Hiệu quả sử dụng tổng vốn của các doanh nghiệp Công nghiệp Xây dựng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Điện Biên (Trang 77 - 81)

- Đối với lĩnh vực Công nghiệp Xây dựng

3.2.1.2.Hiệu quả sử dụng tổng vốn của các doanh nghiệp Công nghiệp Xây dựng

4. Phương pháp nghiên cứu của luận văn

3.2.1.2.Hiệu quả sử dụng tổng vốn của các doanh nghiệp Công nghiệp Xây dựng

Đa số các doanh nghiệp trong lĩnh vực này là doanh nghiệp Nhà nước nên việc kinh doanh còn nặng tính bao cấp, thụ động.

3.2.1.2. Hiệu quả sử dụng tổng vốn của các doanh nghiệp Công nghiệp - Xâydựngdựngdựng dựng

Các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực Công nghiệp - Xây dựng chiếm số lượng lớn nhất trong tổng số các doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Điện Biên. Đây là lĩnh vực có lợi nhuận kỳ vọng cao, thị trường lớn, hoạt động đa dạng và đang nhận được sự quan tâm, khuyến khích của các cấp.

Bảng 3.14. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp Công nghiệp - Xây dựng cả nước từ 2006 - 2008

Chỉ tiêu 2006 2007 2008

Doanh lợi vốn kinh doanh (%) 3,884 4,365 4,50

Vòng quay tổng vốn kinh doanh (vòng) 0,821 0,902 0,93

Sức sản xuất vốn cố định 1,72 1,891 1,95

Sức sinh lời vốn cố định 0,083 0,091 0,094

Số vòng luân chuyển vốn lưu động (vòng) 1,606 1,764 1,80

Sức sinh lời vốn lưu động 0,075 0,084 0,0872

(Tác giả tự tổng hợp dựa vào báo cáo điều tra doanh nghiệp 2006 - 2008 của Tổng cục Thống kê)

* Chỉ tiêu doanh lợi vốn kinh doanh

Chỉ tiêu này cho biết có bao nhiêu đồng lợi nhuận được tạo ra khi bỏ ra một đồng vốn kinh doanh.

Bảng 3.15: Doanh lợi tổng vốn kinh doanh của các doanh nghiệp Công nghiệp - Xây dựng giai đoạn 2007 - 2011

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011

K1 (triệu đồng) 36.322 44.298 53.471 59.307 62.616

C1 (triệu đồng) 1.853.163 2.140.000 2.475.509 2.556.336 2.570.690

H1 (%) 1,96 2,07 2,16 2,32 2,43

(Nguồn: Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Điện Biên)

Biểu đồ 3.3. Doanh lợi vốn kinh doanh của doanh nghiệp Công nghiệp - Xây dựng

H1: Doanh lợi của tổng vốn kinh doanh (%). K1: Lợi nhuận sau thuế.

C1: Vốn kinh doanh bình quân.

Theo bảng số liệu và biểu đồ minh họa thì doanh lợi tổng vốn kinh doanh của các doanh nghiệp Công nghiệp - Xây dựng tỉnh Điện Biên đạt ở mức trung bình, mức doanh lợi này có xu hướng tăng dần qua các năm nhưng không có sự tăng đột biến. Mức doanh lợi của tổng vốn kinh doanh trung bình của các doanh nghiệp là 2,188%/năm trong khi doanh lợi của tổng vốn kinh doanh các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Công nghiệp - Xây dựng của cả nước năm 2008 là 4,50%/năm. So sánh hai chỉ tiêu này với nhau ta thấy mức doanh lợi vốn kinh doanh của các doanh nghiệp Công nghiệp - Xây dựng tỉnh Điện Biên thấp hơn so với cả nước. Để thấy được sự biến động doanh lợi vốn kinh doanh qua các năm ta có bảng số liệu so sánh tuyệt đối và tương đối giữa các năm như sau:

Chỉ tiêu 2008/2007 2009/2008 2010/2009 2011/2010 +/- % +/- % +/- % +/- % K1 ( triệu đồng) 7.976 21,96 9.173 20,71 5.836 10,91 3.309 5,58 C1 ( triệu đồng) 286.837 15,48 335.50 9 15,68 80.827 3,27 14.354 0,56 H1 (%) 0,110 5,612 0,090 4,348 0,160 7,407 0,110 4,741

Năm 2008: Một đồng vốn kinh doanh đem lại 0,0207 đồng lợi nhuận sau thuế tăng 0,0011 đồng tương ứng tăng 5,612% so với năm 2007.

Năm 2009: Một đồng vốn kinh doanh đem lại 0,0216 đồng lợi nhuận sau thuế tăng 0,0009 đồng tương ứng tăng 4,348% so với năm 2008.

Năm 2010: Một đồng vốn kinh doanh đem lại 0,0232 đồng lợi nhuận sau thuế tăng 0,0016 đồng so với năm 2009 tương ứng với tăng 7,470% so với năm 2009.

Năm 2011: Một đồng vốn kinh doanh đem lại 0,0243 đồng lợi nhuận sau thuế tăng 0,0011 đồng tương ứng tăng 4,741% so với năm 2010.

* Chỉ tiêu số vòng quay của tổng vốn kinh doanh

Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn kinh doanh mà doanh nghiệp đầu tư vào kinh doanh quay được mấy vòng trong kỳ. Giá trị của chỉ tiêu này càng cao càng tốt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.16: Số vòng quay tổng vốn kinh doanh của các doanh nghiệp Công nghiệp - Xây dựng giai đoạn 2007 - 2011

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011

K2 (triệu đồng) 1.890.089 2.439.331 2.524.575 2.696.141 2.753.294

C2 (triệu đồng) 1.853.163 2.140.000 2.475.509 2.556.336 2.570.690

H2 (vòng) 1,020 1,140 1,020 1,055 1,071

(Nguồn: Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Điện Biên)

Số liệu trong bảng 3.16 được thể hiện qua biểu đồ sau

H2: Số vòng quay của tổng vốn kinh doanh (vòng). K2: Tổng doanh thu thuần.

C2: Vốn kinh doanh bình quân.

Theo bảng bảng số liệu và biểu đồ minh họa ta thấy số vòng quay tổng vốn kinh doanh biến động thất thường, không ổn định qua các năm nhưng nhìn chung có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây. Số vòng quay tổng vốn kinh doanh trung bình là 1,0612 vòng/năm trong khi số vòng quay của tổng vốn kinh doanh các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Công nghiệp - Xây dựng của cả nước năm 2008 là 0,93 vòng/năm nếu so sánh hai chỉ tiêu trên thì số vòng quay của các doanh nghiệp Công nghiệp - Xây dựng tỉnh Điện Biên tốt hơn. Như vậy, có thể khẳng định các doanh nghiệp tại Điện Biên đã biết khai thác và mở rộng thị trường rất tốt. Tình hình biến động vòng quay tổng vốn kinh doanh qua các năm được trình bày qua bảng dưới đây: Chỉ tiêu 2008/2007 2009/2008 2010/2009 2011/2010 +/- % +/- % +/- % +/- % K2 (triệu đồng) 549.242 29,06 85.244 3,49 171.566 6,80 57.153 2,12 C2 (triệu đồng) 286.837 15,48 335.509 15,68 80.827 3,27 14.354 0,56 H2 (vòng) 0,120 11,76 -0,120 -10,53 0,035 3,42 0,061 1,550 Năm 2007: một đồng vốn bỏ vào kinh doanh quay được 1.020 vòng.

Năm 2008: một đồng vốn bỏ vào kinh doanh quay được 1,140 vòng tăng 0,120 vòng tương ứng tăng 11,76% so với năm 2007.

Năm 2009: một đồng vốn bỏ vào kinh doanh quay được 1,020 vòng giảm 0,120 vòng tương ứng giảm 10,53% so với năm 2008.

Năm 2010: một đồng vốn bỏ vào kinh doanh quay được 1,055 vòng tăng 0,035 vòng tương ứng tăng 3,42% so với năm 2009.

Năm 2011: một đồng vốn bỏ vào kinh doanh quay được 1,071 vòng tăng 0,061 vòng tương ứng tăng 1,550% so với năm 2010.

Như vậy, thông qua phân tích 2 chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tổng vốn ta thấy các doanh nghiệp Công nghiệp - Xây dựng tại Điện Biên có khả năng sử

dụng vốn tốt hơn so với các doanh nghiệp ngành Nông - Lâm - Thủy sản, nhưng nếu so sánh với trung bình cả nước trong cùng lĩnh vực thì các doanh nghiệp này còn thấp hơn nhiều. Nguyên nhân của thực trạng này là kỹ thuật sử dụng trong các doanh nghiệp còn lạc hậu dẫn tới năng suất không cao, tài sản cố định doanh nghiệp đầu tư thì không trực tiếp đưa vào sản xuất như: nhà xưởng, kho bãi, thiết bị quản lý, …chiếm tỷ trọng lớn, chi phí sử dụng vốn cao vì lĩnh vực này cần nguồn vốn lớn, việc vận chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa gặp nhiều khó khăn do địa hình đồi núi, ít đường mà hiểm trở dẫn đến tăng chi phí.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Điện Biên (Trang 77 - 81)