Đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Điện Biên (Trang 136 - 138)

- Đối với lĩnh vực Công nghiệp Xây dựng

2.2.1.5.Đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp

4. Phương pháp nghiên cứu của luận văn

2.2.1.5.Đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp

* Cơ sở của giải pháp

Đối với các doanh nghiệp tại tỉnh Điện Biên việc đổi mới công nghệ đúng phương hướng, đúng mục đích có ý nghĩa to lớn và cực kỳ quan trọng để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định nói riêng và hiệu quả sử dụng vốn nói chung. Điều đó giúp cho việc tính khấu hao của các doanh nghiệp được chính xác hơn và giảm được hao mòn vô hình. Nếu các doanh nghiệp không chủ động đầu tư để đổi mới máy móc, thiết bị thì chắc chắn sẽ bị thua kém trong cạnh tranh. Đây là vấn đề chiến lược lâu dài mà các doanh nghiệp cần có phương hướng đầu tư đúng đắn.

* Nội dung của giải pháp

Tăng cường phổ biến thông tin về cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về sự cần thiết phải đổi mới công nghệ nhằm nâng cao năng lực doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh và hội nhập quốc tế hiện nay, xây dựng cơ chế hỗ trợ tra cứu thông tin về khoa học và công nghệ, về sở hữu trí tuệ để các doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng hơn.

Tổ chức thường xuyên các hội chợ công nghệ và thiết bị địa phương, kể cả các sàn giao dịch công nghệ điện tử để phục vụ hiệu quả hơn nhu cầu kết nối cung cầu về công nghệ. Nên có các hình thức hỗ trợ, như hỗ trợ lãi suất vay, cho vay ưu đãi, bảo lãnh vốn vay giúp doanh nghiệp xây dựng và thực hiện lộ trình đổi mới công nghệ. Đẩy mạnh chương trình hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn miền núi. Hỗ trợ tổ chức đào tạo ngắn hạn cho lãnh đạo doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghệ cao về quản trị công nghệ.

Bản thân doanh nghiệp cũng cần phải nhận thức rõ tầm quan trọng của đổi mới công nghệ và thêm vào đó, là tinh thần dám nghĩ dám làm. Các doanh nghiệp phải đầu tư một cách đồng bộ, công suất hoạt động máy lớn, số giờ máy và số ca của máy được hoạt động một cách triệt để, phải có trách nhiệm bảo quản, bảo dưỡng máy móc tốt, định mức khấu hao đúng đắn. Đối với những công nghệ cũ, lỗi thời, đã khấu hao hết các doanh nghiệp nên thanh lý để đầu tư vào các máy móc khác.

Để giải pháp thực hiện tốt cần có sự giúp đỡ, giám sát, tư vấn của Sở Khoa học và Công nghệ của tỉnh, Sở có trách nhiệm thường xuyên cập nhật đưa ra các định hướng để các doanh nghiệp thực hiện, ngoài ra nhận thức của các chủ doanh nghiệp là điều kiện không thể thiếu để thực hiện giải pháp này.

* Kết quả đạt được khi giải pháp được thực hiện

Việc đầu tư đổi mới tài sản cố định sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm, hạ thấp chi phí năng lượng, nguyên vật liệu, giảm chi phí sửa chữa, chi phí thiệt hại do ngừng sản xuất để sửa chữa, làm cho năng lực hoạt động tăng, năng suất cao, chất lượng tốt, tiết kiệm nguyên liệu, chống hao mòn vô hình từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Điện Biên (Trang 136 - 138)