003) và 3.150.7

triệu USD (2010).

Nhóm phía Bắc (từ Quảng Ninh - Ninh Bình) gồm 24 cảng, trong đó có 12 cảng

tổng hợp (2 cảng chính là Cái Lân và Hải Phòng) và 12 cảng chuyên dụng. Lượng hàng thông qua cảng là 21 - 24 triệu tấn (2003) và 2010 là 57 - 69 triệu tấn. Hải Phòng là thương cảng tổng hợp, Cái Lân là cảng tổng hợp phục vụ các KCNTT và hàng hóa X - NK với khối lượng lớn.

Nhóm cảng Bắc Trung Bộ (từ Thanh Hoá - Hà Tĩnh) gồm 7 cảng (4 cảng tổng hợp,

3 cảng chuyên dụng), năng lực qua cảng 3 - 4 triệu tấn (2003) và 23 - 26 triệu tấn (2010). Cảng chính là Cửa Lò (phục vụ xuất nhập khẩu), cảng Vũng Áng (quá cảnh cho Lào và Thái Lan).

Nhóm cảng Trung Trung Bộ (từ Quảng Bình - Quảng Ngãi) có 14 cảng (9 cảng

tổng hợp, 5 cảng chuyên dụng), năng lực qua cảng 17 - 18 triệu tấn (2003) và 35 - 38 triệu tấn (2010). Cảng chính là Chân Mây (Huế), Tiên Sa - S.Hàn (Đà Nẵng) và cảng chuyên dụng Dung Quất.

Nhóm cảng Nam Trung Bộ: (từ Bình Định - Bình Thuận), có 10 cảng ( 6 cảng tổng

hợp, 4 cảng chuyên dụng), năng lực 3,0 triệu tấn hàng (2003) và 5,0 - 6,0 triệu tấn (2010). Hai cảng chính là Qui Nhơn và Nha Trang.

Nhóm cảng TPHCM - Đồng Nai - Vũng Tàu, gồm 44 cảng (21 cảng tổng hợp, 23

Nhóm cảng ĐBSCL có 13 cảng (12 cảng tổng hợp, 1 cảng chuyên dụng), năng lực

5,0 - 6,0 triệu tấn (2003) và 9,0 - 11,0 triệu tấn (2010). Cảng quan trọng nhất là Cần Thơ.

Nhóm cảng các đảo Tây Nam, 2 cảng: cảng nổi An Thới và Dương Đông (Phú

Quốc).

Nhóm Côn Đảo gồm có cảng tổng hợp Bến Đầm.

● ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

Một phần của tài liệu Địa lý Việt Nam.phần 2 (Trang 107 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(160 trang)
w