Hiệu quả sử dụng tổng vốn của các doanh nghiệp Thương mại Dịch vụ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Điện Biên (Trang 81 - 85)

- Đối với lĩnh vực Công nghiệp Xây dựng

4. Phương pháp nghiên cứu của luận văn

3.2.1.3. Hiệu quả sử dụng tổng vốn của các doanh nghiệp Thương mại Dịch vụ

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Điện Biên số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Thương mại - Dịch vụ cũng chiếm tỷ lệ cao trong tổng số doanh nghiệp. Các doanh nghiệp này hiện đang thu hút được lượng lớn lao động và đang dần đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng địa phương, do ảnh hưởng bởi vị trí địa lý, giao thông đi lại khó khăn, khả năng mở rộng thị trường sang các tỉnh khác ít nên các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này ngoài một số doanh nghiệp phát triển, số còn lại có hiệu quả không cao. Ta sử dụng 2 chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả sử dụng tổng vốn kinh doanh là: Doanh lợi tổng vốn kinh doanh và vòng quay tổng vốn kinh doanh.

Bảng 3.17. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp Thương mại - Dịch vụ cả nước từ 2006 - 2008

Chỉ tiêu 2006 2007 2008

Doanh lợi vốn kinh doanh (%) 1,597 1,755 1,810

Vòng quay tổng vốn kinh doanh (vòng) 0,82 0,91 0,94

Sức sản xuất vốn cố định 2,393 2,688 2,772

Sức sinh lời vốn cố định 0,044 0,050 0,052

Số vòng luân chuyển vốn lưu động (vòng) 1,245 1.398 1,442

Sức sinh lời vốn lưu động 0,024 0,025 0,027

(Tác giả tự tổng hợp dựa vào báo cáo điều tra doanh nghiệp 2006 - 2008 của Tổng cục Thống kê)

Chỉ tiêu này cho biết có bao nhiêu đồng lợi nhuận được tạo ra khi bỏ ra một đồng vốn kinh doanh.

Bảng 3.18: Doanh lợi tổng vốn kinh doanh của các doanh nghiệp Thương mại – Dịch vụ giai đoạn 2007 - 2011

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011

K1(triệu đồng) 7.962 9.401 10.904 11.819 13.257

C1(triệu đồng) 812.488 912.718 940.000 1.001.610 1.103.351

H1 (%) 0,98 1,03 1,16 1,18 1,20

(Nguồn: Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Điện Biên)

Số liệu trong bảng số liệu 3.18 được thể hiện trên biểu đồ sau:

Biểu đồ 3.5. Doanh lợi vốn kinh doanh của doanh nghiệp Thương mại - Dịch vụ

H1: Doanh lợi của tổng vốn kinh doanh (%). K1: Lợi nhuận sau thuế.

C1: Vốn kinh doanh bình quân.

Theo bảng số liệu và biểu đồ minh họa ta thấy doanh lợi tổng vốn kinh doanh của các doanh nghiệp Thương mại - Dịch vụ tỉnh Điện Biên không cao qua các năm nhưng đang có xu hướng tăng dần qua thời gian, mức tăng qua các năm không cao và không có sự đột biến. Doanh lợi của tổng vốn kinh doanh trung bình của các doanh nghiệp Thương mại - Dịch vụ là 1,11%/năm trong khi doanh lợi của tổng vốn kinh doanh các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Thương mại - Dịch vụ của cả nước năm 2008 là 1,81%/năm. Nếu so sánh hai chỉ tiêu trên thì mức

doanh lợi của cả nước cao hơn so với các doanh nghiệp Thương mại - Dịch vụ tại tỉnh Điện Biên. Mức biến động doanh lợi tổng vốn kinh doanh qua các năm được trình bày bảng dưới đây.

Chỉ tiêu 2008/2007 2009/2008 2010/2009 2011/2010 +/- % +/- % +/- % +/- % K1 (triệu đồng) 1.439 18,07 1.503 15,99 915 8,39 1.438 12,17 C1 (triệu đồng) 100.230 12,34 27.282 2,99 61.610 6,55 101.741 10,16 H1 (%) 0,050 5,102 0,130 12,621 0,020 1,724 0,020 1,695

Năm 2007: Một đồng vốn kinh doanh đem lại 0,0098 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2008: Một đồng vốn kinh doanh đem lại 0,013 đồng lợi nhuận sau thuế tăng 0,0005 đồng tương ứng tăng 5,102 % so với năm 2007.

Năm 2009: Một đồng vốn kinh doanh đem lại 0,0116 đồng lợi nhuận sau thuế tăng 0,0013 đồng tương ứng tăng 12,621% so với năm 2008.

Năm 2010: Một đồng vốn kinh doanh đem lại 0,0118 đồng lợi nhuận sau thuế tăng 0,0002 đồng tương ứng tăng 1,724% so với năm 2009.

Năm 2011: Một đồng vốn kinh doanh đem lại 0,012 đồng lợi nhuận sau thuế tăng 0,0002 đồng tương ứng tăng 1,695% so với năm 2010.

* Chỉ tiêu số vòng quay của tổng vốn kinh doanh.

Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn kinh doanh mà doanh nghiệp đầu tư vào kinh doanh quay được mấy vòng trong kỳ. Giá trị của chỉ tiêu này càng cao càng tốt.

Bảng 3.19: Số vòng quay tổng vốn kinh doanh của các doanh nghiệp Thương mại - Dịch vụ giai đoạn 2007 - 2011

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011

K2 (triệu đồng) 773.195 950.252 1.266.624 1.275.973 1.313.917

C2 (triệu đồng) 812.488 912.718 940.000 1.001.610 1.103.351

H2 (vòng) 0,95 1,04 1,35 1,27 1,19

(Nguồn: Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Điện Biên)

Biểu đồ 3.6. Vòng quay tổng vốn của các doanh nghiệp Thương mại - Dịch vụ

H2: Số vòng quay của tổng vốn kinh doanh (vòng). K2: Tổng doanh thu thuần.

C2: Vốn kinh doanh bình quân.

Qua bảng số liệu và biểu đồ minh họa ta thấy vòng quay tổng vốn kinh doanh của các doanh nghiệp tăng lên qua các năm đầu, nhưng số vòng quay này không cao riêng năm 2010 và 2011 giảm với các năm trước điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của các doanh nghiệp đang giảm. Số vòng quay tổng vốn kinh doanh trung bình là 1,16 vòng/năm trong khi số vòng quay của tổng vốn kinh doanh các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Thương mại - Dịch vụ của cả nước năm 2008 là 0,94 vòng/năm. Như vậy các doanh nghiệp này có số vòng quay vốn kinh doanh cao hơn so với cả nước. Sự biến động vòng quay vốn kinh doanh được trình bày ở bảng dưới đây.

Chỉ tiêu 2008/2007 2009/2008 2010/2009 2011/2010 +/- % +/- % +/- % +/- % K2 (triệu đồng) 177.05 7 22,90 316.372 33,29 9.349 0,74 37.944 2,97 C2 (triệu đồng) 100.23 0 12,34 27.282 2,99 61.610 6,55 101.741 10,16 H2 (vòng) 0,09 9,40 0,31 29,42 -0,07 -5,46 -0,08 -6,52 Năm 2007: một đồng vốn bỏ vào kinh doanh quay được 0,95 vòng.

Năm 2008: một đồng vốn bỏ vào kinh doanh quay được 1,04 vòng tăng 0,09 vòng tương ứng tăng 9,4% so với năm 2007.

Năm 2009: một đồng vốn bỏ vào kinh doanh quay được 1,35 vòng tăng 0,31 vòng tương ứng tăng 29,42% so với năm 2008.

Năm 2010: một đồng vốn bỏ vào kinh doanh quay được 1,27 vòng giảm 0,07 vòng tương ứng giảm 5,46% so với năm 2009.

Năm 2011: một đồng vốn bỏ vào kinh doanh quay được 1,19 vòng giảm 0,08 vòng tương ứng giảm 6,52% so với năm 2010.

Qua phân tích 02 chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tổng vốn kinh doanh ta thấy các doanh nghiệp Thương mại - Dịch vụ nhìn chung có hoạt động kinh doanh khá tốt biểu hiện là các chỉ tiêu đánh giá đều cao và gần tiệm cận với các chỉ tiêu chung của cả nước. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả dụng vốn các doanh nghiệp này cần sử dụng các biện pháp giảm chi phí, khai thác triệt để thị trường. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này chiếm đại đa số là doanh nghiệp ngoài Nhà nước nên các doanh nghiệp hoạt động rất năng động, tích cực tìm kiếm thị trường, quản lý rất khoa học và chú trọng vào công tác đào tạo nhân lực.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Điện Biên (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(152 trang)
w