Các giải pháp riêng cho các lĩnh vực kinh doanh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Điện Biên (Trang 142 - 145)

- Đối với lĩnh vực Công nghiệp Xây dựng

4.2.2.Các giải pháp riêng cho các lĩnh vực kinh doanh

4. Phương pháp nghiên cứu của luận văn

4.2.2.Các giải pháp riêng cho các lĩnh vực kinh doanh

4.2.2.1. Đối với lĩnh vực Nông - Lâm - Thủy sản

Có thể nói trong 3 lĩnh vực kinh doanh được phân chia thì lĩnh vực Nông - Lâm - Thủy sản có hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh thấp nhất, tất cả các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đều thấp hơn rất nhiều trung bình cả nước và thấp hơn các lĩnh vực khác trong tỉnh. Rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh thoi thóp, nhiều doanh nghiệp đã phải phá sản, giải thể, số lượng các doanh nghiệp tăng chậm qua các năm. Là một tỉnh miền núi Điện Biên cũng có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp

đây là nguồn cung ứng nguyên liệu tại chỗ rất tốt cho các doanh nghiệp tại đây rất nhiều các sản phẩm nông nghiệp đã được biết đến như: gà đen Tủa chùa, gạo tám Điện Biên, cà phê Mường Ảng…nhưng các doanh nghiệp đã không tận dụng tốt lợi thế để khai thác thị trường. Như đã trình bày ở phần thực trạng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này chủ yếu là các doanh nghiệp Nhà nước nên việc kinh doanh rất ít nhạy bén, cơ cấu giữa vốn cố định và vốn lưu động không hợp lý dẫn tới sử dụng không tốt các nguồn vốn. Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong thời gian tới các doanh nghiệp trong lĩnh vực này nên:

* Điều chỉnh lại cơ cấu vốn kinh doanh giữa vốn cố định và vốn lưu động. Do lao động trong lĩnh vực này có hàm lượng kỹ thuật không cao nên có thể dễ thay thế bằng máy móc, công nghệ nên các doanh nghiệp này nên để số vốn cố định nhiều hơn vốn lưu động.

* Tập trung vào mua sắm các tài sản cố định trực tiếp tạo ra sản phẩm hơn là các tài sản cố định không trực tiếp tạo ra sản phẩm như: Nhà xưởng, nhà kho… như vậy năng suất sẽ được nâng cao hơn.

* Với những tài sản cố định đã hết hạn sử dụng, tài sản nào thừa không dùng đến đem thanh lý, mua sắm có trọng điểm các tài sản cố định hiện đại nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

* Các doanh nghiệp trong lĩnh vực này nên tận dụng lợi thế địa phương xuất khẩu các sản phẩm nông sản - lâm sản ra thị trường thế giới và các thành phố lớn để tăng giá trị hàng hóa.

* Sử dụng mô hình dự trữ và đặt hàng hợp lý để giảm thiếu tối đa chi phí bảo quản, lưu kho, tồn đọng vốn ví dụ: dự trữ gạo, ngô, cà phê… để chờ giá lên. Đây là hoạt động rất mạo hiểm nếu các doanh nghiệp đánh giá sai diễn biến thị trường.

* Nghiên cứu đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm vì trước đây các doanh nghiệp này chỉ chú trọng bán các sản phẩm thô chưa qua tinh chế nên giá trị kinh tế rất thấp.

Nếu các doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực Nông - Lâm - Thủy sản sử dụng triệt để các giải pháp trên một các linh hoạt thì hiệu quả sử dụng tổng vốn nói chung và hiệu quả sử dụng vốn cố định và vốn lưu động sẽ được nâng cao, các doanh

nghiệp nâng cao được hiệu quả kinh doanh từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh khác và trên thế giới.

4.2.2.2. Đối với lĩnh vực Công nghiệp - Xây dựng

Lĩnh vực Công nghiệp - Xây dựng tại tỉnh Điện Biên hiện nay được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Tại tỉnh Điện Biên hoạt động khai khoáng, khai thác đá, vàng, các loại quặng trong mấy năm gần đây khá phát triển, bên cạnh đó được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước cùng sự chỉ đạo của chính quyền địa phương tỉnh Điện Biên đang từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng từ thành phố đến các thôn, bản. Đây là điều kiện để các doanh nghiệp xây dựng phát triển. Bên cạnh các doanh nghiệp nhạy bén nắm bắt thời cơ còn một số doanh nghiệp làm ăn yếu kém, các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này có hiệu quả sử dụng vốn tốt hơn các doanh nghiệp trong lĩnh vực Nông - Lâm - Thủy sản nhưng nếu so với trung bình của cả nước qua các năm thì các doanh nghiệp này vẫn kém hơn. Đây là một thực trạng chung tại tỉnh Điện Biên.

Từ nghiên cứu thực trạng sử dụng tổng vốn kinh doanh, sử dụng vốn cố định, sử dụng vốn lưu động tại các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này thì các doanh nghiệp nên thực hiện các giải pháp sau đây.

* Tập trung nghiên cứu mở rộng thị trường sang các tỉnh lân cận như Sơn la, Lai châu và nước bạn Lào để tăng sản lượng đầu ra từ đó tạo động lực cho việc đổi mới máy móc thiết bị, nâng cao năng suất lao động.

* Tăng cường thu hồi nợ bằng các biện pháp đã trình bày ở phần giải pháp chung cho các doanh nghiệp.

* Lựa chọn hình thức tài trợ hợp lý cho các dự án vì đây là vấn đề liên quan đến chi phí sử dụng vốn. Trong từng thời điểm khác nhau thì mỗi phương thức tài trợ lại phát huy được ưu điểm nên nhiệm vụ của các doanh nghiệp trong từng thời kỳ phải chọn được một hình thức huy động vốn hợp lý.

* Tận dụng tối đa công suất của máy móc, thiết bị tránh tình trạng lãng phí dư thừa công suất bên cạnh đó phải tập trung đào tạo nâng cao tay nghề cho cán bộ công nhân viên mà cụ thể các bước thực hiện đã trình bày ở phần giải pháp chung.

Trên đây là một số giải pháp cụ thể cho các doanh nghiệp Công nghiệp - Xây dựng dựa trên thực trạng sử dụng vốn của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này để giải pháp này phát huy hiệu quả cần thực hiện tốt các giải pháp chung mà tác giả đưa ra.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Điện Biên (Trang 142 - 145)