Đối với lĩnh vực Thương mại Dịch vụ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Điện Biên (Trang 145 - 152)

- Đối với lĩnh vực Công nghiệp Xây dựng

4. Phương pháp nghiên cứu của luận văn

4.2.2.3. Đối với lĩnh vực Thương mại Dịch vụ

Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Thương mại - Dịch vụ hiện đang thu hút được lượng lớn lao động và đã đáp ứng phần nào nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng địa phương nhưng do ảnh hưởng bởi vị trí địa lý, giao thông đi lại khó khăn, khả năng mở rộng thị trường sang các tỉnh khác ít nên các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này ngoài một số doanh nghiệp phát triển, số còn lại có hiệu quả không cao. Nếu so sánh với các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của cả nước thì các doanh nghiệp Thương mại - Dịch vụ tại tỉnh Điện Biên thấp hơn. Trong thời gian tới đây để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp này cần thực hiện các giải pháp cụ thể sau:

* Cần chú trọng vào công tác đào tạo nâng cao hiệu quả làm việc của đội ngũ cán bộ quản lý và người lao động trong các doanh nghiệp này vì hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ rất cần các kỹ năng. Nếu các kỹ năng cần thiết không đảm bảo thì không thể nâng cao được hiệu quả kinh doanh.

* Ngoài ra các doanh nghiệp cần chú trọng đến việc quả lý tiền mặt và quản lý các khoản phải thu để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Các doanh nghiệp nên áp dụng các phương pháp thích hợp để xác định mức dự trữ tiền mặt hợp lý. Sau khi xác định được lưu lượng tiền mặt dự trữ thường xuyên, doanh nghiệp nên áp dụng những các biện pháp sau để giảm thiểu rủi ro cũng như những thất thoát trong hoạt động:

- Ưu tiên những nhà cung cấp có tài khoản ngân hàng.

- Xây dựng quy trình thu, chi tiền mặt và tiền gửi ngân hàng.

- Tuân thủ nguyên tắc bất kiêm nhiệm, tách bạch vai trò của kế toán và thủ quỹ. Để rút ngắn thời gian trung bình từ khi bán hàng đến khi thu được nợ từ khách hàng, nhà quản lý nên đưa ra một giải pháp toàn diện từ chính sách phải quy

định về điều kiện khách hàng đủ tiêu chuẩn được nợ, hạn mức nợ, quy định về người phê chuẩn cho các hạn mức nợ, con người, công cụ hỗ trợ đến kỹ năng, quy trình thu nợ trước, trong và sau khi ký hợp đồng.

Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này có thể sử dụng mô hình EOQ (Mô hình đặt hàng hiệu quả) cho việc quản lý hàng tồn kho của mình. Mô hình này là mô hình quản trị tồn kho mang tính định lượng, có thể sử dụng nó để tìm mức tồn kho tối ưu cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, yếu tố quyết định trong quản trị hàng tồn kho là dự báo chính xác khối lượng hàng hóa cần dự trữ trong kỳ nghiên cứu. Những doanh nghiệp có nhu cầu dự trữ hàng hóa mang tính thời vụ có thể chọn kỳ dự báo phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của mình để xác định số lần đặt hàng trong năm và khối lượng hàng hóa mỗi lần đặt hàng. Mục đích của những tính toán này là tìm được cơ cấu tồn kho có tổng chi phí năm ở mức tối thiểu.

4.3. Một số kiến nghị

Cùng với quá trình cải cách kinh tế, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng trở thành một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế. Vì vậy, trong thời gian tới về phía Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý và hỗ trợ cho các doanh nghiệp này phát triển thông qua các kiến nghị cơ bản sau đây:

- Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định hiện hành về tài chính nhằm tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cả về nghĩa vụ và các ưu đãi của Nhà nước đối với các loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.

- Tăng cường hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua việc hạ bớt thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp để doanh nghiệp có điều kiện tự tạo vốn, đẩy mạnh cho vay ưu đãi qua quỹ hỗ trợ xuất khẩu, quỹ hỗ trợ phát triển, hỗ trợ xúc tiến thương mại. Thông qua quỹ hỗ trợ xuất khẩu nhằm trợ giúp một phần chi phí cho doanh nghiệp vừa và nhỏ khảo sát, học tập, trao đổi hợp tác và tham dự hội trợ, triển lãm giới thiệu sản phẩm tìm hiểu thị trường nước nước ngoài. Đồng thời thực hiện chính sách bảo hộ hợp lý hàng sản xuất trong nước phù hợp với thông lệ quốc tế.

- Chính sách khuyến khích xuất khẩu cần tập trung hỗ trợ đầu vào cho người sản xuất hàng xuất khẩu như hỗ trợ giá bán giống cây trồng, vật nuôi, phân bón,

thuốc trừ sâu cho nông dân, miễn giảm thuỷ lợi phí cho những vùng khó khăn. Ưu đãi cho sản xuất hàng xuất hàng xuất khẩu như cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn với lãi suất thấp đối với các dự án đầu tư, nâng cấp dây chuyền sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm tạo sức cạnh tranh cho hàng hoá trên thị trường trong và ngoài nước.

- Khuyến khích thành lập các tổ chức dịch vụ tài chính hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện lành mạnh hoá tình hình tài chính tạo điều kiện cho họ phát triển, củng cố. Đổi mới hệ thống tín dụng, phát triển các dịch vụ hỗ trợ thông tin tư vấn tài chính doanh nghiệp, thành lập các công ty mua bán nợ và tài sản thanh lý của doanh nghiệp.

- Nhà nước tăng cường mở các lớp đào tạo nâng cao kỹ năng quản lý cho các doanh nghiệp, các khoá tập huấn về quản trị kinh doanh cho giám đốc và cán bộ quản lý doanh nghiệp.

- Trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn tỉnh, thành phố, Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi dành quỹ đất cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có mặt bằng sản xuất phù hợp, có chính sách khuyến khích xây dựng các khu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có mặt bằng xây dựng tập trung cơ sở sản xuất và được ưu đãi trong việc thuê đất, chuyển nhượng, thế chấp theo quy định của pháp luật.

- Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp khác trong sản xuất kinh doanh nhằm thúc đẩy chuyển giao công nghệ, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Triển khai xây dựng hệ thống khai thác dữ liệu thông tin và tư vấn tài chính giúp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển mạnh mẽ theo định hướng của Nhà nước.

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh nền kinh tế phát triển mạnh như hiện nay thì các doanh nghiệp đang đứng trước những cơ hội và thách thức không nhỏ. Vấn đề đặt ra

không chỉ là sự tồn tại mà còn phải phát triển, phát triển trong sự cạnh tranh gay gắt. Vốn kinh doanh là một trong các yếu tố không thể thiếu đối với sự hình thành, tồn tại và phát triển của mọi doanh nghiệp. Việc quản lý và sử dụng vốn luôn giữ một vai trò quan trọng trong công tác quản lý sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Điện Biên trong những năm qua đã có sự phát triển về cả chất lượng lẫn quy mô nhưng tốc độ còn khá chậm. Là các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn của một tỉnh miền núi nhưng ở đây cũng có nhiều tiềm năng để các doanh nghiệp khai thác do đó các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoàn toàn có thể từng bước khẳng định hơn nữa vị thế của mình trên thị trường trong nước cũng như bắt kịp vòng xoáy hội nhập quốc tế. Vì vậy, đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Điện Biên” được nghiên cứu nhằm mục đích tìm ra các những tồn tại trong công tác tổ chức quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của các doanh nghiệp và nguyên nhân của những tồn tại đó. Trên cơ sở đó đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ của tỉnh Điện Biên. Để thực hiện cá c giải pháp này đòi hỏi sự hiệp đồng, nỗ lực rất lớn của Sở Kế hoạch và Đầu tư, của các doanh nghiệp, cũng như rất cần sự trợ giúp của Nhà nước, địa phương và các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước

Chương 1, luận văn giới thiệu tổng quan các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài, từ đó đánh giá các kết quả nghiên cứu về các hoạt động liên quan đến hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong một số luận án tiến sĩ và luận văn thạc sĩ đã được công bố. Đồng thời luận văn có chỉ ra được những điểm mới, khác biệt với những công trình đó.

Chương 2, luận văn đã trình bày khái quát, hệ thống hóa các cơ sở lí luận doanh nghiệp vừa và nhỏ, về vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong các doanh nghiệp.

Chương 3, luận văn đã tiến hành nghiên cứu và phân tích thực trạng sử dụng vốn trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ của tỉnh Điện Biên. Từ đó chỉ ra những ưu

điểm cũng như những mặt còn hạn chế và tìm ra nguyên nhân trong việc sử dụng vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Điện Biên.

Chương 4, trên cơ sở những hạn chế và nguyên nhân đã được chỉ ra ở chương 3, tác giả đưa ra các biện pháp và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Điện Biên trong thời gian tới để các doanh nghiệp và cơ quan quản lý tỉnh Điện Biên xem xét, áp dụng.

1. Nguyễn Thị Mai Anh (2005),“Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp thương mại trên địa bàn Hà Nội”, luận văn thạc sĩ , Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

2. Nguyễn Xuân Bá, Trần Kim Hào, Nguyễn Đức Thắng (2006), Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam trong điều kiến hội nhập kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản chính trị quốc gia.

3. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2007 – 2011 của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

4. Nguyễn Thành Độ và Nguyễn Ngọc Huyền (2006), Giáo trình quản trị kinh doanh, Nhà xuất bản Đại Học Kinh Tế Quốc Dân.

5. Phạm Thị Gái (2006), Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh, Nhà xuất bản Thống Kê.

6. Phan Thị Thanh Giang (2008), Giải pháp nâng cao khả năng huy động nguồn vốn kinh doanh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ Đại học Kinh tế Hồ Chí Minh.

7. Đàm Văn Huệ (2008), Hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, NXB kinh tế Quốc dân Hà Nội.

8. Đàm Văn Nhuệ, Ngô Thị Hoài Lam (2001), Sử dụng có hiệu quả các hình thức huy động vốn của doanh nghiệp công nghiệp trong nền kinh tế thị trường, NXB Chính trị Quốc gia.

9. Lê Thị Liên (1998),“Một số giải pháp nhằm huy động nguồn vốn trung và dài hạn cho các dự án đầu tư ở các doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ thành phố Đà Nẵng”, luận văn thạc sĩ. Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng.

10. Nguyễn Đình Phan (2005), Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong quá trình hội nhập, Tạp chí kinh tế và phát triển số 99.

11. Steven S Little (2007), Bảy nguyên tắc bất biến để phát triển doanh nghiệp nhỏ, Nhà xuất bản Hồng Đức.

12. Nguyễn Hữu Tài (2008), Giáo trình Lý thuyết tài chính tiền tệ, Nhà xuất bản thống kê.

13. Tổng cục thống kê, Thực trạng doanh nghiệp qua kết quả điều tra năm 2005, 2006, 2007. Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội năm 2008.

14. Vũ Công Ty (2008), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính. 15. VCCI, Báo cáo kết quả điều tra doanh nghiệp 2010, Hà Nội năm 2011.

16. VCCI, SIDA, ILO (2008), Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, xây dựng và thực thi chính sách phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Nhà xuất bản chính trị quốc gia.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Điện Biên (Trang 145 - 152)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(152 trang)
w