Máy móc thiết bị lạc hậu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Điện Biên (Trang 39 - 152)

- Đối với lĩnh vực Công nghiệp Xây dựng

2.1.2.3.Máy móc thiết bị lạc hậu

4. Phương pháp nghiên cứu của luận văn

2.1.2.3.Máy móc thiết bị lạc hậu

Trình độ khoa học công nghệ và năng lực đổi mới trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam còn thấp. Số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khoa học công nghệ mới chỉ có 150 doanh nghiệp vào cuối năm 2008. Số lượng nhà khoa học và chuyên gia làm việc trong các doanh nghiệp chỉ chiếm 0,025% trong tổng số lao động làm việc trong khu vực doanh nghiệp. Khoảng 80 - 90% máy

móc và công nghệ sử dụng trong các doanh nghiệp Việt Nam là nhập khẩu và 76% số máy móc này là từ thập niên 1980 - 1990, 75% số máy móc, thiết bị đã hết khấu hao (Nguồn: Bộ Khoa học và Công nghệ (2008)).

Theo kết quả điều tra sau khi điều tra 41.102 doanh nghiệp trên 30 tỉnh phía Bắc của Cục Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ (ASMED) thì trong tổng số 41.102 doanh nghiệp có 24.757 doanh nghiệp đã sử dụng máy vi tính (chiếm 60,23%), 4.748 doanh nghiệp đã sử dụng mạng nội bộ (LAN) chiếm 11,55%, có 887 doanh nghiệp đã xây dựng website chiếm 2,16%. Về trình độ công nghệ: trong tổng số 10.994 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp chỉ có 879 doanh nghiệp tự xác định là có công nghệ tiên tiến (chiếm 8%), 5.501 doanh nghiệp tự xác định là thuộc loại trung bình (50,04%) và 41,96% số doanh nghiệp còn lại là công nghệ lạc hậu và không đánh giá.

2.1.2.4. Khó tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ngân hàng

Theo số liệu điều tra của Viện Phát triển doanh nghiệp thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) năm 2011 cho thấy, ngay cả trong điều kiện lạm phát thì trên 90% doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh vẫn có nhu cầu vay vốn nhưng chỉ hơn 10% được vay theo 100% nhu cầu. Doanh nghiệp vừa và nhỏ là đối tượng khó tiếp cận tín dụng ngân hàng. Khó khăn này xuất phát từ 2 phía:

Từ phía doanh nghiệp: Do những hạn chế về nhân lực và quản lý các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng các dự án đầu tư, nhiều chủ doanh nghiệp nghĩ đến đâu làm đến đó nên chất lượng các dự án không tốt khó thuyết phục được các ngân hàng cho vay để sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, doanh nghiệp vừa và nhỏ ít có tài sản đủ điều kiện làm tài sản thế chấp để ngân hàng chấp nhận cho vay, hệ thống sổ sách kế toán, nội dung, phương pháp hạch toán thường không đầy đủ, chính xác và thiếu minh bạch.

Từ phía ngân hàng: Theo các ngân hàng thì các dự án vay vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường là các dự án có quy mô nhỏ nên các ngân hàng ngại cho vay vì chi phí cho thủ tục, thẩm định cao, rủi ro cao.

Những điều này có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vì nó hạn chế rất nhiều năng lực của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc tạo ra các nguồn lực ban đầu cho doanh nghiệp hoạt động.

2.1.2.5. Có khả năng thích nghi nhanh với môi trường kinh doanh

Thực tế đã chứng minh cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới từ năm 2008 đến nay thì trên thế giới đã sụp đổ nhiều doanh nghiệp có bề dày kinh doanh hàng trăm năm, có số vốn kinh doanh lên đến 100 tỷ USD, ngay cả ở Việt Nam không ít tập đoàn, tổng công ty lớn của Nhà nước gặp khó khăn, có những tập đoàn đứng trên bờ vực phá sản mà ví dụ điển hình nhất là Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin). Theo báo cáo của Viện Khoa học và xã hội Việt Nam năm 2009 về môi trường kinh doanh Việt Nam qua khảo sát 2543 doanh nghiệp thuộc 10 tỉnh thành phố đi đến một kết luận các doanh nghiệp vừa và nhỏ thích ứng rất nhanh với khủng hoảng, 12% số doanh nghiệp cho rằng việc khủng hoảng tạo cơ hội cho họ như: giá nguyên liệu đầu vào rẻ hơn, việc cạnh tranh bớt gay gắt hơn, ngoài ra họ còn được nhiều chương trình hỗ trợ từ Chính phủ.

Thích nghi nhanh với môi trường kinh doanh có thể coi là sức mạnh tự nhiên của doanh nghiệp vừa và nhỏ, sức mạnh này bao gồm:

- Khả năng làm thoả mãn những yêu cầu có hạn trong những thị trường ngách được chuyên môn hoá, chuyển biến thích nghi nhanh chóng đối với sự thay đổi, những thách thức, những yêu cầu và những điều kiện mới của thị trường.

- Khả năng tận dụng nhanh chóng các tiến bộ khoa học, các công nghệ mới thành cơ hội làm ăn.

- Khả năng thích ứng linh hoạt của nền kinh tế trong nước trước những biến động liên tục của nền kinh tế thế giới.

- Khả năng đem lại những dịch vụ, sản phẩm mới.

2.1.3. Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam trong nền kinh tế thị trường

Hiện nay, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng đóng góp nhiều hơn vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của quốc gia do số lượng doanh nghiệp ngày càng lớn và phân bổ rộng khắp trong hầu hết các ngành, các lĩnh vực. Ngoài ra, tốc độ tăng trưởng sản xuất của khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ thường cao hơn so với các khu vực doanh nghiệp khác. Đến ngày 31/12/2011 cả nước có trên 500.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tới 98% số lượng doanh nghiệp với vốn đăng ký kinh doanh 2.313.857 tỷ đồng, đây là lực lượng to lớn tạo ra giá trị gia tăng (GDP) cho nền kinh tế, nhất là góp phần quan trọng trong việc ổn định phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn suy thoái kinh tế toàn cầu. Năm 2011, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng góp hơn 40% GDP cả nước, 30% tổng giá trị sản lượng công nghiệp, gần 80% tổng mức bán lẻ, 64% tổng lượng vận chuyển hàng hóa.

2.1.3.2. Tạo việc làm và thu nhập cho người lao động

So với nhiều quốc gia trên thế giới, Việt Nam có nguồn lao động rất dồi dào và sung sức với 46,7 triệu lao động và hàng năm bổ sung thêm hơn 1 triệu người đến tuổi lao động. Do đó, tạo việc làm và sử dụng hiệu quả số lao động này đang là quan tâm của cả xã hội.

Theo số liệu thống kê của Cục Phát triển doanh nghiệp thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư tính đến thời điểm hiện tại hàng năm khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ tạo việc làm cho khoảng 9,5 triệu lao động.

Hiện nay, do tỷ lệ dân số tăng cao trong những năm trước đây nên vấn đề giải quyết việc làm đang trở nên cấp thiết. Các doanh nghiệp Nhà nước đang thực hiện sắp xếp lại nên không những không thể thu hút thêm lao động mà còn tăng thêm số lao động dôi dư, trong khi khu vực nước ngoài lại không tạo ra tỷ lệ việc làm đáng kể. Do đó, phần lớn số người tham gia lực lượng lao động này trông chờ vào khu vực nông thôn và khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã tạo ra nhiều việc làm mới với tốc độ tăng trưởng cao, góp phần tăng thu nhập của người lao động, cải thiện đời sống kinh tế xã hội ngày một tốt hơn.

Với chủ trương cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước và chủ chương về giao bán, khoán, cho thuê các doanh nghiệp Nhà nước có nguồn vốn dưới 5 tỷ đồng theo Nghị định 103/1999/NĐ-CP của Chính phủ nhằm mục đích sắp xếp và đổi mới các doanh nghiệp Nhà nước có quy mô nhỏ, thua lỗ kéo dài, hoặc không cần duy trì sở hữu Nhà nước. Thông qua chủ trương này sẽ thu hút vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh của khu vực dân cư thông qua việc phát hành các chứng khoán là cổ phiếu, trái phiếu.

2.1.3.4. Làm cho nền kinh tế năng động và hiệu quả hơn

Do đặc trưng của doanh nghiệp vừa và nhỏ là chỉ cần một lượng vốn và lao động không nhiều để thành lập một doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp vừa và nhỏ dễ dàng trong việc thay đổi các sản phẩm kinh doanh, tốc độ phát triển về mặt số lượng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhanh hơn nhiều so với việc thành lập các doanh nghiệp có quy mô lớn. Chính khả năng gia tăng nhanh chóng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ làm cho số doanh nghiệp trong nền kinh tế tăng lên rất lớn, và do đó làm tăng tính cạnh tranh, năng động của nền kinh tế. Hơn nữa, sự có mặt của các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng sẽ hỗ trợ cho các doanh nghiệp lớn hoạt động có hiệu quả hơn, như làm đại lý, vệ tinh cho các doanh nghiệp lớn trong việc tiêu thụ hàng hoá, thâm nhập vào các thị trường nhỏ.

Với sự tồn tại của nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành, lĩnh vực sẽ làm giảm tính độc quyền và buộc các doanh nghiệp phải chấp nhận cạnh tranh, phải liên tục đổi mới để tồn tại và phát triển. Với sự linh hoạt của mình, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng sẽ tạo sức ép cạnh tranh với các công ty lớn. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ còn đóng vai trò là vệ tinh cho các doanh nghiệp lớn, thúc đẩy quá trình chuyên môn hóa và phân công lao động sản xuất.

2.1.3.4. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ có ý nghĩa to lớn trong việc phát triển công nghiệp, dịch vụ ở khu vực nông thôn, xóa dần tình trạng thuần nông và độc canh, chuyển dịch cơ cấu nông thôn. Mặt khác, với tính chất đa dạng về ngành nghề, các doanh nghiệp vừa và nhỏ làm cho nền kinh tế trở nên đa dạng và phong phú hơn. Các doanh nghiệp được phân bố đều hơn giữa các vùng lãnh thổ ở cả nông

thôn lẫn thành thị, miền núi và đồng bằng..., làm thay đổi cơ cấu ngành nghề kinh doanh cũng như cơ cấu vùng kinh tế. Các doanh nghiệp thành lập ở các vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa sẽ làm giảm tỷ trọng nông nghiệp và tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ. Điều này sẽ giúp cho việc chuyển dịch cơ cấu của toàn bộ nền kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ.

2.2. Nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp

2.2.1. Khái quát về vốn kinh doanh

2.2.1.1. Vốn và vốn kinh doanh của doanh nghiệp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vốn của doanh nghiệp là lượng giá trị mà doanh nghiệp đã ứng ra từ lúc bắt đầu thành lập cũng như sau này, để luân chuyển trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Vốn là điều kiện không thể thiếu để thành lập doanh nghiệp và tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong mọi loại hình doanh nghiệp vốn phản ánh nguồn lực tài chính được đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Vốn được dùng để mua sắm các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất như: Sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động.

Vốn của doanh nghiệp được chia thành vốn kinh doanh và vốn đầu tư:

* Vốn kinh doanh là số vốn doanh nghiệp đang trực tiếp sử dụng vào mục đích kinh doanh.

* Vốn đầu tư là số vốn mà doanh nghiệp đã hoặc đang ứng ra nhưng chưa thực sự sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Vốn kinh doanh thường xuyên vận động và tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau trong các khâu của hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó có thể là tiền, máy móc thiết bị, nhà xưởng, nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, …khi kết thúc một vòng luân chuyển thì vốn kinh doanh lại trở về hình thái tiền tệ.

2.2.1.2. Phân loại vốn kinh doanh của doanh nghiệp

Nếu căn cứ vào công dụng kinh tế và đặc điểm chu chuyển giá trị thì vốn kinh doanh bao gồm hai thành phần là: vốn cố định và vốn lưu động.

* Vốn cố định của doanh nghiệp: Là số vốn ứng trước tồn tại dưới hình thức tài sản cố định.

Nói đến tài sản cố định là bao hàm ý nhấn mạnh về hình thái biểu hiện cụ thể của tài sản đó, còn khái niệm vốn cố định dùng để biểu thị giá trị bằng tiền của các tài sản cố định.

Tài sản cố định của doanh nghiệp thường bao gồm: Tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình.

Tài sản cố định hữu hình gồm: Nhà cửa, văn phòng, xe ôtô, máy móc, dây truyền công nghệ, …

Tài sản cố định vô hình gồm: uy tín, lợi thế thương mại, quyền sở hữu công nghiệp, sở hữu trí tuệ, đặc quyền khai thác, kinh doanh, …

* Vốn lưu động của doanh nghiệp: Là số vốn ứng trước, tồn tại dưới hình thức tài sản lưu động.

Khác với tài sản cố định, các tài sản lưu động phần lớn đóng vai trò là đối tượng lao động, tức là vật bị tác động trong quá trình chế biến bởi lao động của con người hay máy móc. Tài sản lưu động thì không tính khấu hao vì toàn bộ giá trị của tài sản lưu động được chuyển hóa vào giá thành sản phẩm.

Tài sản lưu động gồm: Tiền mặt, vàng, bạc, kim loại quý, chi phí trả trước, các khoản phải thu, hàng tồn kho, …

2.2.2. Các nguồn cung ứng vốn cho doanh nghiệp

Hình 1: Các nguồn cung ứng vốn chủ yếu của doanh nghiệp

Cơ chế tự cung ứng

1. Điều chỉnh cơ cấu TS 2. Khấu hao TSCĐ 3. Tích luỹ tái đầu tư Phát hành cổ phiếu Phát hành trái phiếu Tín dụng thương mại Tín dụng ngân hàng

2.2.2.1. Nguồn vốn từ bên trong doanh nghiệp

* Điều chỉnh cơ cấu tài sản

Là việc doanh nghiệp bán các tài sản dư thừa, mua các tài sản cần thiết hoặc kiểm tra tính toán xác định mức dự trữ tài sản lưu động phù hợp nhằm giảm lượng lưu kho tài sản lưu động không cần thiết.

Phương thức này không làm tăng tổng vốn kinh doanh nhưng có tác dụng lớn trong việc làm tăng tiềm lực tài chính của doanh nghiệp. Với phương thức này thì doanh nghiệp hoàn toàn chủ động, không phụ thuộc vào bên ngoài nhưng quy mô cung ứng vốn nhỏ và nguồn bổ xung luôn có giới hạn.

* Khấu hao tài sản cố định

Trong quá trình sử dụng tài sản cố định doanh nghiệp phải xác định mức độ hao mòn của chúng để chuyển dần giá trị hao mòn vào giá trị sản phẩm được sản xuất ra từ các tài sản cố định đó. Việc xác định mức khấu hao cụ thể phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người.

Khấu hào tài sản cố định tạo ra nguồn vốn ổn định hàng năm, doanh nghiệp có quyền sử dụng lâu dài với chi phí kinh doanh sử dụng vốn thấp song nguồn vốn này có giới hạn.

* Tích lũy tái đầu tư

Tích lũy tái đầu tư là việc trích một phần lợi nhuận thu được để đầu tư cho phát triển kinh doanh. Tích lũy tái đầu tư luôn được các doanh nghiệp coi là nguồn vốn quan trọng vì nó có các ưu điểm cơ bản sau:

- Doanh nghiệp hoàn toàn chủ động. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Giảm sự phụ thuộc vào các nhà cung ứng.

- Giúp doanh nghiệp tăng tiềm lực tài chính nhờ giảm tỉ lệ nợ/vốn.

2.2.2.2. Nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp

* Tín dụng ngân hàng

Là hình thức doanh nghiệp vay vốn dưới các hình thức cụ thể như: ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các ngân hàng thương mại. Đây là mối quan hệ tín dụng giữa một bên đi vay và một bên cho vay.

Với hình thức này doanh nghiệp có thể huy động được một lượng vốn lớn, đúng hạn. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng vốn doanh nghiệp phải tính toán trả nợ ngân hàng theo đúng tiến độ, kế hoạch, phải có tài sản thế chấp và chịu sử kiểm soát của ngân hàng.

* Tín dụng thương mại

Đây là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa, trả góp, trả chậm, …

Tín dụng thương mại được cấp giữa các doanh nghiệp quen biết, dựa vào uy tín nên có lợi thế là thủ tục nhanh gọn. Ngoài ra, đây là loại tín dụng không có tài

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Điện Biên (Trang 39 - 152)