- Đối với lĩnh vực Công nghiệp Xây dựng
4. Phương pháp nghiên cứu của luận văn
3.2.1.1. Hiệu quả sử dụng tổng vốn của các doanh nghiệp Nông nghiệp Lâm nghiệp
nghiệp - Thủy sản
Hiện nay các doanh nghiệp hoạt động trong ngành Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Thủy sản chủ yếu là các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong các lĩnh vực như: xuất khẩu nông sản, trồng cao su, khai thác và tái tạo rừng, nuôi nhím, baba, …hiện nay mới cổ phần hóa được 5 doanh nghiệp, một số doanh nghiệp đang chờ sắp xếp, chuyển đổi hình thức và cổ phần hóa.
Bảng 3.11. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp Nông - Lâm - Thủy sản cả nước từ 2006 - 2008
Doanh lợi vốn kinh doanh (%) 5,57 6,26 6,46
Vòng quay tổng vốn kinh doanh (vòng) 0,44 0,49 0,505
Sức sản xuất vốn cố định 6,55 7,36 7,59
Sức sinh lời vốn cố định 0,083 0,090 0,097
Số vòng luân chuyển vốn lưu động (vòng) 1,30 1,46 1,51
Sức sinh lời vốn lưu động 0,166 0,187 0,193
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp dựa vào báo cáo điều tra doanh nghiệp 2006 - 2008 của Tổng cục Thống kê)
* Chỉ tiêu doanh lợi vốn kinh doanh
Chỉ tiêu này cho biết có bao nhiêu đồng lợi nhuận được tạo ra khi bỏ ra một đồng vốn kinh doanh, chỉ tiêu doanh lợi vốn kinh doanh của các doanh nghiệp Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Thủy sản được trình bày trong bảng số liệu 3.12.
Bảng 3.12: Doanh lợi tổng vốn kinh doanh của các doanh nghiệp Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Thủy sản giai đoạn 2007 - 2011
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011
K1 (triệu đồng) 280 310 467 535 669
C1 (triệu đồng) 116.667 119.230 167.785 172.580 173.799
H1 (%) 0,24 0,26 0,28 0,31 0,4
(Nguồn: Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Điện Biên)
H1: Doanh lợi của tổng vốn kinh doanh (%). K1: Lợi nhuận sau thuế.
C1: Vốn kinh doanh bình quân.
Biểu đồ 3.1. Doanh lợi vốn kinh doanh của doanh nghiệp Nông - Lâm - Thủy sản
Theo bảng số liệu và biểu đồ minh họa thì doanh lợi vốn kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành là rất thấp, chỉ tiêu này tuy cũng tăng lên qua các năm nhưng mức độ tăng chậm và không ổn định. Mức doanh lợi tổng vốn kinh doanh trung bình của các doanh nghiệp này là 0,29%/năm trong khi doanh lợi vốn kinh doanh của các doanh nghiệp Nông - Lâm - Thủy sản cả nước năm 2008 là 6,46%/năm nếu so sánh 2 chỉ tiêu trên với nhau thì chỉ tiêu này ở các doanh nghiệp ngành Nông - Lâm - Thủy sản tỉnh Điện Biên thấp hơn rất nhiều, điều này chứng tỏ các doanh nghiệp tại Điện Biên kinh doanh không hiệu quả và hiệu quả sử dụng tổng vốn không cao. Để thấy được sự biến động của chỉ tiêu doanh lợi vốn kinh doanh qua các năm ta có bảng so sánh tuyệt đối và tương đối giữa các năm như sau:
Chỉ tiêu 2008/2007+/- % +/-2009/2008% 2010/2009+/- % +/-2011/2011% K1 (triệu đồng) 30 10,71 157 50,65 68 14,56 134 25,05
C1 (triệu đồng) 2.563 2,20 48.555 40,72 4.795 2,86 1219 0,71
H1 (%) 0,02 8,33 0,02 7,69 0,03 10,71 0,09 29,03
Năm 2008: Một đồng vốn kinh doanh đem lại 0,0026 đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 0,0002 đồng tương ứng tăng 8,33% so với năm 2007.
Năm 2009: Một đồng vốn kinh doanh đem lại đồng 0,0028 đồng lợi nhuận sau thuế tăng 0,0002 đồng tương ứng tăng 7,69% so với năm 2008.
Năm 2010: Một đồng vốn kinh doanh đem lại 0,0031 đồng lợi nhuận sau thuế tăng 0,0003 đồng tương ứng tăng 10,71% so với năm 2009.
Năm 2011: Một đồng vốn kinh doanh đem lại 0,004 đồng lợi nhuận sau thuế tăng 0,0009 đồng tương ứng tăng 29,03% so với năm 2010.
* Chỉ tiêu số vòng quay của tổng vốn kinh doanh
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn kinh doanh mà doanh nghiệp đầu tư vào kinh doanh quay được mấy vòng trong kỳ. Giá trị của chỉ tiêu này càng cao càng tốt.
Bảng 3.13: Số vòng quay tổng vốn kinh doanh của các doanh nghiệp Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Thủy sản giai đoạn 2007 – 2011
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011
K2 (triệu đồng) 20.928 27.178 35.239 38.371 40.167
C2(triệu đồng) 116.667 119.230 167.785 172.580 173.799
H2 (vòng) 0,179 0,227 0,210 0,222 0,231
(Nguồn: Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Điện Biên)
Số liệu trong bảng 3.13 được thể hiện ở biểu đồ sau:
H2: Số vòng quay của tổng vốn kinh doanh (vòng). K2: Tổng doanh thu thuần.
C2: Vốn kinh doanh bình quân.
Theo bảng số liệu và biểu đồ minh họa thì số vòng quay tổng vốn kinh doanh các doanh nghiệp đã tăng lên qua các năm nhưng mức độ tăng không cao và số vòng quay như trên là tương đối thấp. Số vòng quay của tổng vốn kinh doanh trung bình là 0,2138 vòng/năm trong khi số vòng quay vốn kinh doanh trung bình của các doanh nghiệp Nông - Lâm - Thủy sản trong cả nước năm 2008 là 0,505 vòng/năm. So sánh hai chỉ tiêu này với nhau ta thấy các doanh nghiệp tại Điện Biên thấp hơn nhiều, điều này chứng tỏ tốc độ luân chuyển vốn trong các doanh nghiệp này không tốt, hiệu quả kinh doanh kém. Để thấy được sự thay đổi vòng quay vốn kinh doanh qua các năm ta có bảng số liệu so sánh tuyệt đối và tương đối giữa các năm như sau: Chỉ tiêu 2008/2007 2009/2008 2010/2009 2011/2010 +/- % +/- % +/- % +/- % K2 (triệu đồng) 6250 29,86 8061 29,66 3132 8,89 1796 4,68 C2 (triệu đồng) 2563 2,20 48555 40,72 4795 2,86 1219 0,71 H2 (vòng) 0,048 26,8 -0,017 7,48 0,012 5,71 0,009 4,05 Năm 2007: một đồng vốn bỏ vào kinh doanh quay được 0,179 vòng.
Năm 2008: một đồng vốn bỏ vào kinh doanh quay được 0,227 vòng tăng 0,048 vòng tương ứng tăng 26,8% so với năm 2007.
Năm 2009: một đồng vốn bỏ vào kinh doanh quay được 0,210 vòng giảm 0,017 vòng tương ứng giảm 7,48% so với năm 2008.
Năm 2010: một đồng vốn bỏ vào kinh doanh quay được 0,222 vòng tăng 0,012 vòng tương ứng tăng 5,71% so với năm 2009.
Năm 2011: một đồng vốn bỏ vào kinh doanh quay được 0,231 vòng tăng 0,0009 vòng tương ứng với tăng 4,05% so với năm 2010.
Như vậy, qua phân tích 02 chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tổng các doanh nghiệp Nông - Lâm - Thủy sản thì hiệu quả sử dụng tổng vốn là rất thấp, 02 chỉ tiêu này nhỏ hơn rất nhiều so với trung bình trung của cả nước. Nguyên nhân của thực
trạng trên là các doanh nghiệp bố trí cơ cấu vốn không hợp lý, trình độ lao động và trình độ cán bộ quản lý trong lĩnh vực này thấp, các doanh nghiệp hoạt động trong